“Bóc phốt” năm lớp 12: Teen 2K3 và những điều không thể bỏ qua trong năm học cuối cấp
Năm học 12 luôn được xem là thời gian căng thẳng nhất của teen vì phải chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia ngay từ đầu năm học.
Ngay sau khi các trường đại học công bố điểm chuẩn cho năm 2020, không ít teen đã cảm thấy “rối loạn”. Nhưng đừng vội hoang mang, đây là một vài bí kíp giúp bạn định hướng cho năm học cuối cấp thật “trơn tru”.
Chuẩn bị hồ sơ học bạ “thân thiện”
Nếu việc tuyển thẳng đại học từ lâu đã được xem là một “ưu tiên” xa xỉ chỉ dành cho những teen có thành tích Học sinh giỏi quốc gia, quốc tế thì trong những năm gần đây, đã có rất nhiều trường cho phép teen dùng học bạ THPT của mình để xét tuyển ưu tiên.
Tùy thuộc vào điều kiện tuyển sinh của mỗi trường mà sẽ có những yêu cầu riêng về các chứng chỉ ngoại ngữ cần thiết, bên cạnh đó, “ profile” cấp Ba “đẹp mắt” cũng là một điểm cộng của teen. Với việc xem xét năng lực học tập và bảng điểm của 5 học kỳ (từ học kỳ I lớp 10 đến học kỳ I năm lớp 12) cùng nhận xét từ giáo viên, cơ hội bước vào những ngôi trường mơ ước sẽ không còn là quá xa với teen chúng mình nữa!
Không để “nước đến chân mới nhảy”
Dành cho những teen đã xác định được mục tiêu của mình trong tương lai. Tùy thuộc vào một số ngành nghề, điểm đầu vào của kỳ thi đại học sẽ được lấy rất cao, chính vì vậy, để có được một phiếu báo điểm tốt đúng như mong đợi, bạn đừng nên bỏ qua những lời khuyên “sang-xịn” đến từ các tiền bối sau:
Video đang HOT
Trần Nguyễn Quỳnh Như, chủ nhân điểm 10 môn Toán kỳ thi THPT Quốc gia 2020 tiết lộ: “Mọi người thường nghĩ cứ phải có năng khiếu mới học giỏi Toán, nhưng thực ra bí quyết của mình là thích thú và siêng năng. Mình thích học Toán nên đã dành nhiều thời gian cho môn học này, bên cạnh đó, việc luyện đề thường xuyên cũng là cách để mình tổng hợp kiến thức, rèn phản xạ với đề và học thuộc công thức nữa đó.”
Quỳnh Như (bên trái) cho rằng chăm chỉ chính là yếu tố quyết định trong kì thi đại học của mỗi người. Ảnh: NVCC
Lê Thị Trúc Hà, sinh viên khoa Báo chí, trường Khoa học xã hội và Nhân văn chia sẻ: “Trước khi bắt đầu bước vào một kỳ thi, mình thường xem xét điểm chuẩn của những năm trước đó về ngành nghề mình lựa chọn như một cách để tự đặt điểm chuẩn cho chính mình. Sau đó chia số điểm trên cho ba môn trong tổ hợp môn thi để có được định hướng chính xác cho từng môn, từ đó phân bổ thời gian ôn tập một cách hợp lý.”
Trúc Hà chia sẻ, việc tự đặt ra điểm chuẩn cho bản thân ngay từ đầu năm sẽ là một động lực để mỗi người cố gắng. – Ảnh: NVCC
Khám phá những con đường ngoài Đại học
Nếu bạn đã là người có định hướng vào đại học từ trước, và đã có sẵn “lịch trình” để chinh phục ngôi trường mình thích thì thật tốt. Nhưng nếu bạn không có hứng thú với việc dành 4-5 năm tới theo đuổi một ngành mà mình còn quá mù mờ, chưa biết học xong để làm gì thì cũng còn rất nhiều lựa chọn khác ngoài đại học. Đã qua rồi cái thời mà không có bằng đại học thì đừng hòng có việc làm, không vào đại học đồng nghĩa với… học dốt. Đừng chỉ lắng nghe những ý kiến tiêu cực của người khác mà ảnh hưởng đến quyết định của bản thân, vì tương lai của bạn là do chính bạn quyết định.
Thầy Trần Văn Đúng (giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh, Quận 1, TP.HCM) cho rằng, với sự đang dạng ngành nghề như hiện nay, mỗi teen khi tốt nghiệp THPT sẽ có rất nhiều sự lựa chọn cho bản thân nhưng cần cân nhắc thật kỹ về học lực, điều kiện gia đình, sở thích, nhu cầu lao động, yêu cầu bằng cấp… để đưa ra quyết định chính xác.
“Cha mẹ thường có những kỳ vọng ở con mình, nhưng nếu nó không đúng với đam mê, ước mơ của bản thân thì các bạn cứ mạnh dạn thuyết phục ngược lại cha mẹ. Trường “top” hay “không top” không quan trọng, quan trọng là bản thân bạn phải thích, phải đam mê, thì mới gắn bó với trường, với nghề dài lâu được. Chọn ngành chứ không nên chọn trường, đó mới là điều mà bạn và các bậc phụ huynh nên quan tâm.” – Thầy Đúng tư vấn.
Hãy chú ý đến sở thích của bản thân để lựa chọn trường cho phù hợp chính là lời khuyên của thầy Trần Văn Đúng. Ảnh: NVCC
Cơ hội việc làm và mức lương ngành luật có cao như điểm chuẩn đầu vào?
Năm nay, nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn đầu vào đối với ngành luật ở mức cao, điều này chứng tỏ ngành luật chưa bao giờ ngừng "hot".
Ảnh minh họa
Điểm chuẩn đạt ngưỡng cao
Mùa tuyển sinh năm 2020, Đại học Luật Hà Nội đã công bố điểm chuẩn xét tuyển 5 ngành. Trong đó, điểm chuẩn cao nhất thuộc tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) của Luật Kinh tế là 29 điểm, kế tiếp là Luật 27,75. Các ngành còn lại chủ yếu lấy đầu vào 23 - 25 điểm.
Đại học Kiểm sát Hà Nội công bố điểm chuẩn ngành Luật, đáng chú ý là khối C00 điểm trúng tuyển dành cho nữ miền Bắc lên đến 29.67 và nữ miền Nam là 27,75 tính cả điểm ưu tiên.
Năm 2020, Đại học Luật TPHCM có 2.100 chỉ tiêu tuyển sinh, trong đó, trường dành khoảng 75% chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Ngành Luật khối C00 27 điểm là ngành có điểm chuẩn cao nhất, tiếp đến là Luật Thương mại quốc tế 26,25 - 26,5 điểm.
Đại học Kinh tế - Luật Đại học Quốc gia TPHCM có điểm trung bình trúng tuyển khối ngành Luật là 25,75 điểm. Trong đó, ngành Luật Kinh tế (Luật Thương mại quốc tế) có mức điểm chuẩn cao nhất là 26,65.
Cơ hội việc làm và mức lương cao
Khi nhắc đến việc làm trong ngành Pháp luật, không ít người sẽ chỉ nghĩ đến nghề luật sư, tuy nhiên không chỉ có vậy, cử nhân ngành luật ra trường có thể đảm nhiệm các chức vụ như: Thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên hoặc chuyên viên pháp lý...
Sinh viên học ngành luật ra trường có thể làm việc tại các bộ, các phòng ban nhà nước hay mở một văn phòng chuyên về luật riêng hoặc tư vấn luật tại các doanh nghiệp lớn.
Ông Đỗ Thanh Vân - Phó Giám Đốc phụ trách, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM cho biết: "Hiện nay số doanh nghiệp thực tế hoạt động trên địa bàn Thành phố là 203.674 doanh nghiệp, chính vì vậy nhu cầu về ngành luật hiện nay là rất lớn. Sinh viên học ngành luật sau khi ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí làm việc khác nhau, tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước".
Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, đưa ra kết quả khảo sát giai đoạn 2020 - 2025, lao động có mức lương bình quân trên 15 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao ở nghề luật. Ngành nghề luật vẫn luôn là nhóm ngành được đánh giá có nhu cầu nhân lực và thu nhập cao.
Với điểm chuẩn đầu vào cao, chương trình học kéo dài, khối lượng kiến thức lớn, nếu yêu thích ngành luật, sinh viên hãy chọn trường phù hợp với khả năng của mình, học đúng ngành yêu thích, sẽ rút ngắn được khoảng cách trên con đường phát triển sự nghiệp sau này.
Học phí đại học sao cho phù hợp? Ngay sau khi các trường đại học công bố điểm chuẩn, học phí cũng là mối quan tâm lớn của các bậc phụ huynh và thí sinh. Năm học 2020 - 2021, nhiều trường đồng loạt tăng mức học phí mới. Một tiết học của sinh viên Trường đại học Y khoa Vinh. Ảnh: TTXVN Đủ loại học phí Hiện nay, học phí...