Bộ Văn hóa đề nghị xử lý dứt điểm vụ xâm phạm di tích chùa Vàng
Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội về việc xử lý xâm phạm di tích quốc gia chùa Vàng (xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội).
Liên quan đến việc nhiều phật tử chùa Vàng (xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) kêu cứu về việc di tích chùa Vàng bị một nhóm người xâm phạm đất đai nghiêm trọng, phóng viên Báo điện tử Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch.
Ông Cương cho biết, Bộ đã có văn bản gửi Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) và UBND TP Hà Nội về việc xử lý xâm phạm di tích quốc gia chùa Vàng.
Trụ sở Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch. (Ảnh: Nguyễn Dương).
Theo nội dung văn bản gửi UBND TP Hà Nội, liên quan đến việc xâm phạm khuôn viên, tường bao, cây xanh di tích quốc gia chùa Vàng, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo cơ quan chức năng (Cục Di sản văn hóa) có văn bản yêu cầu Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP Hà Nội kiểm tra tình hình thực tế, đề xuất phương án bảo vệ di tích, xử lý khắc phục việc xâm phạm di tích.
Tuy nhiên, hiện nay, báo chí vẫn tiếp tục phản ánh các vấn đề liên quan đến công tác quản lý di tích này, trong đó có nội dung xây dựng sân bóng trong khu vực II của di tích,…
Nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về di sản văn hóa và các quy định pháp luật khác có liên quan, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tập trung xử lý dứt điểm vụ việc, thông báo kết quả giải quyết về Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, tránh gây bức xúc kéo dài trong nhân dân và cộng đồng, xã hội.
Trước đó, theo đơn phản ánh của các phật tử chùa Vàng là đại diện cho các hộ dân ở thôn Vàng, xã Cổ Bi (Gia Lâm, Hà Nội): Ngày 9/12/2020, một nhóm người ngang nhiên xông vào khuôn viên khu vực II bảo vệ di tích của chùa Vàng, rồi chặt cây, phá tường, sau đó lại xây thụt vào phía trong.
Video đang HOT
Ngày 9/12/2020, chùa Vàng đã bị xâm phạm, bị chặt cây, phá tường, các cơ quan đã lập biên bản nhưng chưa xử lý. (Ảnh: Phạm Sỹ).
Theo công văn số 547/UBND-VHTT, ngày 11/3/2021 của UBND huyện Gia Lâm: Di tích Đình – Chùa thôn Vàng (xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ban hành Quyết định số 65-QĐ/BT ngày 16/1/1995, công nhận là di tích Kiến trúc – Nghệ thuật. Hồ sơ xếp hạng lập năm 1994, trong đó có: Biên bản đề nghị xếp hạng di tích ngày 14/10/1994 của Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội lập (nay là Sở Văn hóa và Thể thao) và Bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích Đình và Chùa thôn Vàng, xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội tỉ lệ 1/1000 (trích lục bản đồ số 01 năm 1974); theo đó, khu vực bảo vệ di tích gồm 2 vùng: Khu vực I: Tổng diện tích 4.752 m2; khu vực II: diện tích 1.297m2 (kho hợp tác xã).
Điều 2 Quyết định số 65-QĐ/BT ngày16/1/1995 xếp hạng di tích quy định rõ: “Nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác, xây dựng trong khu vực bảo vệ của di tích đã khoanh vùng. Trường hợp đặc biệt sử dụng đất đai ở di tích lịch sử văn hóa danh lam thắng cảnh, phải được phép của Bộ trưởng Văn hóa – Thông tin” (nay là Bộ VHTTDL). (Ảnh: Nguyễn Dương).
Thực hiện Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 24/5/2012 của UBND TP Hà Nội về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn Hà Nội, ngày 3/10/2017, UBND huyện Gia Lâm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đình thôn Vàng cho cộng đồng dân cư thôn Vàng ( cùng sử dụng với cộng đồng dân cư thôn Vàng 1, Vàng 2, Vàng 3) thửa đất số 9 14 97(2), tờ bản đồ số 3 5; tổng diện tích là 2962,4 m2; hình thức sử dụng: Sử dụng chung; mục đích sử dụng: đất tín ngưỡng.
Ngày 27/12/2019, UBND TP Hà Nội ban hành các quyết định số 7331/QĐ-UBND về việc giao 2761,3 m2 đất (khu I) tại xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội cho chùa Vàng để tiếp tục sử dụng vào mục đích tôn giáo; số 7332/QĐ-UBND về việc giao 510,4 m2 đất (khu II) tại xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội cho chùa Vàng để tiếp tục sử dụng vào mục đích tôn giáo.
Ngày 20/1/2020, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội cấp 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: CU 341941 với diện tích 2761,3 m2 (khu I) và số CU 341901 với diện tích 510,4 m2 (khu II) cho chùa Vàng, xã Cổ Bi.
Khu vực bảo vệ II của di tích bị đập phá và xây lùi tường bao vào trong. (Ảnh: Nguyễn Dương).
Cũng theo văn bản của UBND huyện Gia Lâm, ngày 15/1/2021, Tổ công tác của UBND xã Cổ Bi tiến hành kiểm tra hiện trạng sử dụng đất chùa Vàng, đã phát hiện Tiểu ban quản lý di tích và một số nhân dân thôn Vàng đang thi công san lấp, dọn dẹp, đào móng xây tường để mở rộng đường với chiều dài khoảng 70 m, rộng khoảng 2 m thuộc phần đất nhà kho hợp tác cũ, khu vực II bảo vệ di tích; Tổ công tác đã lập biên bản yêu cầu dừng toàn bộ hoạt động thi công tại khu vực di tích và hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép cải tạo, sửa chữa, xây dựng trên đất di tích theo qui định của pháp luật.
Đình chùa Vàng được xếp hạng di tích quốc gia năm 1995. (Ảnh người dân cung cấp).
Còn theo báo cáo ngày 5/2/2021, do ông Nguyễn Văn Phước, Chủ tịch UBND xã Cổ Bi ký, giải thích: Việc xâm phạm đất chùa Vàng nói trên là do đây là đoạn đường hẹp, hay xảy ra tai nạn. Đồng thời, gắn với chủ trương cải tạo, nâng cấp các tuyến đường liên thôn nên lãnh đạo và nhân dân thôn Vàng đã tiến hành họp quân dân chính thống nhất đề xuất mở rộng tuyến đường dài khoảng 70 m.
“Liên quan đến phần đất này mở rộng đường này, trụ trì chùa Vàng là sư thầy Thích Thanh Tâm không đồng thuận do đất đã được cấp sổ đỏ cho chùa Vàng”, nội dung trong báo cáo của UBND xã Cổ Bi viết.
"Những lúc đất nước khó khăn, các giá trị văn hóa tốt đẹp phát huy mạnh mẽ"
"Thực tiễn đã chứng minh, những lúc đất nước khó khăn thì các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc được khơi dậy và phát huy mạnh mẽ", Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nói.
Sáng 24/11, phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, trong dòng chảy của văn hóa Việt Nam sau 35 năm đổi mới cho thấy, nhận thức về văn hóa, xã hội, con người ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn. Tư tưởng, đạo đức và lối sống - lĩnh vực then chốt của văn hóa đã có những chuyển biến tích cực; hệ thống chính sách pháp luật về văn hóa tiếp tục được hoàn thiện, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia tích cực vào hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa.
"Thực tiễn đã chứng minh, những lúc đất nước khó khăn thì các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc được khơi dậy và phát huy mạnh mẽ; lòng yêu nước, tinh thần tương thân, tương ái, sống có nghĩa, có tình, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam lại càng tỏa sáng; cả dân tộc kết thành một khối thống nhất về ý chí và hành động", ông Hùng chia sẻ.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (Ảnh: Quốc Chính).
Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển, theo ông Hùng, lĩnh vực văn hóa còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Cụ thể, đã xuất hiện các hiện tượng văn hóa tầm thường, dễ dãi, mang tính thị trường; các biểu hiện "lệch chuẩn" trong hưởng thụ văn hóa. Môi trường văn hóa, đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, văn minh công cộng chưa được xây dựng theo hướng văn hóa...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chỉ rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do nhận thức của một số cấp ủy đảng, các cấp, các ngành và một bộ phận xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa tuy đã được nâng lên nhưng thực sự chưa đầy đủ, chưa sâu sắc; chưa quan tâm đúng mức công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thể chế hóa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Đầu tư cho văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch ở cả trung ương và địa phương chưa tương xứng với vai trò, vị trí của ngành trong điều kiện phát triển chung của đất nước.
Theo ông Hùng, trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. "Nhưng khó khăn, thách thức của ngày hôm nay cũng chính là động lực thúc đẩy tìm ra sự kết nối logic giữa nguồn tài nguyên văn hóa dồi dào với quyết tâm chính trị cao, lựa chọn các giải pháp mang tính chiến lược, khả thi nhằm biến văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước", ông Hùng nhấn mạnh.
Ý thức được trách nhiệm của ngành văn hóa, ông Hùng cho biết, sẽ làm tốt vai trò tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền để văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị. Xác định nhiệm vụ tham mưu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phát triển văn hóa, thể thao và du lịch là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên, đột phá phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ, trên cơ sở xuất phát từ thực tiễn.
Triển khai thực hiện chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 với 3 trụ cột tăng cường đầu tư, đổi mới sáng tạo và đột phá thể chế nhằm phát huy vai trò của trụ cột văn hóa gắn liền với trụ cột kinh tế, chính trị, xã hội theo hướng phát triển bền vững. Chú trọng đổi mới sáng tạo nhằm khuyến khích, phát huy tối đa các nguồn tài nguyên văn hóa, năng lực sáng tạo của toàn dân, đặc biệt là sức sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ để ngày càng có nhiều tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật có giá trị cao nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam.
Tập trung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bảo đảm mọi thành viên của cộng đồng được phát triển các năng lực sáng tạo. Tập trung ưu tiên xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức thượng tôn pháp luật, xây dựng văn hóa trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, văn hóa doanh nghiệp và mỗi gia đình là những đơn vị văn hóa thực chất.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, khi nhiệm vụ xây dựng văn hóa trở thành thường trực, nền tảng văn hóa được hình thành tự nhiên, tự nguyện trong mỗi cộng đồng, trong mỗi người thì khả năng chọn lọc cái tinh tế, tốt đẹp, định vị bản thân, giá trị, bản sắc dân tộc gắn với khát vọng hội nhập, cống hiến sẽ trở thành lá chắn mềm loại trừ cái phản cảm, phi văn hóa.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho rằng, sự hoàn thiện con người cần và chỉ có thể thực hiện được trong văn hóa và bằng văn hóa. Do đó, cần xác định và thực hành hệ giá trị con người Việt Nam với những phẩm chất phù hợp yêu cầu của thời đại mới như yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
Ông Hùng cho rằng, văn hóa giữ vai trò điều tiết xã hội bằng hệ thống giá trị, chuẩn mực văn hóa của cộng đồng, văn hóa giữ vai trò định hướng sự phát triển của xã hội bằng mục đích nhân văn của mình và cột mốc văn hóa trong tâm trí con người luôn là cột mốc vững chắc nhất. Do vậy, đầu tư cho văn hóa là đầu tư lâu dài để hướng tới tương lai. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề nghị, Đảng và Nhà nước quan tâm, hỗ trợ và xây dựng một chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa.
Các doanh nghiệp 'vùng xanh' Hà Nội tái sản xuất Việc Hà Nội phân chia mức độ giãn cách thành 3 vùng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp "vùng xanh" khôi phục sản xuất. Công nhân Nhà máy Nhôm Đô Thành (huyện Gia Lâm) sản xuất tại chỗ. Doanh nghiệp "vùng xanh" khởi động Huyện Gia Lâm (Hà Nội) là "vùng xanh" đầu tiên ở Thủ đô thực hiện...