Bộ Xây dựng kiến nghị chưa xây trụ sở mới
Theo Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, trụ sở hiện tại của Bộ nếu sửa chữa vẫn có thể dùng được tới 20 năm nữa.
Góp ý về các giải pháp nhằm cắt giảm chi tiêu, cân đối ngân sách tại cuộc họp Chính phủ ngày 29/9, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành rà soát lại việc đầu tư, tạm dừng xây dựng trụ sở chưa quá cần thiết. Biện pháp này được ông Dũng áp dụng ngay với Bộ Xây dựng với kiến nghị không triển khai xây trụ sở mới.
“Chúng tôi tính toán nếu xây mới cũng phải mất vài nghìn tỷ, trong khi trụ sở cũ chỉ cần bỏ ra khoảng 100 tỷ để cải tạo, sửa chữa lại thì vẫn dùng được 10 đến 20 năm nữa”, Bộ trưởng Dũng khẳng định.
Trụ sở Bộ Xây dựng nhìn từ cổng vào trên phố Lê Đại Hành. Ảnh. P.V.
Trụ sở hiện tại của Bộ Xây dựng nằm trên khu đất có diện tích hơn 13.000m2, ở góc mặt phố Lê Đại Hành – Hoa Lư (Hà Nội). Tháng 10/2011, trên cơ sở đề xuất của Bộ Xây dựng, Thủ tướng đã chấp thuận cho Bộ này được di dời và xây trụ sở mới ở khu Tây Hồ Tây, với tổng diện tích dự kiến khoảng 2-3 ha.
Video đang HOT
Bộ cũng đề xuất Chính phủ cho đấu giá quyền sử dụng khu đất và trụ sở làm việc hiện nay tại để góp phần vào nguồn vốn xây dựng trụ sở mới và chuyển đổi chức năng sử dụng đất từ đất công sở thành đất xây dựng nhà ở thấp tầng, mật độ thấp.
Nguyễn Hưng
Theo VNE
'Vùng Thủ đô nguy cơ mắc bệnh đầu to'
"Dự kiến đưa các trường ĐH, trung tâm y tế ra khỏi trung tâm thủ đô mãi mà không làm được. Nếu không khắc phục, khó tránh khỏi căn bệnh 'đầu to' khi tất cả tập trung về Hà Nội", Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhận định
Trong vai trò Trưởng Ban chỉ đạo quy hoạch vùng Thủ đô (BCĐ) tại Hội nghị Ban chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội diễn ra sáng 6/9 tại Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu lại các kết quả đã đạt được sau 5 năm thực hiện quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô, nhấn mạnh việc quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt là một thành quả lớn.
Bên cạnh đó, Phó thủ tướng đánh giá việc phân bố, phát triển theo thế mạnh của từng tỉnh trong vùng đã được chú trọng, liên kết giữa các vùng ngày càng rõ rệt. "8 trục xuyên tâm, 5 đường vành đai cho thấy nhu cầu kết nối hạ tầng giữa các tỉnh trong vùng rất rõ nét", ông Hải nhận xét.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Xây Dựng Trịnh Đình Dũng tại hội nghị Ban chỉ đạo quy hoạch vùng Thủ đô diễn ra tại Vĩnh Yên, sáng 6/9. Ảnh: Đoàn Quý
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Phó thủ tướng cũng chỉ ra nhiều bất cập trong quy hoạch vùng Thủ đô. Trong đó, về hoạt động của BCĐ, ông Hải cho rằng vẫn chưa hiệu quả vì thiếu tiêu chí, thiếu cơ chế để quản lý quy hoạch, dẫn đến nguy cơ phá vỡ quy hoạch.
Liên quan tới việc phá vỡ quy hoạch, Phó thủ tướng còn nêu ra một nguyên nhân nữa là việc dự báo còn nhiều hạn chế, dẫn đến quy hoạch không hợp lý, quy hoạch vừa đưa vào thực hiện đã thấy bất cập.
Còn về việc phát triển đô thị trong vùng Thủ đô, ông Hải nhận xét là "có tốc độ nhanh nhưng không bền vững", hạ tầng môi trường còn thiếu, nguy cơ Hà Nội thiếu nước. Đặc biệt, Phó thủ tướng lưu ý, các giá trị văn hóa trong vùng có nguy cơ bị xói mòn, nét văn hóa riêng của từng vùng có thể dần mất đi nếu không được chú ý bảo tồn.
Cũng tại hội nghị sáng nay, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Phó trưởng BCĐ quy hoạch vùng Thủ đô, đã chỉ ra hạn chế trong việc phát triển nhà ở trong vùng. "Nhiều nơi mới chỉ chú trọng phát triển nhà ở thương mại, chưa quan tâm đúng mức đến phát triển nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu của nhóm khó khăn về nhà ở, nhất là nhóm có thu nhập thấp", Bộ trưởng Dũng nói.
Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà nội được Thủ tướng phê duyệt ngày 5/5/2008. Theo đó, Vùng Thủ đô gồm 8 tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình. Tổng diện tích vùng là 13.428km2, dân số gần 13 triệu người với đô thị trung tâm là thành phố Hà Nội.
Để tương xứng với quy mô Thủ đô Hà Nội sau khi mở rộng, vùng Thủ đô kết nạp thêm 3 tỉnh mới là Phú thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang, nâng tổng diện tích toàn vùng lên 24.315km2; dân số gần 17,5 triệu người.
Tổng GDP toàn vùng Thủ đô năm 2012 chiếm 21,72% GDP cả nước; GDP đầu người đạt 1.748USD, so với bình quân cả nước là 1.379,5USD. Khu vực đô thị đóng góp khoảng 70% trong tổng GDP vùng.
Sau hội nghị sáng nay, BCĐ cùng cơ quan tư vấn, các bộ ngành và địa phương trong vùng sẽ có 3 tháng chuẩn bị các nội dung quy hoạch để mang ra bàn thảo trong hội nghị cuối năm, trước khi trình Thủ tướng phê duyệt.
Đoàn Quý
Theo VNE
Hà Nội: Quy hoạch nghĩa trang phải đặc biệt quan tâm đến dân nghèo Theo Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, một số doanh nghiệp đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang, tuy rất đẹp nhưng giá quá đắt nên chỉ người giàu mua được. Người nghèo đặc biệt là người dân nghèo đô thị không thể tiếp cận, gây nên áp lực cho Thủ đô. Theo thống kê của Viện Quy hoạch Xây dựng...