Bỏ xếp loại bằng tốt nghiệp đại học: Phù hợp với xu thế
Dự thảo bỏ xếp loại trên bằng đại học đang khiến nhiều bạn sinh viên lo lắng và đặt ra câu hỏi liệu như thế có cào bằng về năng lực không? Cách xếp loại sẽ như thế nào?
Theo như nhìn nhận của anh Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền – nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Giáo dục học, Đại học Newcastle (Australia), việc Bộ GD-ĐT đưa ra dự thảo về ghi xếp loại trên bằng đại học cho thấy Bộ GD-ĐT đã và đang bắt đầu dần tiếp cận và hội nhập theo chuẩn hệ thống bằng cấp trên thế giới.
“Tuy nhiên, liệu cách làm hiện nay của chúng đang mang tính manh mún thiếu tính hệ thống. Cần phải đặt nó trong một cái nhìn tổng thể của hệ thống giáo dục quốc dân”, anh Sóng Hiền cho hay.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet.
Còn trao đổi về dự thảo loại bỏ xếp loại khá, giỏi, trung bình trên bằng tốt nghiệp ĐH, ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho hay, Điều 38 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (có hiệu lực từ ngày 1/7/2019) quy định: “Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tạo quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng, phụ lục văn bằng…”. Như vậy, Luật quy định đối với giáo dục đại học, người học khi tốt nghiệp sẽ được cấp đồng thời Bằng và cả Phụ lục văn bằng.
Luật Giáo dục Đại học vừa có hiệu lực, Bộ GD-ĐT xây dựng Thông tư ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân (thông tư đã hoàn thiện thủ tục và chuẩn bị ban hành). Đồng thời, Bộ cũng xây dựng Thông tư quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học.
Ông Trinh cho biết, Dự thảo thông tư quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học chỉ quy định nội dung chính ghi trên văn bằng, các thông tin khác đã quy định phải ghi trên phụ lục văn bằng và được cấp đồng thời với văn bằng cho người học.
Thông tư đã có quy định nội dung chính của phụ lục văn bằng giáo dục đại học bao gồm: Thông tin của người được cấp văn bằng: họ và tên; ngày tháng năm sinh.
Thông tin về quá trình đào tạo và cấp bằng: tên cơ sở giáo dục đại học cấp bằng; ngành đào tạo; chuyên ngành đào tạo; ngày nhập học; ngày cấp bằng; nơi tổ chức đào tạo (tên cơ sở đào tạo/phân hiệu); ngôn ngữ giảng dạy; thời gian đào tạo;
Video đang HOT
Thông tin về trình độ đào tạo; hình thức đào tạo; trình độ đào tạo kế tiếp mà người có văn bằng được tiếp cận;
Kết quả học tập: tên học phần hoặc môn học; số tín chỉ của từng học phần hoặc môn học; điểm học phần hoặc môn học; tổng số tín chỉ tích lũy; điểm trung bình; tên luận văn và kết quả luận văn (nếu có); điểm xếp loại tốt nghiệp; xếp loại tốt nghiệp.
“Cách làm này là xu hướng nhiều nước trên thế giới, trên cơ sở chúng tôi tham khảo văn bằng của hơn 20 quốc gia. Do vậy, quy định như trong dự thảo “Thông tư quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học” là phù hợp với thông lệ của nhiều nước trên thế giới, đảm bảo sự hội nhập của giáo dục đại học Việt Nam với giáo dục đại học của các nước” – ông Mai Văn Trinh nói.
Theo congly
Không ghi hình thức đào tạo, xếp loại trên văn bằng: Phù hợp với thông lệ quốc tế
Dự thảo "Thông tư quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học" đang được dư luận quan tâm góp ý; đặc biệt việc không ghi hình thức đào tạo và ghi xếp loại trên văn bằng.
Đơn vị tuyển dụng hoàn toàn có thể yêu cầu người dự tuyển nộp bảng điểm, qua đây, xem xét kỹ hơn về quá trình học của người học. Ảnh minh họa
Rà soát lại nội dung ghi trên văn bằng
Góp ý cho dự thảo Thông tư nói trên, TS Tôn Quang Cường - Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) - nhận định: Việc rà soát lại nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ là cần thiết với lý giải:
Điểm qua một số bằng tốt nghiệp của các trường mới thấy sự không thống nhất về format, nội dung chi tiết chính, mỗi nơi ghi một kiểu, mỗi cấp ghi một kiểu. Đơn cử, thật khó hiểu nếu bằng cử nhân ghi: "Bác sĩ Răng hàm mặt", "Thạc sĩ Răng hàm mặt"... Như vậy, bác sĩ được hiểu là ngang với cử nhân; vậy thạc sĩ có hơn bác sĩ không? Đây là 2 phạm trù khác nhau. Các nước có sự đa dạng nhưng về cơ bản nội dung ghi trên bằng rất ngắn gọn, dễ hiểu: Ai cấp cho ai, trình độ nào, ngành gì...
Theo TS Tôn Quang Cường, chúng ta bị ảnh hưởng phong cách của Liên Xô (cũ). Trước đây, các trường đại học đào tạo đơn ngành, nên học xong ngành nào được vào làm việc trong lĩnh vực đó, theo đúng ngành được đào tạo. Trong bằng tốt nghiệp đại học không có bậc tốt nghiệp mà thường ghi là đã hoàn thành khóa đào tạo ngành "...", được công nhận làm nghề "....".
Cách ghi và hiểu nội dung theo kiểu này ít nhiều ảnh hưởng đến chuyện "danh xưng tốt nghiệp" trùng với "danh xưng nghề nghiệp" (hoặc vị trí việc làm) mà thực tế của ta đang mắc phải. Từ việc có bằng đào tạo theo ngành/chuyên ngành đến khi được làm việc theo đúng ngành/chuyên ngành đào tạo còn khá xa trong thực tế. Tốt nghiệp sư phạm thì gọi là "cử nhân sư phạm", Y thì gọi là "cử nhân y khoa", tương tự với "cử nhân luật", "cử nhân kĩ thuật"... chứ không nên gán ngay "bác sĩ", "luật sư", "kĩ sư"....
Về việc không nên ghi hình thức đào tạo, TS Tôn Quang Cường cũng hoàn toàn đồng ý với các lý do:
Thứ nhất: Cần loại bỏ sự phân biệt (thậm chí kì thị) về hình thức đào tạo. Vấn đề chất lượng đào tạo có liên quan nhưng không phải là kết quả bản chất của loại hình chính qui hay không chính qui (vừa làm vừa học, từ xa, mở...). Việc loại bỏ nội dung ghi hình thức đào tạo sẽ tạo nên cơ hội công bằng, mang tính cạnh tranh tích cực trong việc nâng cao chất lượng nội tại của mỗi trường, mỗi chương trình đào tạo; đồng thời mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp.
Thứ 2: Phù hợp với thông lệ quốc tế (nhất là ghi dịch, chuyển đổi bằng để đi học tiếp ở nước ngoài).
Thứ 3: Tạo cơ hội thúc đẩy việc học tập thường xuyên, suốt đời; động viên khuyến khích các nhà trường chú ý đảm bảo chất lượng trong đào tạo, mạnh dạn áp dụng các phương thức đào tạo mới phù hợp với xu thế, chịu trách nhiêm về sản phẩm đầu ra...
"Thật nực cười nếu như sau 3 năm, ứng viên đi xin việc và giơ tấm bằng ra có ghi "Loại xuất sắc". Có thể tham khảo một số nước: trên bằng có ghi: Bằng này cấp kèm với bảng điểm; cá biệt, có nơi ghi: Bằng không có giá trị nếu không đi kèm bảng điểm..." - TS Tôn Quang Cường chia sẻ.
Cũng đồng ý không nên ghi đạt xếp loại gì trên bằng, TS Tôn Quang Cường đưa lý giải bằng loạt "câu hỏi": Thực tế, bằng thạc sĩ đã không ghi thì tại sao bằng cử nhân cứ phải ghi? Ghi để làm gì? Trên thực tế, nhà tuyển dụng luôn quan tâm đến những năng lực thật của ứng viên chứ không phải là kết quả đạt loại gì khi tốt nghiệp.
Các loại văn bằng cần thống nhất theo chuẩn. (Ảnh minh họa)
Không nhất thiết phải ghi xếp loại
PGS.TS Hoàng Minh Sơn - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - cho rằng: Việc bỏ ghi xếp loại trên văn bằng giáo dục đại học là phù hợp với quy định trong Luật và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương. Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định, hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học, được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng ở trình độ đào tạo tương ứng. Không nhất thiết phải ghi xếp loại trên văn bằng, nhưng như vậy không có nghĩa là không có sự xếp loại kết quả học tập của người học.
Việc xếp loại được thể hiện trong bảng điểm. Bảng điểm mới thể hiện được lực học của người học ở từng môn khác nhau. Thường thì khi nộp hồ sơ xin việc hay dự tuyển vị trí công việc, người học sẽ nộp bằng cùng với bảng điểm. Đơn vị tuyển dụng hoàn toàn có thể yêu cầu người dự tuyển nộp bảng điểm, qua đây, xem xét kỹ hơn về quá trình học của người học.
Tôi cũng muốn nói thêm, lâu nay chúng ta vẫn kêu về việc sính bằng cấp, quá coi trọng bằng cấp mà coi nhẹ năng lực thực sự, việc xóa bỏ ghi xếp loại trên văn bằng sẽ dần xóa bỏ thói quen đánh giá năng lực qua văn bằng, để đánh giá thông qua năng lực làm việc, sự phù hợp với vị trí việc làm mà người tuyển dụng mong muốn. Doanh nghiệp hiện nay không còn tuyển dụng chỉ dựa vào văn bằng nữa mà thông qua đánh giá năng lực.
Theo dự thảo mà Bộ GD&ĐT vừa ban hành, nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học chỉ còn 10 mục; không còn phân loại chính quy hay vừa học vừa làm, loại khá hay giỏi; không còn những cách gọi như "bằng kỹ sư", "bằng bác sĩ"... Về cơ bản, PGS.TS Đào Đăng Phượng - Hiệu trưởng Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương - cho biết đồng tình với thay đổi trong dự thảo này.
Ông lý giải: Trước hết, việc không phân loại chính quy hay vừa học vừa làm... là theo quy định trong Luật. Đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa chỉ là hình thức tổ chức đào tạo khác nhau. Dù theo hình thức nào, sinh viên cũng phải học hết chương trình đào tạo theo quy định để tốt nghiệp - người học phải tích lũy đủ các tín chỉ của chương trình đào tạo mới được cấp bằng. Vấn đề là các trường tổ chức, quản lý đào tạo như thế nào để các hình thức đào tạo có chất lượng như nhau. Do đó, không cần ghi cụ thể hình thức đào tạo trên văn bằng theo luật giáo dục sửa đổi mới ban hành là hợp lý.
Về việc ghi xếp loại, dù trên văn bằng không cụ thể loại "giỏi", "khá", "trung bình"... nhưng những thông tin này đã có, cụ thể trên bảng điểm của sinh viên. Mỗi sinh viên ra trường đều được cấp bằng và kèm theo bảng điểm. Thực tế, không cơ quan, doanh nghiệp nào khi tuyển dụng chỉ yêu cầu cần mỗi văn bằng mà phải kèm theo cả bảng điểm, thậm chí còn tổ chức thi tuyển, phỏng vấn trực tiếp theo thực lực của sinh viên. Do đó, giảm bớt thông tin về xếp loại trên văn bằng cũng là chấp nhận được.
"Chưa kể, người học khi tốt nghiệp, bên cạnh bằng, còn được cấp đồng thời cả phụ lục văn bằng. Ở phụ lục này có đầy đủ thông tin quá trình đào tạo, kết quả học tập, hình thức đào tạo... của người học" - PGS Đào Đăng Phượng cho hay.
Thảo Đan
Theo GDTĐ
Bằng đại học các nước trên thế giới không phân loại chính quy hay tại chức Đa số các nước như Mỹ, Anh, Pháp... đều không có hệ đại học tại chức như ở Việt Nam, do đó bằng đại học của họ cũng không có thông tin phân loại đại học tại chức hay chính quy. Hình thức đào tạo toàn thời gian (full time) hay bán thời gian (part time) ở các quốc gia này hoàn toàn...