Bộ Y tế nêu những trường hợp chống chỉ định hiến gan từ người cho sống, chết não
Đến nay Việt Nam có 9 bệnh viện thực hiện ghép gan và đã ghép cho hơn 500 ca, từ nguồn cho sống và chết não.
Phần lớn ca ghép gan ở Việt Nam đều từ người cho sống, tỷ lệ bệnh nhân sống sau 5 năm đạt 75%, tương đương với các nước trên thế giới.
Những trường hợp nào chống chỉ định hiến gan từ người cho sống, người cho chết não?
Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về hiến, lấy, ghép, vận chuyển, bảo quản và chăm sóc sau ghép gan từ người hiến sống và từ người hiến chết não.
Trong quyết định do GS.TS Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế ký ban hành ngày 12/6 nêu rõ Hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về hiến, lấy, ghép, vận chuyển, bảo quản và chăm sóc sau ghép gan từ người hiến sống và từ người hiến chết não được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.
Hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ, ghép gan ngày càng trở nên phổ biến nhờ vào tiên bộ của y học hiện đại. Ghép gan từ người hiên sống có ưu điểm là nhanh chóng, giúp giảm thời gian chờ ghép. Đối với các nuớc phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, ghép gan từ người hiến gan còn sống vẫn chiếm tỷ lệ phổ biến. Do dó, cần có chiến lược hiệu quả trong quá trình sàng lọc và đánh giá người hiến gan còn sống.
Các y bác sĩ Bệnh viện Việt Đức thực hiện ca ghép gan cho người suy gan. Ảnh: Quang Thùy
Người hiến gan còn sống cần được đảm bảo an toàn ở mức cao nhất, đồng thời đảm bảo đủ chức năng gan ghép cho người nhận.
Người hiến gan còn sống chỉ định với những trường hợp người sống khỏe mạnh, tự nguyện hiến 1 phần gan; Tiền sử không ghi nhận mắc các bệnh chuyển hóa, bệnh hệ thống, bệnh di truyền hay bẩm sinh; Tuổi từ 18 trở lên.
Bộ Y tế cũng nêu rõ việc chống chỉ định hiến gan từ người cho sống đối với các bệnh suy giảm miễn dịch tiến triển; các bệnh ác tính (trừ ung thư da tế bào đáy; ung thư cổ tử cung in situ; một số u não tại chỗ); các bệnh truyền nhiễm như lao tiến triển, viêm gan siêu vi B, C tiến triển.
Bộ Y tế cũng nhấn mạnh chỉ định ghép gan ngày càng mở rộng. Số lượng người bệnh chờ ghép gan ngày càng tăng lên. Sàng lọc và đánh giá người hiến là bước đầu tiên và đóng vai trò rất quan trọng để có được một mảnh ghép gan có chất lượng đảm bảo, giúp tối ưu kết quá sau ghép của người nhận.
Video đang HOT
Nguồn gan hiến có thể từ người hiến chết não, chết tuần hoàn hoặc từ người hiến sống, trong đó lấy gan từ người hiến chết não là một kỹ thuật kinh điển đã được triển khai thường quy tại nhiều trung tâm trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Trước khi được chẩn đoán chết não, người hiến có tiềm năng hiến gan sau chết não hay sau ngừng tim cần được hồi sức tốt, đảm bảo gan cũng như các tạng khác còn đủ chức năng và hạn chế thương tổn tối đa cho đến khi gan đuợc lấy và ghép cho người nhận. Người hiến gan cần đuợc đánh giá kỹ các chống chỉ định để không trở thành tác nhân truyền bệnh cho người nhận gan.
Theo đó, tại quyết định, Bộ Y tế nêu rõ chỉ định của người hiến gan chết não là người hiến đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
Đã được chẩn đoán chết não theo đúng “Tiêu chuẩn chẩn đoán chết não” và theo quy trình chấn đoán của Hội đông đánh giá chết não Bênh viện.
Đủ điều kiện về hồ sơ pháp lý theo đúng “Quy trình tư vấn và vận động người hiến đa tạng chết não, chết tuần hoàn”.
Chống chỉ định tuyệt đối với những người hiến gan chết não mắc các bệnh sau:
Nhiễm khuẩn huyết đang tiến triển;
Nhiễm khuẩn, nhiễm độc có nguyên nhân hoặc không rõ nguyên nhân;
Đã phát hiện ung thư (trừ ung thư thần kinh nguyên phát)
Áp xe gan đang có biểu hiện nhiễm khuẩn
Chấn thương gan nặng (từ độ 4 theo AAST trở lên)
Sơ gan Chil C
Suy đa tạng
Chống chỉ định tương đối với người hiến gan chết não đang điều trị bệnh lao; nghiện ma túy; đang mắc một số bệnh hệ thống (như lupus ban đỏ hệ thống, viêm da – cơ, xơ cứng bì, viêm quanh nút động mạch); Viêm gan B, C đang hoạt động; HIV dương tính, trong trường hợp đặc biệt đủ điều kiện hiến có thể hiến cho người nhận gan bị nhiễm HIV.
Kỹ thuật ghép gan của Việt Nam vươn tầm thế giới
Ghép gan là một trong kỹ thuật phức tạp nhất trong chuyên ngành tiêu hóa – gan mật, mang lại cơ hội sống cho nhiều người mắc bệnh gan giai đoạn cuối.
Tại Việt Nam theo các chuyên gia mặc dù chúng ta thực hiện ghép gan muộn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, song các bác sĩ Việt Nam đã làm chủ được kĩ thuật này, thực hiện ghép gan có hiệu quả cả trong ghép có chuẩn bị và cấp cứu. Số ca ghép gan thành công ngày càng tăng lên, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau ghép cũng được đảm bảo gần như bình thường.
Đến nay Việt Nam có 9 bệnh viện thực hiện ghép gan và đã ghép cho hơn 500 ca, từ nguồn cho sống và chết não.
Sau trường hợp ghép gan đầu tiên thành công tại Bệnh viện Quân Y 103 vào tháng 1/2004 đến nay Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu mới trong lĩnh vực ghép gan.
Đến nay Việt Nam có 9 bệnh viện thực hiện ghép gan và đã ghép cho hơn 500 ca, từ nguồn cho sống và chết não. Riêng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 triển khai thành công hơn 200 ca, trở thành trung tâm ghép gan lớn nhất toàn quốc, đồng thời cũng là đơn vị ghép gan từ người cho sống nhiều nhất, với tỷ lệ 97%.
Hai nhóm bệnh ghép gan chủ yếu là ung thư biểu mô tế bào gan và xơ gan. Mới đây lần đầu tiên tại Việt Nam, các y bác sĩ của Bệnh viện Việt Đức đã ghép gan thành công cho bệnh nhân suy gan tối cấp, suy thận, sự sống tính theo giờ. Nguồn gan hiến từ người cho gan chết não.
“Việc thực hiện thành công ca ghép gan cho người bệnh suy gan tối cấp từ người cho chết não mở ra cơ hội có cuộc đời mới cho nhiều bệnh nhân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển ghép tạng của ngành Y tế Việt Nam nói chung và tại Bệnh viện Việt Đức nói riêng”- TS Dương Đức Hùng – Gám đốc Bệnh viện Việt Đức nói và cho biết cơ sở y tế này đã thực hiện thành công hơn 120 ca ghép gan tính đến nay.
Phần lớn ca ghép gan ở Việt Nam đều từ người cho sống, tỷ lệ bệnh nhân sống sau 5 năm đạt 75%, tương đương với các nước trên thế giới.
Bà hiến gan ghép cho cháu gái không cùng nhóm máu
Lần đầu tiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Bệnh viện 108) tiến hành ghép gan không cùng nhóm máu giữa người cho và người nhận gan (bà nội hiến gan cho cháu gái).
Tính đến nay, Bệnh viện 108 đã thực hiện thành công trên 200 ca ghép gan, trở thành trung tâm ghép gan lớn nhất cả nước.
Chia sẻ tại Hội thảo khoa học thành tựu 200 ca ghép gan tại Bệnh viện 108 vào chiều 24/11, Đại tá, PGS.TS Lê Văn Thành, Viện trưởng Viện Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện 108 cho biết, đây là lần đầu tiên tại Bệnh viện triển khai kỹ thuật ghép gan không cùng nhóm máu cho trẻ em.
Bệnh nhân nữ 15 tuổi (Quảng Bình), phát hiện xơ gan cách đây 6 năm không rõ căn nguyên. Gần đây bệnh nhân đi khám, phát hiện có khối u gan đã được chẩn đoán là ung thư biểu mô tế bào gan trên nền xơ gan. Bệnh nhân đã được nút mạch gan chuẩn bị cho ghép gan.
"Đối với trường hợp này, phẫu thuật cắt u không khả thi vì chức năng gan của cháu kém do xơ gan, lách to. Vậy ghép gan là phương án tốt nhất dành cho bệnh nhân", PGS Thành nói.
Bệnh nhân hồi sinh sau ghép gan.
Điểm đặc biệt của ca ghép này đó là ghép gan bất đồng nhóm máu ABO với người hiến là bà nội. Những trường hợp bất đồng về nhóm máu sẽ được điều trị khác với các trường hợp cùng nhóm máu.
"Trước ghép 3 tuần, bệnh nhân được đánh giá hiệu giá kháng thể nhóm máu của người hiến, sau đó sẽ điều chỉnh hiệu giá kháng thể, điều trị giải mẫn cảm bằng thuốc ức chế miễn dịch retuximab kết hợp với lọc huyết tương để đưa nồng độ kháng thể nhóm máu của người hiến xuống 1/16 sẽ tiến hành ghép. Quá trình ghép, về mặt kỹ thuật không có gì khác biệt. Hiện nay, có những loại thuốc điều chỉnh ức chế miễn dịch và có thể điều trị cho bệnh nhân bất đồng nhóm máu, kết quả sống sau 5 năm tương đương với nhóm bệnh nhân cùng nhóm máu", PGS Thành cho biết.
Ngày 30/10, kíp ghép gan tiến hành phẫu thuật nội soi lấy mảnh gan ghép phải từ người cho sống để tiến hành ghép gan cho nữ bệnh nhân. Sau 8h, ca ghép gan được thực hiện thành công. Bệnh nhân được rút ống nội khí quản ngay tại phòng mổ.
Hai bà cháu gặp nhau sau ca ghép gan.
Sau 1 tuần ghép, sức khỏe của người hiến và người nhận đều ổn định. Người hiến được ra viện sau 1 tuần ghép. sức khỏe của người nhận phục hồi tốt, chức năng gan ghép hoạt động bình thường, vận động nhanh nhẹn.
"Lúc phát hiện bệnh, cháu cảm thấy gục ngã, không thể đứng dậy. Nhưng nhờ các bác sĩ, điều dưỡng đã động viên, truyền năng lượng tích cực để cháu tiếp tục chiến đấu với bệnh. Cháu cảm ơn các bác sĩ đã tạo cho mình một cơ hội sống như ngày hôm nay. Mong muốn lớn nhất của cháu là khỏe mạnh, để được về đi học với các bạn", bệnh nhân chia sẻ.
Dấu hiệu nhận biết viêm gan B, bệnh có chữa khỏi được không? Người mắc viêm gan B cấp tính phần lớn không cần dùng thuốc kháng vi rút (trừ một số trường hợp đặc biệt có suy gan nặng). BS.CKII Nguyễn Nguyên Huyền, Trưởng Khoa khám bệnh cơ sở Kim Chung - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, phần lớn, người mắc viêm gan B luôn cảm thấy khỏe mạnh và không...