Bỏ việc để đi vì dốt tiếng Anh
Những ngày này, cư dân mạng đang lan truyền bài viết “Gửi bác Bộ trưởng Bộ GD-ĐT” của Võ Thị Mỹ Linh về sự khác biệt trong SGK tiếng Anh ở bậc tiểu học của Việt Nam và Nepal.
Bài viết xuất hiện trên mạng chiều 19/11, đến nay thu hút gần 12.000 người thích (like), hơn 5.000 lượt chia sẻ và hơn 1.300 bình luận (comment).
Võ Thị Mỹ Linh (nick Facebook là Va Li) cho biết vẫn chưa nhận được phản hồi từ Bộ GD-ĐT về bài viết này.
Không đổ lỗi
- Sau khi đăng lên Facebook của mình, bài viết được cộng đồng mạng chia sẻ, bình luận với tốc độ chóng mặt. Cảm giác của bạn như thế nào?
- Trong số các bạn vào bình luận, một số khen bài viết hay, một số chê bài viết dở, một số bênh vực nền giáo dục Việt Nam, còn lại phần lớn “chửi” nền giáo dục.
Mỹ Linh trong một lần leo núi tại Nepal.
Tôi cũng chẳng quan tâm các bạn khen chê gì vì đó là ý kiến cá nhân của tôi nói với bác bộ trưởng. Nhưng tôi buồn khi thấy một số bạn đổ lỗi cho nền giáo dục Việt Nam đã làm hại bạn hoặc chính con em bạn.
Tôi biết nền giáo dục còn nhiều yếu kém, nhiều bất cập nên tôi nêu ra chính kiến, chỉ ra lỗi của người soạn sách để gửi tới bác bộ trưởng.
Video đang HOT
Nhưng tôi không đổ lỗi tôi dốt tiếng Anh là tại ông bộ trưởng hay tại nền giáo dục Việt Nam vì tôi không có thói quen đổ lỗi cho ai đó. Nếu có, tôi đổ lỗi cho chính mình trước.
- Mục đích của bạn viết bài này là gì?
- Vì tôi thích viết và tôi thấy mình cần phải viết. Tôi có chính kiến, tôi không giấu nó trong lòng, tôi không thỏa hiệp với bản thân rằng: ừ, kệ đi. Nếu ai cũng lên tiếng như tôi, chắc hẳn sẽ có một kết cục khác. Các bạn muốn ăn cơm thì ít nhất phải nói cho mẹ biết các bạn đói.
Đằng này các bạn cứ nghĩ rằng mẹ mình chưa nấu cơm nên chắc có nói cũng bằng thừa thì làm sao biết mẹ có cái bánh mì đang giấu trên kệ bếp? Đừng đổ lỗi cho bất cứ ai khi chính bạn không làm chủ được cuộc đời bạn.
Tôi sống và hành động theo cách mà cha tôi đã nói khi tôi còn nhỏ: “Your life is yours, not mine! – Cuộc đời này là của bạn, chứ không phải của ai khác”.
Không muốn mình hèn
- Bỏ việc để đi du lịch Ấn Độ, Nepal và đặc biệt là câu chuyện kiên cường khi thoát nạn trong trận bão tuyết hồi tháng 10 vừa qua, Mỹ Linh được nhiều người ngưỡng mộ, theo dõi. Bạn suy nghĩ gì về điều này?
- Một số bạn thần tượng tôi như anh hùng sau chuyện tôi leo núi và sống sót. Thật ra tôi đâu phải anh hùng, tôi là một cô gái bình thường leo núi với mục đích tầm thường. Năm 22 tuổi, công việc của tôi là viết báo, kiếm hợp đồng PR, viết văn viết thơ viết truyện, bán chữ để kiếm tiền. Mức thu nhập của tôi hằng tháng hơn 20 triệu đồng, với những người ở độ tuổi 22, nhiêu đó cũng gọi là bằng lòng.
Sau đó, tôi chuyển việc sang ngân hàng và rồi từ bỏ tất cả để đi vì tôi thấy mình dốt tiếng Anh. Tôi ước mơ du học nhưng mãi không được, nên cuối cùng chọn phương pháp du lịch để học.
Tôi đánh đổi số tiền tiết kiệm bao năm để đi, đánh đổi chuyện mất việc để đi, vì tôi không muốn mình hèn và tôi không muốn khi mình đứng nói chuyện với người nước ngoài thì lo lắng, sợ sệt.
Vì tôi biết nếu tôi dốt tiếng Anh thì lỗi tại tôi chưa tìm đủ mọi cách để học tiếng Anh trước chứ không phải tại nền giáo dục yếu kém.
Trước lúc bỏ việc đi du lịch, tôi có đọc bài viết về một cô gái đi du lịch rất nhiều nơi. Khi cô kể về những nơi đã đi, mọi người đều trầm trồ ngưỡng mộ, ai cũng ước đi được như cô. Cô gái ngạc nhiên hỏi họ muốn đi thế sao không đi.
Họ lập tức viện ra rất nhiều lý do, đổ lỗi cho rất nhiều thứ, nào là bận chồng con, nào là thiếu tiền bạc, nào là tuổi tác đã không còn phù hợp.
Cô gái buồn cười và kết luận rằng nếu bạn muốn đi mà cứ chần chừ như thế thì ai sẽ thực hiện giấc mơ chu du ấy cho bạn. Thế nên tôi cũng muốn hỏi các bạn là nếu các bạn muốn học tiếng Anh nhưng cứ đổ lỗi tại thế này thế kia thì ai sẽ học thay cho bạn?
Bạn đang ở Nepal?
- Vâng, tôi đang ở làng Ảuchour, quận Syanja, Nepal. Tôi ở đây đã được nửa tháng. Mỗi ngày tôi đến trường Sarbodaya chơi với học sinh ở đây, hỗ trợ thầy cô dạy tiếng Anh cho học sinh. Hết giờ ở trường thì tôi về nhà, đi ra đồng làm ruộng, cắt cỏ với bà con.
Tôi chẳng giúp được gì cho họ nhiều, chủ yếu là tôi thích cảm giác trải nghiệm, sống cùng người bản địa để hiểu cuộc sống, văn hóa của họ.
Theo Phước Tuần/Báo Tuổi trẻ
Cậu bé 10 tuổi treo cổ tự tử vì bị điểm kém tiếng Anh
Một cậu bé người TQ được tìm thấy đã chết sau khi cậu treo cổ tự vẫn trong phòng ngủ của mình vì áp lực khi được điểm kém môn Tiếng Anh gây xôn xao dư luận.
Mới đây, dư luận Trung Quốc đang xôn xao trước sự việc Xiaohuan, một cậu bé 10 tuổi ở quận Phiên Ngung, Quảng Châu, Trung Quốc đã được bà ngoại phát hiện đã chết khi treo cổ trên bậu cửa sổ trong phòng ngủ của mình.
Không lâu trước khi tự vẫn, cậu bé đã viết trong nhật ký của mình: "Tôi chỉ đạt 39 điểm trong kỳ thi tiếng Anh. Tôi rất hối hận vì đã không nghe bà ngoại của tôi ngày hôm qua. Tôi sẽ dành nhiều thời gian xem lại bài học của mình trong thời gian tới trước khi kỳ thi".
Chân dung Xiaohuan.
Theo Tân Hoa Xã, Xiaohuan hiện đang là học sinh tiểu học, lớp 5. Cậu bé có quê gốc ở tỉnh Giang Tây, nhưng đang sống với ông bà ở quận Phiên Ngung khi cha mẹ làm việc xa nhà tại Giang Tô.
Vào khoảng 4 giờ 30 chiều thứ Năm, cậu bé trở về nhà từ trường học với bài thi tiếng Anh của mình. Khi bà biết được rằng Xiaohuan không đạt điểm cao, bà đã mắng cậu bé rằng: "Cháu có thể đạt hơn 80 điểm trước kia, làm thế nào mà bây giờ cháu chỉ được có 39 điểm lần này? Cháu không nên la cà đi chơi sau giờ học mà nên ở nhà xem lại bài học của cháu hai giờ một ngày". Xiaohuan nghe mắng không nói gì mà chỉ cười sau đó đi vào phòng ngủ của mình để làm bài tập về nhà.
"Không có dấu hiệu cho thấy bất kỳ tâm trạng khác của Xiaohuan", bà ngoại của cậu bé cho biết.
Vào khoảng 5giờ 30, bà mang bữa ăn tối lên cho Xiaohuan. Khi đẩy cánh cửa ra, bà đã vô cùng hoảng sợ khi thấy Xiaohuan quỳ ở cửa sổ, phía dưới là một cái gối đếm. Một sợi dây đã được thắt vào cổ cậu bé và treo lên khung sắt cửa sổ. Bà ngoại vội vã đưa Xiaohuan xuống nhưng đôi môi của cậu bé đã chuyển màu tím. Cậu bé đã ngừng thở khi bà ngoại phát hiện, tại hiện trường cảnh sát cũng loại trừ khả năng giết người.
Gia đình của Xiaohuan tin rằng hình phạt mà cậu bé nhận được ở trường cùng với áp lực học hành là nguyên nhân cái chết của cậu bé. Tuy nhiên Ôôg Huang, giáo viên của Xiaohuan, nói với các phóng viên rằng cậu bé đã thực sự đã có một số tiến bộ trong kỳ thi giữa kỳ. Mặc dù cậu bé không làm tốt bài thi tiếng Anh nhưng đã vượt qua cả hai môn Toán và Tiếng Trung.
Hiệu trưởng cho rằng hình phạt của các giáo viên khi học sinh bị điểm kém là rất bình thường: "Các giáo viên đã yêu cầu một số học sinh đứng lên, bao gồm Xiaohuan, nhưng chỉ đứng khoảng một hoặc hai phút". Vị hiệu trưởng nói thêm: "Chúng tôi sẽ hợp tác với cảnh sát điều tra rõ sự việc và mỗi chúng ta nên chịu trách nhiệm vè việc giáo dục những đứa trẻ..."
Vụ án vẫn đang được tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo Lê Nguyên/Báo Dân Việt
Clip học trò làm DJ, cô giáo đọc rap giảng bài Mời sinh viên lên bục giảng làm DJ, cô giáo Nguyễn Phương Linh ngẫu hứng đọc rap bảng động từ bất quy tắc trong giờ học tiếng Anh. Clip hơn 2 phút ghi lại bài học tiếng Anh thú vị tại trường CĐ FPT Polytechnic Hà Nội. Khi dạy động từ bất quy tắc, cảm nhận học sinh chưa hiểu rõ cách phát...