Bộ Y tế: 2 loại vaccine Covid-19 cho trẻ em, ưu tiên ở vùng đang có dịch
Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi sẽ ưu tiên ở địa phương đang có dịch, đang giãn cách xã hội, có mật độ dân cư tập trung, nguy cơ lây nhiễm cao, đạt tỷ lệ bao phủ vaccine Covid-19 người lớn.
Chia sẻ tại buổi tập huấn về việc tiêm vaccine cho trẻ 12-17 tuổi chiều 29/10, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết có hai loại vaccine phòng Covid-19 được cấp phép tiêm cho trẻ là vaccine Pfizer và Moderna. Trong đó, hiện nay do nguồn cung, Việt Nam chủ yếu tiêm vaccine Pfizer. Vaccine này được tiêm cho trẻ từ 12 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi (tương đương lớp 7-12), giống liều lượng của người lớn.
Trong tháng 11, sẽ triển khai tiêm mũi một, dự kiến triển khai dần cho các tỉnh theo tiến độ tiêm cho người lớn, tiến độ cung ứng vaccine. Đầu tháng 12, sẽ cố gắng mở rộng việc tiêm cho trẻ trên toàn quốc, TS Hồng cho biết.
Hiện nay trên cả nước mới có TPHCM triển khai thí điểm vaccine Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi (Ảnh: Hoàng Lê).
Cụ thể, tỉnh nào đã đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên (80% người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất một mũi, 50% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm 2 mũi) thì mới tiến hành tiêm vaccine cho trẻ. Theo đó, sẽ ưu tiên cho địa phương đang có dịch, đang bị giãn cách xã hội, có mật độ dân cư tập trung, nguy cơ lây nhiễm cao.
Tỉnh nào chưa đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người lớn thì vẫn tiếp tục ưu tiên cho nhóm này.
Hiện nay, mới chỉ có TPHCM – hầu như đã hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên triển khai tiêm thí điểm cho trẻ. Tất cả các tỉnh phía Nam đã đạt tỷ lệ bao phủ mũi một khá cao, từ 60% trở lên, một số tỉnh thậm chí đã hoàn thành mũi 2 trên 70%. Các địa phương này đang lập kế hoạch để tiêm cho trẻ. Bộ Y tế sẽ có quyết định riêng về việc phân bổ vaccine Pfizer tiêm cho trẻ.
Video đang HOT
Việc tiêm vaccine cho trẻ được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, hạ dần lứa tuổi, tiêm cho học sinh lớp 11-12 trước sau đó đến lớp 10 và kết thúc tiêm chủng cho trẻ khối cấp 3 thì sẽ tiêm cho trẻ học cấp 2, cũng từ lứa tuổi cao đến thấp. Việc tiêm vaccine sẽ được thực hiện tại trường học, trạm y tế, bệnh viện, điểm tiêm dịch vụ…
“Hiện nay việc cung ứng vaccine đỡ căng thẳng hơn giai đoạn đầu. Chúng tôi mong muốn các nhà cung ứng cung ứng đúng hợp đồng, theo lịch. Với tiến độ cung ứng và tiêm vaccine như hiện nay, chúng tôi hy vọng có thể hoàn thành được mục tiêu bao phủ vaccine cho hầu hết người dân Việt Nam trong năm nay”, TS Hồng chia sẻ.
Đồng thời, trong quý 4, Bộ Y tế sẽ nỗ lực để trẻ 12-17 tuổi được tiêm ít nhất một mũi. Nếu vaccine cung ứng đủ trong tháng 12 và đầu năm 2022 thì chúng ta sẽ sớm bao phủ được vaccine cho người lớn và cho trẻ.
Bộ Y tế nhấn mạnh công tác tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em có ý nghĩa quan trọng, trước tiên để bảo vệ sức khỏe cho trẻ em trước bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Đồng thời, tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em trong lứa tuổi này góp phần tăng diện bao phủ vaccine phòng Covid-19 trong cộng đồng.
Hiện nay, một số vaccine phòng Covid-19 theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã có chỉ định tiêm cho trẻ em 12-17 tuổi. Các kết quả nghiên cứu của nhà sản xuất cũng cho thấy tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em có hiệu quả phòng bệnh tương tự như ở người từ 18 tuổi trở lên. Vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em trong lứa tuổi 12 – 17.
Vì sao các đại học ở Hà Nội vẫn chưa định ngày mở cửa?
Hầu hết các trường chưa biết khi nào mới có thể đón sinh viên trở lại, chủ yếu do chưa yên tâm về độ phủ vaccine.
Hà Nội được xếp vào nhóm cấp độ 1 (nguy cơ thấp - bình thường mới) về dịch bệnh. Điều này đồng nghĩa các trường trên địa bàn được dạy học trực tiếp. Tuy nhiên, các đại học vẫn chưa thể đón sinh viên, thậm chí chưa có mốc thời gian cụ thể cho việc mở cửa trở lại.
Trả lời băn khoăn này, PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Hiệu phó Đại học Bách khoa Hà Nội, lý giải, vì còn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là độ phủ vaccine.
Ngày 26/10, quy định về biện pháp phòng dịch với người dân đến, về Hà Nội từ địa phương khác được công bố. Đây là thông tin được các trường đại học quan tâm, vì một tỷ lệ lớn sinh viên của họ hiện vẫn ở quê, tại các tỉnh ngoài. Hà Nội không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân, chỉ xét nghiệm trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 (nguy cơ rất cao) hoặc vùng cách ly, các trường hợp nghi ngờ, chỉ định điều tra dịch tễ từ địa bàn có dịch ở cấp 3.
Người đến, về Hà Nội từ các địa phương cấp 4 hoặc khu vực phong tỏa, cách ly chia thành ba nhóm: người tiêm đủ liều vaccine phải tự theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày, xét PCR một lần; người tiêm một mũi phải tự cách ly 7 ngày, tiếp tục theo dõi sức khỏe 7 ngày tiếp theo và xét nghiệp PCR 2 lần; người chưa tiêm phải cách ly tại nhà 14 ngày, tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo, xét nghiệm PCR 3 lần.
"Rõ ràng mọi biện pháp phòng dịch lúc này đều đặt tiêu chí về độ phủ vaccine lên hàng đầu bởi đây là cách hiệu quả để giảm lây nhiễm và tỷ lệ tử vong. Với khoảng 13.000 trong số 37.000 sinh viên toàn trường chưa được tiêm mũi vaccine nào, chúng tôi không thể định ngày mở cửa trường lúc này dù rất mong được đón sinh viên trở lại", ông Điền chia sẻ.
Chưa kể, sinh viên chưa tiêm vaccine khi đến Hà Nội sẽ phải tự cách ly 14 ngày rồi tự theo dõi sức khỏe thêm 14 ngày nữa. Việc này không dễ dàng trong bối cảnh sinh viên chủ yếu ở trọ, điều kiện tự cách ly không đảm bảo. Ngay cả khi trường có chuẩn bị được vaccine để tiêm cho các em thì cũng cần 4 tuần để tạo kháng thể.
Các tỉnh, thành đều đang ở cấp 1, 2 về mức độ dịch, chỉ số ít huyện và xã ở cấp độ 3, 4, nhưng tình hình dịch bệnh vẫn rất phức tạp với nhiều ổ dịch mới chưa rõ nguồn lây ở nhiều tỉnh, thành. "Với các trường đại học, sinh viên đến từ nhiều địa phương, chúng tôi cần thận trọng và căn cứ tình hình thực tế", ông Điền nói.
Sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội trong ngày đầu quay trở lại trường sau đợt bùng dịch đầu tiên, hôm 2/3/2020. Ảnh: Ngọc Thành
Tương tự Bách khoa, dù rất muốn mở cửa trường do đào tạo các ngành thiên về kỹ thuật, Đại học Điện lực vẫn chưa thể lên lịch đón 14.000 sinh viên. Trưởng phòng Đào tạo Trịnh Văn Toàn cũng nhắc đến vaccine như là yếu tố quyết định.
Ngoài ra, theo ông Toàn, trường còn chờ đợi hai yếu tố khác, gồm hướng dẫn cụ thể hơn từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các trường đại học và chỉ đạo của UBND TP Hà Nội đối với các trường do thành phố quản lý. "Hà Nội chưa thể mở cửa các trường phổ thông dù học sinh sinh sống trên địa bàn, chủ yếu đi học gần nhà thì các trường đại học có sinh viên đến từ khắp các tỉnh phía Bắc cũng khó có thể dạy trực tiếp", ông Toàn nói.
"Chúng tôi luôn sẵn sàng cơ sở vật chất, điều kiện phòng, chống dịch khi sinh viên đi học trở lại và cũng rất mong mỏi được dạy học trực tiếp vì có nhiều bài thực hành không thể dạy online. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ và chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, nhà trường không thể nóng vội mở cửa trường ngay vì có thể đối mặt nhiều nguy cơ", ông Toàn nói.
Việt Nam đang triển khai chiến dịch tiêm chủng Covid-19 lớn nhất, kéo dài tới hết tháng 4/2022 với mục tiêu bao phủ 70% dân số. Trong đó, giáo viên, học sinh, sinh viên nằm trong 16 nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine. Tuy nhiên một số tỉnh, thành kiểm soát dịch tốt, dân cư không quá đông, ít khu công nghiệp, chưa được phân bổ nhiều vaccine để tiêm cho toàn dân, dẫn đến còn nhiều sinh viên chưa được tiêm.
Trong khi chờ đợi vaccine, các trường chỉ dừng lại ở việc chuẩn bị cơ sở vật chất, thống kê số sinh viên chưa tiêm.
Trưởng phòng Đào tạo của Đại học Điện lực cho hay, trường đang rà soát số lượng sinh viên chưa tiêm. Sau khi có thống kê, nhà trường sẽ có công văn gửi các cơ quan chức năng ở Hà Nội để sinh viên khi trở lại trường được tiêm theo phường hoặc trung tâm y tế sao cho đạt độ phủ vaccine cao nhất.
Với cùng mục tiêu đó, các trường như Đại học Mỏ - Địa chất, Kinh tế Quốc dân cũng đang tiến hành những công việc tương tự Đại học Điện lực. Theo PGS.TS Triệu Hùng Trường, Hiệu phó Đại học Mỏ - Địa chất, rất nhiều trong số hơn 8.000 sinh viên của trường đã được tiêm hai mũi vaccine tại địa phương. Nhiệm vụ của trường bây giờ là làm việc với các phường để có thể tiêm cho số còn lại.
"Sinh viên sốt ruột vì từ tháng 5 chưa được tới trường. Chúng tôi cũng vậy nhưng không thể vội vàng khi tỷ lệ tiêm chủng tại các địa phương không giống nhau. Nếu ồ ạt cho sinh viên trở lại lúc này, dịch bệnh có thể tiếp tục bùng phát", ông Trường nói.
Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, PGS.TS Phạm Hồng Chương cho biết hầu hết sinh viên tại Hà Nội của trường đã được tiêm đủ hai mũi vaccine, 70% ở tỉnh, thành khác đã tiêm mũi một. Những sinh viên chưa tiêm đủ hai mũi sẽ được trường đăng ký với phường và quận, dự kiến tiêm ngay cho các em trong khoảng 1-2 tuần sau khi học trực tiếp.
Hiệu trưởng Chương cho hay trường được trưng dụng là điểm tiêm vaccine trong suốt đợt dịch thứ tư nên luôn sẵn sàng về mặt tổ chức, cơ sở vật chất để hỗ trợ đội ngũ y tế.
Hà Nội chưa có dự kiến cụ thể về việc tiêm vaccine bổ sung đối với sinh viên khi trở lại Hà Nội học tập. Tuy nhiên, các tổ dân phố vẫn thường xuyên rà soát người chưa được tiêm như lao động ngoại tỉnh, sinh viên trở lại Hà Nội trong thời gian gần đây để lập danh sách tiêm bổ sung mỗi khi phường, xã được phân bổ thêm vaccine và có đợt tiêm.
Tiêm đủ 2 mũi vaccine, 27 người về Hà Nội vẫn mắc COVID-19 Trong 42 ca COVID-19 về từ các tỉnh phía Nam có 27 người tiêm đủ 2 mũi, 9 người đã tiêm 1 mũi vaccine. Chuyên gia một lần nữa khuyến cáo ý thức phòng dịch của mỗi người dân, đặc biệt là 5K. Sáng 27/10, Sở Y tế Hà Nội cho biết tính đến hết ngày 26/10, thành phố đã rà soát, quản...