Bộ Y tế khẳng định không thiếu thuốc chữa tay chân miệng
Lãnh đạo Cục Quản lý Dược cho biết, có 13 thuốc immunoglobulin được cấp giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực và Việt Nam không thiếu thuốc điều trị bệnh này.
Cũng theo Cục quản lý Dược, nguồn cung đầu vào hiện không thiếu, nhưng vẫn còn những đơn vị điều trị và địa phương chưa chủ động trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch dự trữ, mua sắm, tiếp nhận thuốc phù hợp với thực tế để đảm bảo đủ thuốc phục vụ công tác chuyên môn, khám chữa bệnh, điều trị cho người bệnh.
Bộ Y tế khẳng định không thiếu thuốc chữa tay chân miệng.
Theo đánh giá của các chuyên gia, thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường khiến số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng gia tăng trên toàn quốc.
Thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến thời điểm này, cả nước ghi nhận hơn 100.200 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 22 ca tử vong.
Cả nước ghi nhận hơn 100.200 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng
Tại một số địa phương, số ca mắc tay chân miệng tiếp tục gia tăng. So với cùng kỳ năm 2022, số mắc tăng 91,6%, tử vong tăng 19 trường hợp. Cộng dồn từ đầu năm 2023 cho đến nay, Hà Nội ghi nhận 2.063 ca mắc tay chân miệng (tăng gần 1,4 lần so với cùng kỳ năm 2022) nhưng chưa ghi nhận ca tử vong.
Video đang HOT
Để phòng chống bệnh tay chân miệng, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt là việc vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em); cách ly, điều trị kịp thời khi trẻ mắc bệnh; vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, nơi sinh hoạt và cẩn thận thu gom và xử lý chất thải của trẻ.
Học cách ăn như người Nhật để sống thọ
Người Nhật rất coi trọng bữa ăn mỗi ngày, lựa chọn thực phẩm ít qua chế biến, không bỏ nhiều gia vị.
Theo số liệu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, tuổi thọ trung bình của đàn ông và phụ nữ nước này lần lượt là 81 và 87 tuổi.
Một cốc sữa đậu nành, hai miếng đậu phụ trắng, một bát cơm nhỏ và một phần sashimi mực nang. "Bữa ăn trắng tinh" trên là bữa tối tối giản của một người Nhật cao tuổi. Đối với người dân ở nhiều nước khác, thực đơn đạm bạc như vậy chắc hẳn rất khó nuốt.
Tuổi thọ của người dân Nhật tăng từ khoảng 50 tuổi (năm 1947) lên trên 80 tuổi (năm 2019). Ảnh: Nippon
Theo Aboluowang, người Nhật rất coi trọng ba bữa ăn mỗi ngày. Họ lên kế hoạch trước những gì nên, không nên ăn. Bữa tối không bao giờ được lên lịch quá sớm hoặc quá muộn.
Thời gian ăn khoa học nhất là 3-4 tiếng trước khi đi ngủ. Điều đó không tạo ra gánh nặng cho dạ dày cũng như không lo ảnh hưởng đến cơ thể. Một nguyên tắc được biết tới nhiều là chỉ ăn no 70%.
Dưới đây là các đặc điểm trong chế độ ăn của đất nước "trường thọ":
Có nhiều món trong một bữa ăn
Nếu từng tới Nhật hoặc xem qua tivi về bữa ăn của người Nhật, bạn sẽ thấy có rất nhiều đĩa thức ăn nhỏ trên bàn. Các món chính là mì, cơm giàu carbs và nước, bên cạnh đó có nhiều món phụ phong phú với khẩu phần vừa phải.
Chính phủ Nhật Bản khuyến khích người dân nên ăn đủ 30 loại thực phẩm mỗi ngày để đảm bảo dinh dưỡng cân bằng và đa dạng.
Ăn nhạt ít dầu mỡ
Bữa ăn chú trọng các loại thực phẩm nhạt, ít gia vị. Ảnh: Aboluowang
Người Nhật chú ý nhiều đến hương vị ban đầu của thực phẩm nên món ăn được phục vụ lạnh, ít dầu và ít gia vị. Sushi và sashimi là điển hình cho phong cách này.
Thực phẩm nguyên bản sẽ tốt cho sức khỏe hơn loại chứa nhiều dầu và muối. Ăn dầu, muối thường xuyên sẽ gây tổn thương lâu dài cho dạ dày và đường ruột, dễ dẫn đến béo phì.
Hải sản và thực phẩm lên men
Vì Nhật bao quanh là biển nên hải sản thường xuất hiện trên bàn ăn của người dân. Các món cá giàu axit béo không bão hòa được ưa chuộng, như lươn và cá hồi, sẽ mang lại chất béo dễ tiêu hóa cho cơ thể con người.
Ngoài hải sản, các loại thực phẩm lên men như miso và natto sẽ giúp cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn. Đây là lý do người Nhật Bản có thể duy trì lượng mỡ thấp trong cơ thể mà không cần tập thể dục, giảm thiểu nhiều rủi ro về sức khỏe.
Hải sản là các loại cá chứa chất béo tốt được ưa chuộng ở Nhật. Ảnh: Aboluowang
Nhai chậm khi ăn
Hầu hết đĩa thức ăn của người Nhật đều nhỏ nên họ thường nhai và nuốt chậm khi ăn. Ăn uống từ tốn không chỉ giúp bạn thưởng thức món ngon mà còn giảm bớt gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày.
Thời gian từ khi thức ăn vào miệng cho đến khi não bộ tiếp nhận thông tin no khoảng 20 phút. Do đó, ăn chậm cũng tăng cảm giác no, kiểm soát lượng thức ăn.
Việt Nam sẽ sản xuất vắc xin phối hợp '5 trong 1' Bộ Y tế đang xin ý kiến các đơn vị liên quan về dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện 'Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030'. Tại dự thảo, Bộ Y tế đưa ra mục tiêu: Đến năm 2025, trong nước làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vắc xin; sản xuất...