Bỏ túi những kinh nghiệm điều khiển xe đoạn đường đèo dốc
Những chuyến đi đường dài khó mà tránh khỏi những đoạn đường đèo núi, địa hình dốc núi. Vì thế khi di chuyển trong điều kiện đó bạn nên bỏ túi những kinh nghiệm lái xe ô tô trên đường đèo dốc.
Do đặc điểm đặc thù của những cung đường miền núi là có rất nhiều khúc cua liên tục nên bạn hầu như phải liên tục làm việc với chiếc vô lăng. Kinh nghiệm cùng khả năng ước lượng độ gấp của khúc cua để đánh lái vừa đủ là yếu tố quan trọng giúp cho chiếc xe của bạn có thể chạy ổn định và luôn nằm trên phần đường quy định của mình.
Ảnh minh họa
Đặc biệt lưu ý với những tài xế hay có thói quen xoa vô lăng bằng 1 tay, thói quen này là điều cực kì nguy hiểm điều này cực nguy hiểm khi chạy xe trên những cung đường đèo dốc. Bởi tại các khúc cua gắt luôn đòi hỏi lực giữ vô lăng lớn hơn so với khi ta chạy đường bằng.
Nếu như chẳng may tuột tay thì hậu quả có thể xảy ra thật là khó lường. Hãy nắm vô lăng ở tại các vị trí 3 và 9 theo mặt đồng hồ để đảm bảo khi 2 tay trở về vị trí cân bằng để điều khiển đảm bảo chiếc xe của bạn đang ở trạng thái đi thẳng và khi đó bạn sẽ không bị mất phương hướng.
Không thốc ga và phanh gấp
Thực tế tại những cung đường đèo dốc ngoằn nghèo, việc người dùng cố gắng tăng tốc ở những đoạn thẳng là điều vô nghĩa bởi: Khi bạn vừa mới đạt tốc độ tương đối thì đã phải phanh dúi dụi khi vào những khúc cua gấp rồi ngay sau đó lại phải đạp mạnh ga để trở lại bởi khi phanh quá mạnh và gấp khiến chiếc xe của xe bạn đã bị thất tốc và không còn đà khi đi ra khỏi khúc cua này. Và cho dù chạy giật cục như vậy nhưng chiếc xe của tay lái mới vẫn không thể nào đuổi kịp xe đi trước của tay lái già kinh nghiệm.
Video đang HOT
Với lái xe có kinh nghiệm, xe luôn chạy ở tốc độ vừa phải. Trước khi tiến vào cua hầu như không thấy phanh mà chỉ tiến hành giảm ga. Như vậy xe còn khá nhiều đà sau khi thoát cua nên chỉ cần đạp nhẹ ga là xe đã có thể trở lại tốc độ cần thiết để di chuyển cũng như xử lí những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Đi hàng trăm km mà chỉ phanh vài lần, đó chính là điều khác biệt cơ bản của kĩ năng lái xe. Ngoài việc có thể tiết kiệm đáng kể nhiên liệu, chạy xe đúng cách còn giúp hành khách trên xe bớt mệt mỏi hơn nhiều so với cách chạy giật cục của lái mới. Đi chơi mà tới nơi hành khách mệt rũ ra như ốm thì chắc chắn giá trị chuyến đi sẽ giảm rất nhiều.
Trên đây là những kinh nghiệm lái xe đèo dốc vừa an toàn, nhàn nhã lại tiết kiệm nhiên liệu mà các tài xế có thể học hỏi cho những chuyên du lịch sắp tới.
Những trường hợp nào bạn nên tắt điều hòa khi lái xe
Tắt điều hòa khi đi qua vùng ngập hay tắt điều hòa trước khi leo dốc là những lưu ý hữu ích mà ít lái xe để ý
Điều hòa ô tô là một trong những trang bị quan trọng trên xe hơi, tác động không nhỏ đến trải nghiệm của người dùng. Nhiều người cho rằng, điều hòa chỉ là trang bị tiện nghi, không ảnh hưởng quá nhiều đến độ bền của chiếc xe. Tuy nhiên, thực tế việc sử dụng điều hòa sai cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bạn và xế cưng. Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê những trường hợp mà bạn nên tắt điều hòa ô tô để tránh làm hại cho xe.
1. Tắt điều hòa trước khi tắt máy xe
Một trong những lời khuyên thường được nghe nhiều nhất chính là tắt điều hòa ô tô trước khi tắt máy xe, nguyên nhân là để khi khởi động máy thì chiếc xe sẽ không phải "cõng" thêm điều hòa, từ đó giảm bớt tiêu hao nhiên liêu và điện ắc quy.
Theo hathanhauto.vn, việc bật hay tắt điều hòa vốn không ảnh hưởng nhiều tới phần cứng của xe, bởi ECU của hầu hết các mẫu xe đời mời đều sẽ tự động tắt các hệ thống hỗ trợ để tập trung điện cho động cơ khi khởi động. Bạn có thể tự kiểm chứng điều này thông qua việc đề nổ xe. Bởi dù vẫn bật công tắc điện nhưng các chi tiết như đèn, radio sẽ tự động ngắt một vài giây khi đề nổ, ở trường hợp này thì điều hòa cũng tương tự.
Dù vậy, việc tắt điều hòa trước khi dừng xe vẫn được khuyến cáo là nên làm, nhưng không phải là để tốt cho động cơ mà là do chính bạn. Cụ thể, việc tắt điều hòa trước khi tắt máy xe một vài giúp sẽ giúp không khí trong xe có nhiệt độ gần với nhiệt độ ngoài trời hơn, giúp bạn không bị sốc nhiệt khi mở cửa xe. Vậy nên, bạn nên tắt điều hòa trước khi kết thúc chuyến đi khoảng 1-2 phút, đồng thời chạy quạt gió để làm khô cửa gió, tránh tụ ẩm sinh nấm mốc gây mùi.
2. Tắt điều hòa trước khi vào đoạn đường ngập
Lời khuyên thứ 2 là bạn nên tắt điều hòa trước khi chạy xe qua đường ngập nước. Cụ thể, bạn nên tắt điều hòa và hạ kính xuống. Nguyên nhân là bởi điều hòa luôn có quạt thông gió để lấy không khí từ ngoài trước. Tuy nhiên, nếu đoạn ngập quá cao thì quạt thông gió sẽ biến thành bơm hút nước vào động cơ, thậm chí có thể hút cả rác vào khiến động cơ quá tải.
Bên cạnh đó, việc tắt điều hòa cũng giúp giảm bớt gánh nặng cho chiếc xe đang phải vất vả chống lại sức nước của đoạn ngập. Bạn cần biết rằng xe đi qua chỗ ngập có độ ì rất lớn và cần phải chạy công suất cao.
3. Tắt điều hòa khi leo dốc với xe cũ
Theo autopro.vn, Nếu như xe bạn quá cũ, quá cùi hay đơn giản là động cơ vốn nhỏ yếu thì nên tắt bớt điều hòa trước khi leo dốc cao. Nguyên nhân là để giảm tải cho chiếc xe, bởi chạy dốc ngốn của chiếc xe rất nhiều năng lượng, nhưng bạn cũng chú ý là không nên mở cửa kính khi chạy lên dốc, bởi nhiều khu vực dốc cao có sương mù sẽ rất dễ gây đọng nước kính khi mở cửa, dẫn đến giảm tầm nhìn người lái.
Quy tình tắt điều hòa chạy dốc như sau: để số D khi lên dốc, trong trường hợp dốc cao 10% thì chuyển số 2 hoặc L, tắt điều hòa. Nếu xuống dốc thì chạy số L hoặc 2, bật điều hòa có AC. Khi phanh cũng không nên đệm phanh vì có thể gây nóng và mòn phanh nhanh. Trong trường hợp đường nhiều đèo núi thì nên nghỉ ngơi chứ không nên cố sức đi hết 1 lượt đèo.
4. Tắt điều hòa khi xe sắp hết xăng
Một khi xe chuẩn bị hết xăng thì bạn nên giảm tải bất cứ thứ gì có thể, bao gồm cả điều hòa. Thực tế, việc tắt điều hòa cũng giúp bạn tránh hao phí xăng và cũng ngăn xe bị chảy nước khi đậu.
Cần chú ý là khi tắt điều hòa vẫn nên giữ lại quạt gió để làm không khí trong xe đủ thoáng. Thực tế, dù bạn bấm xong nút ngắt clutch tắt bơm A/C thì trong xe vẫn sẽ mát thêm vài phút vì áp suất Freon bên dàn lạnh (evaporator) vẫn chưa về cân bằng.
Đối với điều hòa chỉnh tay thì bạn nên tắt điều hòa trong nhiều trường hợp hơn, ví dụ như leo dốc cao, chạy xe trên khu vực có không khí loãng, máy cũ yếu, xăng bẩn, nắp thùng nước radiator bị hở, lọc gió quá dơ bị ngẹt...
Cần biết rằng các chi tiết như quạt gió và dĩa côn của bơm điều hòa cũng ngốn khá nhiều điện nên bạn có thể tắt điều hòa để đề phỏng xả hết bình điện, khiến xe chết máy không đè được. Đây là kinh nghiệm sử dụng ô tô rất cần thiết nếu như bạn sống ở khu vực tắc đường, thường xuyên phải chạy quãng ngắn ở tốc độ RPM thấp, bị kẹt khiến xe chỉ nhích từng tí nhiều giờ. Được biết, nếu bị tắc đường quá lâu, máy phát điện alternator trong xe có thể không phát ra điện thế đủ cao để recharge bình điện.
5. Không bật điều hòa khi xe chưa nổ máy
Đối với thời tiết "dở dở ương ương" của Việt Nam, nhiều người có thói quen cứ vào xe là bật điều hòa, kể cả khi xe chưa nổ máy. Tuy nhiên, bạn không biết rằng việc bật điều hòa trước khi nổ máy sẽ khiến ắc-quy phải gắng sức để chạy quạt gió. Nếu duy trì như vậy thì tuổi thọ ắc-quy sẽ không cao do thường xuyên phải chịu tải bất ngờ. Vậy nên, bạn cần chú ý không nên bật điều hòa trước khi nổ máy và nhớ tắt điều hòa trước khi xuống xe.
Những tối kỵ với bà bầu khi lái xe ô tô Khi mang bầu việc lái xe với phụ nữ cũng trở nên khó khăn hơn. Những lưu ý này sẽ giúp các "mẹ bầu" đảm bảo an toàn cho cả mình và thai nhi. Ảnh minh họa Không nên lái xe trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ Không phải thời điểm nào trong thai kỳ cũng tốt cho mẹ...