Bỏ túi kinh nghiệm lái xe côn tay
Lái xe côn tay như thế nào? Dưới đây là những kinh nghiệm lái xe côn tay giúp bạn chinh phục được những chiếc “chiến mã” một cách dễ dàng.
Để có thể chinh phục được một chiếc xe côn tay cần nhiều kĩ năng và thời gian, tuy nhiên để lái xe côn tay một cách thuần thục thì không phải là điều quá khó khăn. Chỉ cần lưu ý một vài nguyên tắc như “côn ra, ga vào”, chú ý lên số ứng với tốc độ, và cùng với sự luyện tập tích cực, người dùng sẽ bị nó mê hoặc từ lúc nào không hay.
Kinh nghiệm lái xe côn tay
Xe côn tay là loại xe có hệ thống đóng ngắt ly hợp bằng tay, cụ thể là ở bên trái tay lái xe có cần côn, bóp vào để ngắt và thả ra để đóng ly hợp. Đa số các dòng xe phân khối lớn đều sử dụng côn tay. Dòng xe côn tay ngày càng được nhiều bạn trẻ quan tâm do thiết kế đầy chất thể thao cùng với một động cơ mạnh mẽ và những thử thách trong việc chinh phục đã giúp tạo ra thú vui cho người sử dụng. Tại Việt Nam hiện nay, có rất nhiều những mẫu xe côn tay được người Việt yêu thích và sử dụng như Honda Winner, Yamaha Exciter, Suzuki Raider,… và mới đây có SYM VF3i.
Chính vì những đặc điểm khác thường của nó so với những dòng xe gắn máy thông thường nên cách lái xe côn tay cũng khác hẳn, vì vậy khi nghĩ đến việc mua một chiếc xe côn tay mạnh mẽ bạn đừng bỏ qua cách sử dụng cũng như những lưu ý khi vận hành dòng chiếc xe đầy chất thể thao này để có thể cân nhắc và ra quyết định tốt nhất cho mình.
1. Cách lái xe côn tay
Để có thể chinh phục dòng xe khó nhằn này thì bạn cần phải nắm vững hai nguyên tắc chính:
- Nguyên tắc 1: Ngắt côn nhanh và nhả côn từ từ:
Video đang HOT
Khi bóp côn để chuyển số bạn nên làm nhanh và dứt khoát nhưng khi bạn nhả côn thì cần phải từ từ. Việc này giúp xe không bị giật, bị bốc đầu hoặc chết máy. Bạn nên nhớ “ Côn ra thì ga vào” (khi tay trái nhả côn TỪ TỪ thì tay phải ĐỒNG THỜI mở tay ga.)
Chinh phục thử thách càng khó thì bạn sẽ càng tăng sự thích thú. Và chạy xe côn tay thành thục chắc chắn sẽ đem lại cho bạn nhiều cảm giác thú vị mà bạn không thể có khi chạy những dòng xe khác như khi có cảm giác cắt côn, leo dốc, đổ đèo,…
2. Những kinh nghiệm vận hành xe tay côn thành thục
- Khi chạy xe trên đường phố đông đúc, người tập lái xe côn tay mới thường hay để xe bị chết máy vì phối hợp côn – ga không đều. Bạn hãy nhớ rằng, để chuyển số, côn phải được cắt hoàn toàn, có nghĩa tay phải bóp côn hết vào. Bóp hết tay côn vào giúp bạn tránh các khó khăn khi phải sang số. Khi nhả côn để xe chuyển động, phải phối hợp nhịp nhàng giữa tay ga và tay côn để việc sang số diễn ra êm ái. Chỉ khi thực hiện đúng thao tác “nhả côn lên ga ” (giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn từ từ kết hợp tăng ga), côn mới không nhanh bị mài mòn, đông cơ mới khoẻ, tránh bị ì. Nếu bạn áp dụng thật thuần thục nguyên tắc 1 thì bạn có thể yên tâm dạo phố cùng xe côn tay.
Kinh nghiệm lái xe côn tay
- Để đỡ mỏi tay côn: Các chuyên gia cho rằng khi xe đã chạy và việc chuyển số hoàn tất, hãy buông tay côn ra hoàn toàn và nắm chặt tay lái xe. Nếu cứ giữ tay côn (thói quen này thường ở thời gian đầu của người mới lái xe) sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn và bạn cũng sẽ rất mỏi tay.
- Để xe không bị ì: Trong quá trình chạy, bạn hãy đảm bảo nguyên tắc 2. Nếu xe chưa đủ tốc độ mà bạn đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, tăng ga xe không tăng tốc mạnh như mong muốn (chạy ép số). Vì thế, ta cần tạo đà cho xe bằng cách bóp nhẹ côn mà vẫn giữ ga vài giây và buông, lúc đó xe sẽ bốc vọt lên phù hợp với tốc độ bị thiếu, nếu ko đủ lực thì phải về lại số. Bạn hãy lưu ý vận tốc và số cho phù hợp để xe chạy êm ái nhất.
Thực ra, để cầm côn và chạy một chiếc xe thuộc dòng này không quá khó nhưng để có thể thuần thục và điêu luyện thì bạn cần phải có sự luyện tập chuyên cần và rồi bạn sẽ cảm thấy thích thú và sẽ hiểu được vì sao lại có nhiều người yêu mến dòng xe này đến vậy!
Chúc các bạn thành công!
Theo Thể Thao 247
Kinh nghiệm đi xe máy an toàn mùa mưa
Dưới đây là những kinh nghiệm mà bạn nên ghi nhớ để lái xe máy an toàn trong mùa mưa.
Tâm lý khi trời mưa ai cũng muốn đi nhanh để khỏi bị ướt và bẩn. Do đó tiềm ẩn nguy cơ xảy ra va chạm khi trời mưa thường tăng cao. Để tránh những tai nạn đáng tiếc, người lái cần cho xe đi chậm và chú ý quan sát trước khi chuyển hướng như bật xi nhan, nhìn qua gương hay quan sát trực tiếp.
1. Chuẩn bị áo mưa phù hợp
Khi trời mưa dù to hay nhỏ, người tham gia giao thông nên mặc áo mưa. Nhưng có một số loại áo mưa lại là một trong những nguyên nhân gây cản trở tầm nhìn và trực tiếp gây tai nạn. Tốt nhất là người lái xe nên mặc áo mưa rời (hay còn gọi là áo mưa bộ) giúp điều khiển xe dễ dàng và quan trọng nhất là tầm quan sát không bị hạn chế.
2. Không dừng đỗ trên cầu hay đầu hầm
Ngoài ra, chỗ bạn dừng lại để mặc áo mưa phải là vị trí an toàn, và trong bất kì trường hợp nào cũng không được dừng đỗ trên cầu hoặc ngay đầu các hầm chui vì sẽ làm ách tắt giao thông nghiêm trọng, dễ gây tai nạn cho người đang tăng tốc lên cầu. Đây cũng là những quy định cơ bản trong luật giao thông, ngay cả khi trời không mưa thì bạn cũng không được quyền dừng đỗ trên cầu hay trong hầm chui.
Theo điểm đ, khoản 3, điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: Đối với môtô, xe máy, các loại xe tương tự môtô và xe máy vi phạm "Dừng, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông" sẽ bị phạt 100.000-200.000 đồng. Riêng đối với hành vi "Dừng, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định" (điểm e, khoản 5, điều 6), mức phạt lên tới 500.000 - 1.000.000 đồng.
3. Lưu ý tư thế ngồi
Tư thế ngồi cũng rất quan trọng khi điều khiển xe máy. Do phản xạ khi gặp trời mưa, nhiều người thường hay co chân lên cao để tránh cho khỏi bị bắn làm bẩn giầy dép. Tuy nhiên, chính tư thế ngồi này rất không an toàn vì khiến người lái thăng bằng kém và đồng thời khi gặp tình huống bất ngờ sẽ không kịp đưa chân xuống chống chân hoặc phanh xe với xe số.
4. Giữ khoảng cách với các phương tiện khác
Trời mưa phùn nên đường rất trơn, dễ xảy ra các tình huống va chạm, ngã xe nên việc giữ khoảng cách an toàn giúp bạn dễ dàng xử lý các tình huống bất ngờ hơn. Ngoài ra, khoảng cách phanh cho đến khi xe dừng hẳn sẽ tăng lên mà người lái không căn được, vì vậy người lái nên phanh xe sớm hơn khi dừng đèn đỏ, nhường đường,... Phanh sớm sẽ giúp tránh những pha phanh gấp và tránh bị trượt bánh.
5. Đi đường ngập về phải mang xe đi bảo dưỡng
Xe của bạn có thể bị ướt một số bộ phận sau khi bạn lái xe qua vũng nước sâu ngay cả khi bạn "thoát nạn" và không bị chết máy. Xe máy của bạn có thể bị ảnh hưởng vì điều này mà bạn không biết, vì thế mà bạn cần mang xe đi bảo dưỡng để phát hiện và sữa chữa kịp thời nếu xe bị hỏng hóc bộ phận nào đó.
Theo Autobikes
Đi xe máy dịp nghỉ Lễ, tránh rủi ro cách nào? Có một thực tế, số lượng vụ tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ dài ngày thường tăng cao đặc biệt với xe máy. Vậy cần lưu ý điều gì sẽ tránh được những rủi ro đáng tiếc? Kiểm tra xe, khâu quan trọng Với 5 ngày nghỉ trong dịp nghĩ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, bạn hoàn toàn có thể...