Bộ yêu cầu chấp dứt việc tổ chức lớp chuyên, chọn ở bậc trung học cơ sở
Chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục thực hiện việc kiểm tra, rà soát và chấm dứt việc tổ chức lớp chuyên, chọn trong các cơ sở giáo dục cấp trung học cơ sở.
Ngày 28/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn số 3829 gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo và các trường trung học phổ thông trực thuộc về thực hiện Chỉ thị số 2268/CT – BGDĐT ngày 8/8 về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019 – 2020 của ngành Giáo dục;
Quyết định số 2071/QĐ_BGDĐT ngày 16/6/2017 về việc Ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017 – 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo dục trung học tiếp tục triển khai thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản của toàn ngành, trong đó tập trung phương hướng và thực hiện các nhiệm vụ (xem tại đây).
Bộ yêu cầu chấp dứt tổ chức lợn chuyên, chọn ở bậc Trung học Cơ sở (ảnh minh họa – nguồn báo Giáo dục và Thời Đại).
Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu chỉ đạo việc rà soát quy học lại mạng lưới trường, lớp gắn với cá điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới;
Củng cố và phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tôc bán trú có quy mô phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoc sinh học tập và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Đối với khu vực thành phố, việc quy hoạch trường, lớp cần theo hướng mở rộng ra khu vực ngoại ô để khắc phục tình trạng sĩ số lớp quá đông do thiếu quỹ đất.
Chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục thực hiện việc kiểm tra, rà soát và chấm dứt việc tổ chức lớp chuyên, chọn trong các cơ sở giáo dục cấp trung học cơ sở.Tăng cường xã hội hóa để thành lập mới các trường tư thục chất lượng cao. Đối với các khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn cần có lộ trình sắp xếp điểm trường, lớp hợp lý.
Video đang HOT
Cũng tại công văn này, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học.
Theo đó, xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học.
Tiếp tục quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp khoa học – công nghệ – kỹ thuật – toán (Science – Techlology – Engineering – Mathematic: STEM) trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ở những môn học liên quan.
Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học;
Dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh trình bày, thảo luận, luyện tập, thực hành, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.
Trinh Phúc
Theo giaoduc.net
8 trường ở TP.HCM tuyển sinh lớp 10 tích hợp
Chiều 12-3, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có văn bản thông báo tuyển sinh lớp 10 tích hợp năm học 2019-2020 tại 8 trường THPT.
Học sinh THPT tại TP.HCM - Ảnh: H.HG.
Cụ thể, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tuyển một lớp 35 học sinh; Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa tuyển hai lớp với 70 học sinh; 6 trường còn lại là: Trường THPT Lương Thế Vinh, Trường THPT Hùng Vương, Trường THPT Gia Định, Trường THPT Võ Thị Sáu, Trường Phú Nhuận và Trường Nguyễn Thượng Hiền, mỗi trường tuyển ba lớp với 105 học sinh.
Học sinh muốn dự tuyển phải hội đủ các điều kiện sau:
Nhóm 1: Thí sinh có tham gia học chương trình tích hợp cấp trung học cơ sở tại TP.HCM đăng ký 2 nguyện vọng vào lớp 10 tích hợp .
Căn cứ vào điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông và điểm thi chương trình tích hợp, những học sinh này sẽ được ưu tiên bố trí theo nguyện vọng 1, 2 đã chọn vào những trường có dạy chương trình tích hợp.
Cách tính điểm tuyển như sau: Điểm tuyển tích hợp = điểm Ngữ văn điểm Ngoại ngữ điểm Toán (Điểm trung bình của chương trình tích hợp năm lớp 9 nhân số 2)
Nhóm 2:
Học sinh có tham gia học chương trình tích hợp cấp trung học cơ sở tại TP.HCM và có tham gia dự thi vào lớp 10 chuyên tại các trường, lớp chuyên sẽ đăng ký 2 nguyện vọng: nguyện vọng 1 dành cho học sinh dự thi môn chuyên vào các trường, lớp chuyên; nguyện vọng 2 dành cho những trường có dạy chương trình tích hợp.
Nếu thí sinh rớt lớp 10 chuyên, Sở GD-ĐT sẽ xét tiếp nguyện vọng vào lớp 10 tích hợp. Cách tính điểm giống như nhóm 1.
Nhóm 3:
Học sinh không tham gia học chương trình tích hợp cấp trung học cơ sở tại TP.HCM nhưng phải tốt nghiệp trung học cơ sở loại từ khá trở lên; điểm số từng kỹ năng của toàn năm lớp 9 tăng cường tiếng Anh đạt từ 6 điểm trở lên hoặc có chứng chỉ B tiếng Anh trở lên hoặc có Cambridge PET đạt từ 140/210 điểm (hoặc 142/170) hoặc FCE từ 140/210 điểm trở lên (hoặc 140/190) hoặc chứng chỉ TOEFL Junior đạt từ 785/900 điểm trở lên hoặc cấp độ Level 1 từ 56 điểm trở lên của PTE General hoặc các chứng chỉ tiếng Anh tương đươngsẽ được dự thi vào lớp 10 tích hợp.
Như vậy, ngoài việc dự thi 3 môn quy định Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, học sinh phải dự thi môn tích hợp.
Cách tính điểm tuyển như sau:
Điểm tuyển tích hợp = điểm Ngữ văn điểm Ngoại ngữ điểm Toán (Điểm môn tích hợp x 2)
Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ xét điểm từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
Nếu không trúng tuyển vào lớp 10 tích hợp, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tại TP.HCM vẫn được tham gia dự tuyển vào lớp 10 THPT khác theo ba nguyện vọng đã đăng ký thi tuyển.
Theo tuoitre
Còn tuyển lớp chọn sẽ còn bất công trong các trường phổ thông Điều quan trọng hơn cả là loại bỏ mô hình lớp chọn trong những trường không chuyên để mọi giáo viên, học sinh đều bình đẳng như nhau trong việc dạy và học. Mặc dù các văn bản hướng dẫn hiện hành của ngành giáo dục không có văn bản nào cho phép các trường không chuyên được mở lớp chọn nhưng thực...