Bỏ túi ngay tần suất ‘lý tưởng’ để thưởng thức gà rán mà không gây hại sức khỏe
Gà rán là món ăn khoái khẩu của nhiều người bởi hương vị thơm ngon, giòn rụm. Tuy nhiên, việc ăn gà rán mỗi ngày có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Ăn gà rán bao nhiêu lần một tuần mới tốt?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không nên ăn gà rán quá 1-2 lần/tuần để đảm bảo sức khỏe. Mỗi lần ăn với một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều trong một lần để tránh dư thừa calo và chất béo.
Gà rán cũng chỉ nên ăn vào bữa chính, hạn chế ăn khuya hoặc trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ưu tiên tự chế biến gà rán tại nhà để kiểm soát nguyên liệu, hạn chế dầu mỡ và gia vị, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Không nên ăn gà rán quá 1-2 lần/tuần để đảm bảo sức khỏe. Ảnh: Eat This Not That
Khi chế biến, bạn nên sử dụng ức gà hoặc các phần nạc, hạn chế da gà để giảm lượng chất béo bão hòa. Chỉ áo một lớp bột mỏng vừa đủ bám đều miếng gà, chiên ở nhiệt độ vừa phải để gà chín vàng đều mà không bị cháy.
Để ăn gà rán mà không lo gây hại cho sức khỏe, bạn cũng có thể kết hợp món ăn quốc dân này với các loại salad rau củ, trái cây hoặc ngũ cốc nguyên hạt. Rau xanh cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp cân bằng dinh dưỡng, giảm cảm giác ngán và hỗ trợ tiêu hóa.
Trong khi đó, trái cây bổ sung vitamin, chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch và thanh lọc cơ thể. Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp chất xơ và năng lượng lâu dài, giúp bạn no lâu và hạn chế cảm giác thèm ăn vặt.
Tác hại tiềm ẩn của việc ăn quá nhiều gà rán
Video đang HOT
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Gà rán được chế biến bằng cách chiên rán trong dầu nóng, tạo ra lượng lớn chất béo bão hòa và trans fat – “kẻ thù” số 1 của tim mạch. Lượng chất béo dư thừa này tích tụ trong cơ thể, làm tăng cholesterol xấu (LDL), giảm cholesterol tốt (HDL), dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, tăng huyết áp, và gia tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Nguy cơ béo phì và lão hóa
Gà rán chứa lượng calo cao, đặc biệt khi kết hợp với các loại sốt và đồ ăn kèm. Việc nạp quá nhiều calo mà không tiêu hao đủ sẽ dẫn đến tích tụ mỡ thừa, gây béo phì, ảnh hưởng đến ngoại hình và sức khỏe. Hơn nữa, quá trình chiên rán ở nhiệt độ cao sinh ra các hợp chất acrylamide – tác nhân gây ung thư và thúc đẩy lão hóa.
Ăn nhiều gà rán gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cới sức khỏe. Ảnh: Eat This Not That
Gánh nặng cho hệ tiêu hóa
Gà rán khó tiêu hóa do lớp vỏ chiên giòn và lượng dầu mỡ cao. Việc ăn nhiều gà rán mỗi ngày có thể khiến hệ tiêu hóa quá tải, dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, táo bón, trào ngược axit dạ dày, và ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng.
Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Quá trình chiên rán gà ở nhiệt độ cao tạo ra các hợp chất hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) và amin thơm dị vòng heterocyclic (HCAs) – những chất có khả năng gây ung thư. Việc thường xuyên tiếp xúc với các chất này qua việc ăn gà rán có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư tuyến tụy, và một số bệnh ung thư khác.
Suy giảm hệ miễn dịch
Chế độ ăn nhiều gà rán có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin, khoáng chất, chất xơ, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch suy yếu khiến cơ thể dễ mắc bệnh, sức đề kháng kém, và dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài.
Gà rán là món ăn ngon nhưng không nên lạm dụng. Hãy thưởng thức gà rán một cách điều độ, kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Cách sử dụng màng bọc thực phẩm không gây hại đến sức khỏe
Hiện nay, sử dụng màng bọc thực phẩm được rất nhiều người dùng để bảo quản hoặc đóng gói sản phẩm, thức ăn.
Tuy nhiên, bạn cần phải biết những lưu ý dưới đây để sử dụng màng bọc thực phẩm không gây hại cho sức khỏe.
Vậy màng bọc thực phẩm nên dùng như nào để không gây hại sức khỏe, có thể sử dụng trong lò vi sóng được không...?
Phân biệt các loại màng bọc thực phẩm
Hiện nay màng bọc trên thị trường được chia làm hai loại, loại thông thường chủ yếu được sử dụng để bảo quản thực phẩm, bọc thức ăn cất trong tủ lạnh; loại thứ hai là màng bọc lò vi sóng, có thể sử dụng trong lò vi sóng.
Không nên dùng màng bọc những thực phẩm ở môi trường acid, kiềm hoặc nhiệt độ cao.
Loại màng bọc thông thường là màng bọc PE và PVC, được sử dụng để bọc rau, trái cây, thức ăn thừa. Hai loại màng này đều không chịu được nhiệt độ cao, chỉ có thể sử dụng để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, giúp giữ rau quả, thực phẩm được lâu hơn. Đặc biệt với loại màng bọc PVC, nếu bạn cho vào lò vi sóng, các chất độc có thể kết tủa, gây hại cho sức khỏe.
Màng bọc PMP và PVDC có thể sử dụng trong lò vi sóng. Cả hai loại màng này đều có thể chịu được nhiệt độ cao, khoảng từ 140 độ C tới 180 độ C. Sản phẩm thường được nhà sản xuất ghi chú rõ ràng "Có thể sử dụng trong lò vi sóng" trên nhãn mác ngoài bao bì. So với màng bọc thông thường thì hai loại màng bọc dùng trong lò vi sóng có giá thành cao hơn nhiều.
Những lưu ý khi dùng màng bọc thực phẩm
Do màng bọc thực phẩm có nhiều ưu điểm như giá thành rẻ, gọn nhẹ, tiện lợi... nên nhu cầu sử dụng ngày một lớn. Để giảm bớt những nguy hại khi sử dụng, bạn cần lưu ý:
Không bọc thực phẩm nhiều dầu mỡ. Không nên dùng màng bọc thực phẩm bọc đồ ăn chín, đồ ăn nóng và những thực phẩm chứa dầu mỡ vì sau khi tiếp xúc với chúng, thành phần hóa học trong màng bọc sẽ dễ dàng phản ứng với thực phẩm, gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.
Không nên dùng bọc những thực phẩm ở môi trường acid, kiềm hoặc nhiệt độ cao. Các chất độc hại này thôi nhiễm vào thực phẩm sẽ tác động đến hệ thống nội tiết gây ảnh hưởng sức khỏe.
Không bọc sát vào thực phẩm. Màng bọc cần cách thực phẩm ít nhất 2,5cm vì nếu bọc trực tiếp, các chất có hại trong màng bọc có thể thôi nhiễm, thâm nhập vào thực phẩm, gây hại khôn lường cho sức khỏe. Vì thế, nên để thực phẩm trong hộp thủy tinh rồi mới bọc bằng màng thực phẩm.
Không dùng màng để bọc những cà rốt, dưa chuột, đậu đũa vì sẽ khiến hàm lượng vitamin C của những củ, quả này giảm đi nhiều.
Không dùng khi có mùi lạ. Sau khi mua về sử dụng, bạn cần bảo quản màng bọc ở nơi có nhiệt độ trung bình. Nhiệt độ cao hoặc quá thấp dễ làm màng bọc biến chất và sinh độc tố. Đặc biệt, bạn không nên sử dụng màng bọc có dấu hiệu nấm mốc, bị sun, có mùi lạ.
Có nên dùng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng?
Trên thực tế, rất nhiều bà nội trợ thường xuyên dùng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng khi cần đậy kín để làm nóng hay làm chín thực phẩm mà không gây mất nước. Cách này có an toàn không?
Màng bọc thực phẩm được nhiều người sử dụng.
Để biết có nên dùng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng hay không, bạn hãy chú ý ký hiệu trên hộp hay bao bì sản phẩm có đủ điều kiện dùng trong lò vi sóng hay không, vì màng bọc chất liệu khác nhau sẽ có công dụng khác nhau, không phải loại nào cũng dùng được trong lò vi sóng.
Người dùng nên bọc màng thực phẩm với bề mặt thức ăn khoảng cách tối thiểu 2,5 cm, để đảm bảo màng bọc không bị vỡ, khi thức ăn trong bát có nhiệt độ tăng cao.
Ngoài ra, sau khi bọc thực phẩm, bạn nên dùng tăm chọc nhẹ một vài lỗ trên bề mặt màng bọc trước khi cho vào lò để làm bay hơi nước, tránh vỡ lớp màng bọc.
5 chất bổ sung có thể gây hại cho thận Sai lầm khi nghĩ rằng các chất bổ sung không thể gây ra bất kỳ thiệt hại hoặc tương tác bất lợi nào, do chúng đến từ các nguồn tự nhiên và có sẵn không cần kê đơn. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều chất bổ sung có thể gây tổn thương cho thận. Có một số chất bổ sung thường liên quan...