Bò viên Châu Đốc
Bò viên ở đâu cũng có. Nhưng có lẽ hiếm nơi nào có thịt bò viên ngon như ở thành phố viễn biên Châu ốc của tỉnh An Giang.
Ai đã từng ăn bò viên ở một nơi nào đó sẽ cảm nhận ngay cái mềm của bột cùng một ít thịt bò trộn trong đó. Riêng bò viên của Châu ốc thì khác, chỉ toàn thịt bò. Lý do dễ hiểu: Châu ốc từ xưa được xem như “xứ bò”. Những năm 1950, tại núi Sam của tỉnh Châu ốc có chợ phiên trâu bò nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh. Từ hàng chục năm nay, chợ bò Tà Ngáo (Tịnh Biên, An Giang) được nhiều người biết tiếng và nó càng nổi tiếng hơn khi được chánh quyền địa phương xây dựng hẳn một ngôi chợ như bất cứ ngôi chợ truyền thống nào trên đất nước ta. Chính vì vậy mà chợ bò Tà Ngáo cũng là điểm cuốn hút khách du lịch những khi đến tham quan mảnh đất bán sơn địa của tỉnh An Giang, nhất là trong dịp lễ hội đua bò Bảy Núi diễn ra vào lễ ôn-ta của đồng bào Khmer.
Một dĩa bò viên chiên với tương ớt và mù-tạt vàng.
Bò từ chợ bò Tà Ngáo được các thương lái vận chuyển về Châu ốc. Thành phố viễn biên này có nhiều món ngon làm từ bò như: lòng bò luộc, bò cuốn lá lốt, lẩu bò, nổi tiếng là bò xào lá giang được các quán bên chân núi Sam phục vụ suốt ngày. Nhưng hiếm ai biết món bò trứ danh của Châu ốc lại là bò viên. Không như bò viên nhiều nơi khác, bò viên Châu ốc lớn khoảng trái bóng bàn. Những viên thịt bò cuốn hút bởi màu hồng lợt của thịt bò nguyên chất, nổi loằng ngoằng trên đó những sợi gân bò và màu đen của những hột tiêu điểm xuyết một cách gọi mời.
Món bò viên Châu ốc chiên được chế biến đơn giản nhưng không gì sánh bằng. Từng viên bò để nguyên hoặc chẻ làm đôi, làm tư thả vào chảo dầu sôi trên bếp lửa chiên vàng. Xiên từng miếng bò viên chấm vào tương ớt trộn tương cà, cắn miếng nào đã đời miệng lưỡi miếng nấy. Nhưng khi chấm mù-tạt vàng, mùi vị miếng ăn sẽ được nâng lên một cách khác thường. Ngon hơn, là món bò viên xốt cà. Món nầy chấm muối tiêu chanh. Vị chua ngọt của xốt cà, vị béo ngọt của thịt bò làm đê mê đầu lưỡi khiến bữa ăn thêm ngon miệng. Riêng bữa nhậu quây quần vài ba bạn hữu thì món bò viên xốt cà càng làm tình nghĩa anh em thêm thắm thiết.
Video đang HOT
Món không thể thiếu là lẩu bò vò viên. ể món ăn đúng điệu, hợp khẩu vị, người ta mua thêm lòng bò, nạc, gân, nạm, gầu… cùng một ít ngò gai. Nấu nồi nước lèo, cho tất cả các thứ vào, nêm nếm vừa ăn, nhắc xuống, rắc ngò gai xắt nhỏ, múc ra tô đã sắp sẵn bánh hủ tiếu hoặc bánh phở, chan tương xay, nặn chanh, trộn đều. Cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức những miếng thịt bò, lòng bò… nóng hổi trong vòm miệng sao mà ngon vậy!
Bí quyết để bò viên Châu ốc ngon là nhờ thịt bò mới xả còn nóng hổi, mua về thấm khăn sạch máu, lóc miếng cho vào cối quết. Quết tay xong, đập đến khi đủ độ thì vò viên. Cho nên, ăn bò viên Châu ốc là ta hân thưởng sự mềm mại, mịn màng, dai dai, xừn xựt của những miếng ngon nhớ đời.
5 món ngon, rẻ miền trong được nhiều người Hà Nội yêu thích
Bánh tráng trộn, bún bò... xuất hiện nhiều ở Hà Nội nhưng thực chất có nguồn gốc từ miền trong. Những món này đã được biến tấu ít nhiều để hợp vị người Hà thành.
Bún bò Huế ở Hà Nội không thể thay thế vị trí độc tôn của phở nhưng cũng chiếm được cảm tình từ không ít người dân thủ đô. Dạo khắp đường phố Hà Nội, không khó để bạn tìm thấy những hàng bán bún bò Huế, từ quán xá vỉa hè cho tới nhà hàng khang trang. Bún bò Huế ở thủ đô về cơ bản không khác nhiều phiên bản gốc với phần ăn kèm gồm tiết, thịt bò, bò viên, giò heo, chả cua, ăn kèm rau sống. Nước dùng chuẩn phải đậm vị, ngọt từ xương. So với bản gốc, bún bò Huế Hà Nội có nước dùng bớt cay hơn, hợp vị với người miền Bắc. Ảnh: Binbolt , Peashalala.
Bánh tráng trộn là món ăn vặt phổ biến với người dân miền trong, đặc biệt là TP.HCM. Món này không có quy định rõ ràng về phần "topping" nên việc biến tấu tùy vào người bán. Nguyên liệu chủ yếu là bánh tráng, trứng cút, bò khô, mực khô, được thêm sốt bơ hoặc sốt me. Người trộn phải có kỹ thuật để bánh không dai hay nhũn quá. Người Sài thành thích ngồi bên hồ Con Rùa ăn bánh tráng, uống trà tắc. Trong khi đó, dân thủ đô lại thường lê la những hàng quán nhỏ, ngồi ghế nhựa, ăn bánh tráng trộn kèm ly trà đá, nhân trần mát lạnh. Ảnh: Zimeanngon, _allaroundzen_.
Bánh xèo nổi tiếng ở khu vực miền Trung, đặc biệt là Đà Nẵng, Quy Nhơn. Điểm nổi bật của bánh xèo là lớp vỏ giòn, vàng rụm cùng phần nhân đầy đặn, gồm thịt bò, giá hoặc tôm, mực. Nước chấm bánh xèo ở miền trong thường có cả nước mắm lẫn mắm đục (mắm nêm). Tuy nhiên, đa số hàng bánh xèo ngoài Hà Nội chỉ sử dụng nước mắm. Những người từng ăn bánh xèo miền trong nhận xét phiên bản thủ đô có phần nhân kém đầy đặn nhưng giá "chát" hơn. Ảnh: Yb.eat.
Cút lộn xào me cũng là một món mang đậm hương vị Sài thành. Món này khá nổi tiếng với những bạn trẻ hay lê la quán ốc, hải sản. Tuy nhiên, ở các hàng vỉa hè truyền thống, trứng vịt lộn thường vẫn phổ biến hơn. Món cút lộn xào me có nước sốt chua cay, ăn sần sật lạ miệng. Người bán thường thêm lạc, hành phi và rau thơm. Nếu không thích nước sốt me, bạn có thể chọn cút lộn thường chấm gia vị hoặc nước chấm ốc. Ảnh: Nguyenthuylinh54, Littlequanzz
Cơm tấm là món chỉ cần nghe đã nghĩ ngay tới Sài thành. Nhiều người so sánh cơm tấm ở TP.HCM cũng đặc biệt không kém gì phở với người Hà Nội vì nó có ở khắp nơi, ăn được mọi bữa trong ngày. Cơm được nấu từ những hạt gạo tấm (gạo bị vỡ), ăn kèm với sườn nướng cháy cạnh, chả trứng, bì heo trộn thính hay trứng ốp la. Ngoài ra, nước mắm ngọt, mỡ hành, đồ muối chua cũng là thứ không thể thiếu. Ảnh: 2uang_, Normaltus.
Trời mưa ấm bụng với 5 quán lẩu bò ngon ở TP.HCM Lẩu bò sôi nóng hổi, thơm phức cùng những miếng thịt mềm ngọt là món ăn được nhiều tín đồ ẩm thực lựa chọn vào ngày mưa. Dưới đây là 5 địa chỉ gợi ý cho bạn. Lẩu bò cô Thảo nằm trong khu chợ hoa Hồ Thị Kỷ, có không gian rộng rãi, thoáng mát. Lẩu ở đây đa dạng nguyên liệu...