Bộ Y tế khuyến cáo về dinh dưỡng và thực phẩm giúp người mắc COVID-19 nhanh chóng bình phục
Theo đó, người mắc COVID-19 phải đảm bảo được cung cấp đủ dinh dưỡng như sau: Ngũ cốc, khoai củ; Thịt, cá, tôm, trứng, sữa, đậu đỗ; Dầu mỡ; Rau xanh và quả chín.
Cần cung cấp đủ protein, vitamin và chất khoáng để giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, cần ăn đủ lượng thịt, cá, trứng (200-250g); rau xanh (300-400g) và quả chín (200-300g) mỗi ngày.
Trong trường hợp mệt mỏi, chán ăn, mất vị giác vẫn cần ăn đủ bữa và số lượng thực phẩm, có thể thay đổi cách chế biến thành các dạng thực phẩm lỏng như cháo, súp, chia làm nhiều bữa nhỏ hoặc thay thế bằng các loại sữa, sản phẩm bổ sung dinh dưỡng giàu năng lượng từ 1-3 lần/ngày.
Video đang HOT
Đặc biệt lưu ý phòng suy kiệt, thiếu dinh dưỡng cho những đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai bằng cách tăng cường chế độ ăn. Với người có bệnh nền thì phải thực hiện uống thuốc theo đơn của bác sỹ và chế độ ăn phù hợp với bệnh lý.
Uống đủ nước: mỗi ngày uống vào khoảng 1,6 – 2,4 lít nước (tương đương 8-12 ly thuỷ tinh).Hạn chế sử dụng nước ngọt; đồ uống có cồn.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Thực hiện ăn chín, uống sôi. Đọc kỹ nhãn mác thực phẩm trước khi sử dụng.
Những ai cần thận trọng khi tiêm vaccine COVID-19
Bộ Y tế lưu ý những đối tượng dưới đây cần thận trọng khi tiêm chủng vaccine COVID-19 và cần được khám sàng lọc kỹ trước khi tiêm.
Tiêm chủng vaccine COVID-19 cho cán bộ y tế tuyến đầu phòng dịch. Ảnh: TN
Theo Hướng dẫn tạm thời của Bộ Y tế về khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca, những đối tượng sau cần thận trọng tiêm chủng vaccine COVID-19, phải được khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh viện:
- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.
- Người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định.
- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.
- Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống: - Mạch: 100 lần/phút.
- Người có chỉ số huyết áp như sau: Huyết áp tối thiểu 90 mmHg; huyết áp tối đa 140 mmHg; nhịp thở> 25 lần/phút và/hoặc SpO2
Đặc biệt vaccine COVID-19 chống chỉ định tiêm cho những người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên tại lần tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vaccine.
Theo Du an Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, tính đến cuối ngày 21/3, cả nước đã có 33.891 nguoi đuoc tiem vaccine COVID-19 tai 16 tinh, thành phố.
Cac truong hop phan ung sau tiem cũng tiếp tục được ghi nhận, hau het la phan ung thong thuong. Theo đó, các phản ứng sau tiêm thông thường cho biet co the đang tao ra mien dich sau khi tiem vaccine đe phong benh.
Cac phan ung nghiem trong sau tiem la hiem gap nhung nguoi đi tiem chung can nam đuoc cac dau hieu bat thuong va cac benh vien can đen theo huong dan cua can bo y te. Trong truong gap phan ung thong thuong nhung dien bien nang len cung can đen co so y te som.
[Graphic] Hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị y tế Sốc phản vệ là một trong những phản ứng dị ứng tức thì nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong nhanh chóng trong vài giây đến một vài phút, nhưng nếu được cấp cứu kịp thời, đúng cách 80 - 90% bệnh nhân sốc phản vệ sẽ được cứu sống. Ảnh minh họa Để nâng cao năng lực về xử trí sốc...