Bộ Y tế ráo riết thực hiện tiêm chủng an toàn
Ngành Y tế tỏ rõ quyết tâm đưa công tác tiêm chủng vào nề nếp, đảm bảo an toàn, không để những sự việc như vừa qua tái diễn. Bộ trưởng Y tế chỉ đạo siết chặt công tác tiêm chủng ở các bệnh viện sản, nhi.
Sáng 27/9 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến về “Triển khai Kế hoạch tăng cường công tác an toàn tiêm chủng” dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.
Bà Tiến đánh giá đây là thời điểm “tổng kiểm tra, tổng rà soát và bảo vệ thành quả của công tác tiêm chủng trong thời gian qua”.
Siết chặt tiêm chủng ở bệnh viện sản, nhi
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, các điểm tiêm chủng tại khoa sản, khoa sơ sinh của các bệnh viện hiện còn nhiều vấn đề (về quy trình, bảo quản). Vì thế, ngoài trách nhiệm của trung tâm y tế dự phòng thì cần giao trách nhiệm cho giám đốc các bệnh viện, trưởng khoa sản, sơ sinh của các bệnh viện này để đảm bảo chất lượng tiêm chủng.
Sẽ kéo dài thời gian tiêm chủng cho trẻ (Ảnh: C.Q)
Theo quy định mới, mỗi buổi tiêm không được tiêm quá 50 trẻ. Như vậy, thay vì tiêm chủng trong vòng 1 ngày/tháng như trước đây thì nay sẽ phải tiêm chủng trong 3-4 ngày/tháng.
Một số địa phương cho biết, điều này có thể gây nên những xáo trộn nhất định. Theo đại diện Sở Y tế Cần Thơ, sau 5 tháng ngừng tiêm vắc xin Quinvaxem, số lượng trẻ cần tiêm cao gấp 5 lần so với bình thường.
Nếu mỗi buổi không được tiêm quá 50 trẻ thì trạm y tế các xã/phường phải có kế hoạch tiêm cụ thể cho từng ấp/khu vực và kéo dài thời gian tiêm chủng (có thể hơn 3 ngày).
Video đang HOT
Trao đổi với TS về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, qua đợt thanh tra, kiểm tra vừa qua, kết quả cho thấy có nhiều điểm tiêm chủng quá đông, có nơi đến 200 trẻ/buổi tiêm chủng.
Như vậy, không thể đảm bảo an toàn vì không thể tư vấn, theo dõi, hướng dẫn đầy đủ cho bà mẹ, còn cán bộ y tế cũng quá tải, khó tuân thủ đầy đủ quy trình.
Việc quy định không được tiêm quá 50 trẻ/buổi sẽ giúp giải quyết tình trạng này. Ông Bình cho rằng sẽ không quá căng thẳng khi chuyển từ tiêm 1 ngày thành 3-4 ngày (với những điểm quá đông).
Việc vận chuyển và bảo quản vắc xin theo đúng nhiệt độ cũng không quá phức tạp do khoảng cách từ huyện xuống các xã cũng không quá xa.
Làm thế nào để xử lý tai biến?
Phát biểu tại Hội nghị, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn đặt ra vấn đề cần làm thế nào để xử lý hiệu quả tai biến sau tiêm chủng. Theo ông Huấn, đây vừa là vấn đề chuyên môn vừa là vấn đề y đức để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Người dân tiêm chủng ở trung tâm y tế dự phòng Hà Nội (Ảnh: C.Q)
“Hàng trăm năm nữa Việt Nam vẫn còn tiêm chủng, vì thế, đây không chỉ là câu hỏi của hiện tại mà phải tìm ra giải pháp lâu dài, bền vững”, ông Huấn cho hay.
Ngoài việc khẳng định “chất lượng vắc xin đảm bảo”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đặc biệt lưu ý đến quy trình và công tác tập huấn cho cán bộ y tế tham gia tiêm chủng.
Theo bà Tiến, việc tập huấn là thường xuyên song đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực này luôn có sự thay đổi, vì vậy, không phải tập huấn một lần là xong mà cần tập huấn đi tập huấn lại.
Bà Tiến cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của lãnh đạo các địa phương trong việc bảo đảm an toàn cho công tác tiêm chủng.
“Ngành y tế đảm trách vấn đề chuyên môn kỹ thuật, còn lãnh đạo các cấp ở địa phương cần vào cuộc cùng để quản lý, giám sát, đôn đốc”, bà Tiến nhấn mạnh.
Vai trò của địa phương còn được người đứng đầu ngành y tế lưu ý ở khía cạnh kinh phí. Theo đó, trong công tác tiêm chủng, ngân sách Trung ương đã chi rồi nhưng nếu vẫn thiếu thì địa phương cũng cần chủ động để đảm bảo sức khỏe nhân dân (hiện nay theo quy định, địa phương đảm bảo 30% tổng ngân sách chi cho tiêm chủng, còn lại từ các nguồn khác).
Điểm nào đạt tiêu chuẩn mới được tiêm chủng Theo Bộ Y tế, đã có 6.655 trong tổng số 16.609 điểm tiêm chủng trong cả nước được kiểm tra. Kết quả cho thấy 89% các điểm của miền Bắc đạt đủ điều kiện tiêm chủng. Miền Trung có 53% cơ sở được kiểm tra đạt điều kiện, ở Tây Nguyên tỷ lệ này là 53% và ở miền Nam là 83%. Khi tiêm vắc xin Quinvaxem trở lại, lãnh đạo Bộ Y tế và chương trình tiêm chủng mở rộng khẳng định dứt khoát rằng chỉ những điểm đạt đủ các điều kiện mới được thực hiện tiêm chủng.
C.Quyên
Theo VNN
Không có cơ sở khẳng định vaccine dịch vụ an toàn hơn
Như ANTĐ đã phản ánh, vì lo ngại chất lượng của vaccine tiêm chủng mở rộng nên gần đây, người dân đổ xô đưa con đi tiêm vaccine dịch vụ. Vấn đề này đã được đưa ra tại cuộc tọa đàm trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sáng 2-8 và các chuyên gia đồng loạt lên tiếng khẳng định, chất lượng vaccine dịch vụ và vaccine tiêm chủng mở rộng là như nhau.
Người dân nên tiếp tục đưa con em đi tiêm chủng, vì quyền lợi, trách nhiệm cũng như tương lai của trẻ và cả cộng đồng
Vaccine miễn phí có tốt?
Tại buổi tọa đàm, một người dân ở Đồng Nai chia sẻ: "Tôi phát khóc khi nghe mọi người bảo "Tiếc gì một chút tiền, nhỡ con làm sao lại ân hận cả đời". Rồi vaccine mà miễn phí, chất lượng có đảm bảo không, bảo quản có tốt không? Vài trăm nghìn tiêu cũng hết... và cuối cùng, tôi đã đưa con đi tiêm vaccine dịch vụ"... Rõ ràng, ngày càng nhiều người dân có tâm lý lo ngại tiêm phòng mở rộng nhiều nguy cơ tai biến hơn tiêm dịch vụ.
GS.TS Nguyễn Đình Bảng, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm Vaccine và Sinh phẩm y tế cho biết, một số bà mẹ đã đưa con đến tiêm dịch vụ, đó là sự lựa chọn tự nguyện và chúng ta không có lý do gì để trách các bà mẹ đó. "Thế nhưng, nếu nói rằng vaccine tiêm dịch vụ ít tai biến hơn vaccine tiêm chủng mở rộng, thì tôi thấy chưa có cơ sở. Để có thể so sánh được vaccine tiêm dịch vụ và tiêm chủng mở rộng, loại vaccine nào gây ra ít hoặc nhiều biến chứng hơn vaccine kia, cần điều tra trên phương pháp khoa học. Trên thực tế chưa có nghiên cứu nào kết luận việc vaccine dịch vụ ít biến chứng hơn vaccine tiêm chủng mở rộng" - GS.TS Nguyễn Đình Bảng nhấn mạnh.
PGS.TS Đỗ Sỹ Hiển, nguyên Chủ nhiệm Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia phân tích: vaccine vô bào (dùng chủ yếu trong tiêm dịch vụ) và vaccine ho gà toàn tế bào (dùng trong tiêm chủng mở rộng) khác nhau về công nghệ sản xuất. Vaccine vô bào làm từ thành phần kháng nguyên chiết xuất từ tế bào vi khuẩn chứ không phải cả tế bào, do đó ít gây ra nhiều loại phản ứng hơn. GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng cho biết, về tính an toàn của vaccine thì vaccine vô bào an toàn hơn theo nghĩa ít phản ứng phụ tại chỗ hơn chứ không phải an toàn hơn nghĩa là ít phản ứng nặng trầm trọng xảy ra hơn. GS.TS Nguyễn Trần Hiển khẳng định: "Tiêm chủng mở rộng miễn phí hoàn toàn, trong khi tiêm dịch vụ phải mất tiền, còn chất lượng vaccine là như nhau".
Thanh tra toàn diện công tác tiêm chủng
Sau hàng loạt sai phạm trong công tác tiêm chủng vừa được Bộ Y tế công bố, người dân đang hết sức hoang mang, lo lắng. Trả lời những câu hỏi liên quan từ phía người dân, tại buổi tọa đàm, GS.TS Nguyễn Trần Hiển cho biết, qua thanh kiểm tra tại một số địa phương và phát hiện nhiều tồn tại, sai phạm, Bộ Y tế nhận thấy cần phải tăng cường hơn nữa việc thanh, kiểm tra công tác tiêm chủng ở các tuyến. Tới đây, Bộ Y tế đề nghị sẽ thanh tra toàn diện công tác tiêm chủng mở rộng về cả phạm vi và nội dung, ở tất cả các tỉnh, thành trên cả nước.
Cụ thể, sẽ thanh kiểm tra toàn bộ các quy trình liên quan tới tiêm chủng an toàn, về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống sổ sách, bảo quản vaccine cũng như vấn đề tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và cấp phát vaccine ở các tuyến... Bên cạnh đó, Cục Quản lý Dược cũng tăng cường việc xét soát hồ sơ cấp phép đăng ký, tiến hành kiểm tra kết hợp với Thanh tra Bộ Y tế và quản lý việc xuất nhập khẩu, tạm dừng thậm chí đình chỉ vaccine nếu cần thiết. Ở tuyến khu vực và tỉnh, các Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Paster đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn cán bộ, giám sát kiểm tra triển khai quy trình tiêm chủng an toàn.
Cũng liên quan đến vấn đề này, GS.TS Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, không riêng gì ở Việt Nam mà ở tất cả các nước sau khi có sự cố tai biến sau tiêm vaccine thì tỷ lệ tiêm chủng đều giảm nhanh. Vì thế, ngành y tế mong muốn người dân vẫn tiếp tục đưa con em đi tiêm chủng, vì quyền lợi, trách nhiệm cũng như tương lai của trẻ và cả cộng đồng. Về phía ngành y tế sẽ có trách nhiệm cao nhất trong việc tăng cường đảm bảo an toàn tiêm chủng.
Duy Tiến
Theo ANTD
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Y tế sớm kết luận vụ vắc-xin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 30/7 đã yêu cầu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẩn trương xem lại vấn đề tiêm chủng và có giải pháp đối với tình trạng quá tải bệnh viện. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ. Ảnh: VPG Sáng 30/7, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng...