Bộ Y tế lưu ý tránh lây nhiễm chéo Covid-19 khi tổ chức thi tốt nghiệp THPT
Bộ Y tế vừa có công điện gửi các sở Y tế về việc tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, trong đó nhấn mạnh tới việc theo dõi, xử lý kịp thời để tránh lây nhiễm chéo
Bộ Y tế ra công điện về việc tăng cường phòng chống dịch Covid-19 cho kỳ thi tốt nghiệp THPT – ẢNH AN QUÂN
Công điện của Bộ Y tế đề nghị sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư phối hợp chặt chẽ với Sở GD-ĐT triển khai một số biện pháp đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 .
Học sinh TP.HCM có cần đeo khẩu trang khi thi tốt nghiệp THPT?
Cụ thể: phối hợp xây dựng kế hoạch triển khai công tác y tế, phòng, chống dịch Covid-19 cho kỳ thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Bố trí nhân lực, trang thiết bị, thuốc, hóa chất và chỉ định các cơ sở y tế tham gia thực hiện công tác chuyên môn y tế gồm: phối hợp rà soát, phân loại toàn bộ học sinh tham dự kỳ thi để có phương án xử lý phù hợp theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT và UBND cấp tỉnh.
Phối hợp, hướng dẫn đảm bảo vệ sinh khử khuẩn, chuẩn bị phòng cách ly y tế tạm thời tại các địa điểm thi. Bố trí kíp trực y tế tại các địa điểm thi để kịp thời sơ cấp cứu và xử lý các trường hợp sốt, ho, khó thở.
Trong thời gian thi, phối hợp theo dõi sức khỏe học sinh và xử lý kịp thời khi học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
Trong trường hợp các tỉnh, thành phố có tổ chức thi cho học sinh có tiếp xúc gần với ca bệnh (F1) thì đảm bảo tất cả những người tham gia tổ chức thi phải mặc trang phục bảo hộ theo quy định và triển khai các biện pháp phòng tránh lây nhiễm chéo trong quá trình tổ chức thi.
Phối hợp truyền thông cho học sinh, phụ huynh học sinh chủ động khai báo y tế, theo dõi tình hình sức khỏe trước khi đến địa điểm thi. Nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì thông báo ngay ban tổ chức thi, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm để được giải quyết.
Bản tin Covid-19 ngày 3.8: Những ngày quyết định của cuộc chiến chống dịch
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Chưa thể chốt học sinh sẽ đi học lại từ 2/3"
Sau kiến nghị của Bộ GD&ĐT, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến là hôm nay chưa thể chốt học sinh sẽ đi học lại vào ngày 2/3. Còn phải tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh đến hết tuần này.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, không thể chờ hết dịch COVID-19 mới cho học sinh quay trở lại trường.
Bộ GD&ĐT đề nghị cho trẻ em, học sinh, sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/3. Ảnh: Quốc Tuấn
Ông Phùng Xuân Nhạ cho biết đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan, hướng dẫn cho các thầy cô, nhà trường vệ sinh, khử khuẩn, tiêu độc, quy trình phòng chống bệnh.
"Qua đánh giá, tình hình kiểm soát dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch tốt. Kế hoạch là 28/2 hết thời hạn tạm nghỉ, nên Bộ đã ban hành văn bản điều chỉnh về khung năm học. Theo đó tất cả địa phương căn cứ tình hình kiểm soát dịch, không phát sinh diễn biến phức tạp thì từ ngày 2-3 học sinh trên toàn quốc đi học trở lại. Kỳ thi THPT quốc gia là từ 23 đến 26-7, tức là lùi 1 tháng so với bình thường", ông Nhạ thông tin.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết, khi tính toán kỹ các phương án, cơ bản thống nhất nhưng một số địa phương như TP.HCM và 3 tỉnh chưa công bố hết dịch, nên có thể học bù.
"Với học sinh lớn tuổi có thể phòng chống dịch bệnh thì thống nhất đi học trở lại từ 2/3. Với bậc tiểu học, trung học cơ sở, mầm non thì tùy tình hình mà địa phương ra quyết định, nhưng đảm bảo đồng bộ đi học trở lại từ ngày 2/3", Tư lệnh ngành Giáo dục nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Nhạ, dịch diễn biến phức tạp, không thể ngồi chờ hết dịch mới cho học sinh đi học. "Kiến nghị Thủ tướng phê duyệt đề nghị trên, theo khung thời gian chung vì mỗi địa phương một mốc sẽ khó điều hành", Bộ trưởng Nhạ đề nghị.
Tuy nhiên, ngay sau phát biểu của Tư lệnh ngành Giáo dục, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến là hôm nay chưa thể chốt học sinh sẽ đi học lại vào ngày 2/3. Hiện nay đấy mới là phương án chuẩn bị sẵn sàng. Còn phải tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh đến hết tuần này.
Hiện tất cả địa phương cho học sinh nghỉ học hết tháng 2, dự kiến đi học trở lại vào đầu tháng 3. Riêng TP HCM ngày 20/2 gửi văn bản tới Phó thủ Tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo kiến nghị cho học sinh cả nước nghỉ học hết tháng 3, học kỳ II từ tháng 4 đến tháng 7, kỳ thi THPT quốc gia diễn ra cuối tháng 7, chậm hơn một tháng so với năm 2019.
Năm học 2019-2020, cả nước có hơn 24 triệu học sinh, sinh viên. Hà Nội và TP HCM có số học sinh đông nhất, khoảng 2 triệu. Những năm gần đây, có khoảng 800.000-900.000 học sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia mỗi năm.
Anh Duy
Theo enternews
Không để học sinh quá tải vì học bù Theo kế hoạch điều chỉnh khung năm học đã được Bộ GDĐT công bố, từ đầu tháng 3 tới học sinh Hà Nội và nhiều tỉnh thành sẽ trở lại trường học. Ảnh minh họa Trước nhiều ý kiến lo ngại về việc học bù sẽ diễn ra như thế nào, Bộ GDĐT đã có những lưu ý cụ thể để các địa...