Bộ Y tế hỗ trợ các tỉnh miền Trung xử lý vệ sinh môi trường sau mưa lũ
Các Tổ công tác có nhiệm vụ đánh giá nguy cơ, tình hình dịch bệnh và khả năng đáp ứng của y tế địa phương, hỗ trợ người dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường và phòng chống dịch bệnh.
Nhà dân ngập sâu trong nước do mưa lũ. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Ngày 29/10, Bộ Y tế đã ban hành quyết định thành lập 7 Tổ công tác hỗ trợ các tỉnh miền Trung xử lý vệ sinh môi trường, phòng chống dịch sau mưa lũ.
Bảy Tổ công tác hỗ trợ, tăng cường cho 7 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định xử lý vệ sinh môi trường, tư vấn dinh dưỡng và phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ.
Các tổ công tác gồm các thành viên của Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý môi trường y tế, Cục An toàn thực phẩm, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, Viện Dinh dưỡng, Viện Pasteur Nha Trang…
Các Tổ công tác có nhiệm vụ đánh giá nguy cơ, tình hình dịch bệnh và khả năng đáp ứng của y tế địa phương; kiểm tra, giám sát, hỗ trợ cán bộ y tế và người dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường; phòng chống những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ.
Các Tổ công tác cũng sẽ hỗ trợ người dân thu gom, xử lý xác súc vật chết, tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng và véctơ gây bệnh tại khu vực bị ngập sau khi nước rút, xử lý các giếng khoan, giếng đào theo hướng dẫn của Bộ Y tế, triển khai thau rửa và khử trùng bể chứa, dụng cụ chứa nước ăn uống, sinh hoạt bằng chế phẩm khử khuẩn đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực.
Tổ Công tác hỗ trợ, tư vấn dinh dưỡng cho người dân, đặc biệt là các đối tượng yếu thế như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già…, đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn ngành y tế các tỉnh tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, theo dõi tình hình vệ sinh môi trường, tăng cường giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của người dân, giám sát chặt chẽ công tác quản lý chất thải trong các cơ sở y tế trên địa bàn.
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các tổ trưởng tổ công tác xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho tuyến y tế cơ sở khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống dịch bệnh và giải quyết các nguy cơ về y tế; cung cấp hóa chất, vật tư cho các Tổ công tác triển khai nhiệm vụ.
Video đang HOT
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng ban hành quyết định 4512/QĐ-BYT xuất cấp cho Sở Y tế tỉnh Quảng Nam 50 cơ số thuốc phục vụ phòng chống lụt bão từ nguồn hàng hỗ trợ của Tổng Công ty Dược Việt Nam (xuất ở kho hàng phục vụ công tác phòng chống thiên tai của Bộ đặt tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dược phẩm Đông Á tại Đà Nẵng) để khắc phục hậu quả do mưa lũ.
Danh mục thuốc chi tiết theo Quyết định số 3011/QĐ-BYT ngày 14/7/2020 của Bộ Y tế ban hành cơ số thuốc phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Bộ Y tế yêu cầu Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế tỉnh Quảng Nam khẩn trương tổ chức giao nhận thuốc với danh mục và số lượng hàng theo quy định.
Việc giao nhận thuốc đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của Nhà nước. Bên cạnh hướng dẫn đơn vị nhận hàng tiếp nhận, bảo quản, sử dụng thuốc theo quy định, các đơn vị cần báo cáo Bộ Y tế và các bộ, ngành có liên quan về kết quả xuất cấp hàng.
Sở Y tế tỉnh Quảng Nam có trách nhiệm khẩn trương tiếp nhận số thuốc nêu trên và phân bổ cho các đơn vị thuộc tỉnh để phục vụ công tác khắc phục hậu quả, phòng chống thiên tai dịch bệnh.
Bộ Y tế cho biết chi phí vận chuyển cơ số thuốc từ kho bảo quản của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dược phẩm Đông Á tại Đà Nẵng về nơi sử dụng do các đơn vị tiếp nhận chi trả theo quy định.
Sở Y tế tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các đơn vị bảo quản, quản lý, sử dụng thuốc được cấp phát tiết kiệm, hiệu quả, đúng đối tượng, mục tiêu và chỉ sử dụng để phục vụ công tác khắc phục hậu quả, phòng chống dịch bệnh theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời hướng dẫn các đơn vị hạch toán và theo dõi số thuốc được cấp phát theo đúng chế độ kế toán.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dược phẩm Đông Á tại Đà Nẵng có trách nhiệm khẩn trương xuất cấp hàng cho đơn vị nhận theo danh mục và số lượng quy định.
Công ty sẽ báo cáo Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế tiến độ xuất và giao hàng để cùng phối hợp thực hiện; thông báo cho đơn vị tiếp nhận giá trị hàng hóa theo danh mục và số lượng để làm cơ sở hạch toán theo quy định./.
Nghi vấn hàng loạt trường hợp nguy kịch do sử dụng sản phẩm Pate Minh Chay: thu giữ, kiểm nghiệm nhiều mẫu vật
Trong 10 ngày qua, các đoàn liên ngành đã tiến hành thanh, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Hai Thành viên Lối Sống Mới.
Ảnh minh họa
Như ANTĐ thông tin, ngày 29-8, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế ra thông báo khẩn cấp về một sản phẩm được cho là có liên quan đến hàng chục bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu.
Theo đó, Cục ATTP cho biết, trong thời gian từ ngày 13-7 đến 18-8-2020, đã xuất hiện rải rác 9 ca bệnh phải điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (2 ca bệnh), tại Bệnh viện Chợ Rẫy (5 ca) và Bệnh viện Nhiệt Đới TP. HCM (2 ca) từ một số tỉnh/thành phố trong cả nước với triệu chứng mệt mỏi, sụp mi mắt, tứ chi yếu cơ, khó nuốt, liệt cơ, khó thở....
Qua điều tra cho thấy, các bệnh nhân này đều sử dụng sản phẩm Pate Minh Chay của Công ty TNHH hai thành viên Lối Sống Mới (Địa chỉ tại tổ 2, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) sản xuất và kinh doanh trực tiếp qua mạng (trang Website của công ty: pate.1001monchay.com; minhchay.com).
Kết quả kiểm nghiệm ban đầu một số sản phẩm "Pate Minh Chay" của các lô khác nhau đã phát hiện vi khuẩn Clostridium botulinum typ B. Đây là vi khuẩn kị khí tuyệt đối, sinh bào tử; độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum có độc lực rất mạnh, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, kéo dài và dễ tử vong.
Trước thực trạng đó, Cục An toàn thực phẩm thông báo khẩn cấp:
1. Người tiêu dùng tạm thời không mua, không sử dụng các sản phẩm của Công ty TNHH Hai Thành viên Lối Sống Mới. Thông báo cho cơ quan chức năng y tế tại địa phương nếu còn sản phẩm sau: Pate Minh Chay, Pate nấm hầu thủ, Ruốc nấm Heri vị hảo hạng, Muối vừng bát bảo đặc biệt, Ruốc nấm Heri Hương thảo mộc, Giò lụa lúa mì, Muối lạc truyền thống, Chả quế lúa mì, Muối vừng bát bảo, Giò nấm lúa mì, Ruốc nấm truyền thống, Ruốc nấm sả ớt, Ruốc nấm cháy tỏi.
Cơ quan y tế khuyến cáo người tiêu dùng đã sử dụng sản phẩm nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như trên cần đến ngay cơ ở y tế gần nhất để được kiểm tra và theo dõi kịp thời.
Theo tìm hiểu của PV ANTĐ, Công ty TNHH Hai Thành viên Lối Sống Mới được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp ngày 5/1/2018, thay đổi lần 1 ngày 26/3/2020; ngành nghề: chế biến thực phẩm chay, rang và đóng gói muối vừng các loại. Giám đốc Công ty là bà Nguyễn Thị Thùy Trang, SN 1987.
Ngày 30-8, trao đổi với PV ANTĐ, đại diện Công an huyện Đông Anh cho biết, ngay sau khi nắm bắt thông tin liên quan đến Công ty TNHH hai thành viên Lối Sống Mới, các cơ quan chức năng của huyện và thành phố đã lập tức vào cuộc. Cụ thể, ngày 20-8, đoàn kiểm tra Chi cục An toàn thực phẩm Hà Nội kiểm tra, phát hiện một số tồn tại ở khu vực sản xuất; cũng như dấu hiệu vi phạm về nhãn mác, giấy khám sức khỏe và kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên. Kết thúc kiểm tra, cơ quan chức năng đã lấy 3 mẫu để kiểm nghiệm.
Ngày 27-8, đoàn liên ngành của huyện Đông Anh do đại diện phòng Kinh tế là trưởng đoàn, cùng cán bộ Công an huyện, Đội QLTT số 9 - Cục QLTT Hà Nội, phòng Y tế đã kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với Công ty TNHH hai thành viên Lối Sống Mới.
Vi phạm được xác định là sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không đeo khẩu trang; dụng cụ thu gom chất thải rắn tại nơi sản xuất không có nắp đậy; hàng hóa có nhãn không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa đối với hàng hóa có giá trị trên 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Đoàn liên ngành đã yêu cầu doanh nghiệp chấm dứt ngay hành vi vi phạm; và tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề
Tiếp tục, ngày 28-8, Ban chỉ đạo ATTP huyện Đông Anh phối hợp với đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm của Cục ATTP Bộ Y tế tiến hành kiểm tra doanh nghiệp trên; qua đó phát hiện một số dấu hiệu vi phạm về trang thiết bị, điều kiện bảo quản, quy trình sản xuất; và 2 nhãn nội dụng sản phẩm Pate Minh Chay không đảm bảo theo hướng dẫn của Công ty.
Cơ quan chức năng đã lấy tổng số 18 mẫu liên quan, bàn giao Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia để kiểm nghiệm; đồng thời yêu cầu doanh nghiệp dừng hoạt động từ 18h ngày 28-8 để khắc phục toàn bộ sự cố, rà soát, thống kê khách hàng đã mua sản phẩm Công ty từ ngày 1/7/2020.
Báo ANTĐ sẽ tiếp tục cập nhật, thông tin về sự việc này.
Bộ Y tế cảnh báo khẩn, 9 người nhập viện do ăn pate Minh Chay Đã có ít nhất 9 bệnh nhân phải nhập viện sau ăn pate Minh Chay với triệu chứng yếu chân tay, khó thở, liệt cơ... Trưa 29/8, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế phát đi thông báo khẩn cấp, cảnh báo tình trạng ngộ độc sau khi ăn pate có nhãn hiệu Minh Chay. Theo Cục An toàn thực phẩm, trong...