Bỏ túi kinh nghiệm cho em bé du lịch cùng bố mẹ
Một chuyến du lịch ý nghĩa hơn cả khi các thành viên trong gia đình có dịp sum họp bên nhau, cùng nhau lưu lại những kỉ niệm đẹp, những khoảnh khắc đẹp, nhất là các em bé có dịp khám phá những môi trường mới.
Chị Đỗ Mỹ Linh (30 tuổi, đến từ Hà Nội) cùng gia đình nhỏ của mình đi khắp Phú Yên, Quy Nhơn, Phú Quốc… đã có những chia sẻ thú vị về quá trình chuẩn bị cũng như kinh nghiệm cho chuyến du lịch cùng em bé. Qua đó, các mẹ, các chị có thể tích lũy được thêm kinh nghiệm để cùng con nhỏ có những chuyến du lịch đáng nhớ bên nhau.
Khi nào nên cho các em bé đi du lịch?
Theo chị Linh, nên cho con đi khi nào bố và mẹ đã quen với việc chăm sóc con, hiểu được con cần gì, con muốn gì hoặc tốt nhất là khi có nếp sinh hoạt ổn, để nếu có đảo lộn lịch sinh hoạt vài ngày cũng không ảnh hưởng nhiều.
Em bé du lịch cùng bố mẹ
“Như bé nhà mình, con theo lịch sinh hoạt EASY, ăn dặm BLW từ nhỏ nên các chuyến đi đều khá nhẹ nhàng. Em vẫn duy trì tự ăn tự ngủ suốt các chuyến đi. Hồi bé, thường em sẽ ngủ khi địu, trên cũi trong khi đi chơi. Lớn hơn, cho em chơi thả phanh, rồi sập khi lên ô tô di chuyển”, chị Linh nói.
Trước khi đi du lịch, mẹ nên chuẩn bị tâm lý cho bé, có thể kể cho con nghe về việc mình sắp đi đâu. Nếu bé ít ra ngoài trước đó, nên cho bé đi tới những nơi đông người như siêu thị, trung tâm thương mại vài lần.
Em bé say giấc ngủ
Cần chuẩn bị những gì cho bé khi đi du lịch?
- Giấy tờ: Giấy khai sinh bản chính hoặc trích lục khai sinh bản sao nếu đi máy bay.
- Xe đẩy hoặc địu là hai món không thể thiếu.
Xe đẩy sẽ được đẩy đến cửa máy bay, đến cửa máy bay nhân viên hàng không sẽ mang xuống khoang chở hàng nên mình sẽ nhận lại xe đẩy ở chỗ hành lý kí gửi. Bé dưới 2 tuổi thì mang xe đẩy đi miễn phí, không phải mua hành lý ký gửi nhưng nhớ thông báo nhân viên khu check-in để được dán tem hành lí kí gửi.
Em bé tươi cười rạng rỡ
Em bé còn ngủ nhiều giấc ngày thì ưu tiên xe đẩy có tư thế nằm và mái che cùng tấm phủ xe đẩy để em ngủ được khi ra ngoài. Bé lớn thì dùng xe đẩy du lịch cho gọn.
Địu cũng là thứ không thể thiếu. Nếu đi chơi ở những chỗ di chuyển nhiều hoặc không thuận tiện xe đẩy, địu là cứu cánh cho những đôi tay lực sĩ và có thể khi được địu con cũng dễ ngủ hơn, chị Linh chia sẻ.
Đồ dùng cho bé, chị Linh thường để riêng 1 vali:
- Quần áo, ngày 2 bộ đi chơi 1 bộ đi ngủ và áo choàng nắng. Quần áo xếp từng ngày cho vào các túi zip và ép khí hết cỡ cho gọn.
Video đang HOT
- Khăn tắm 1 chiếc, khăn sữa 10 chiếc
- Khăn giấy ướt, tăm bông, nước muối sinh lý, ti giả…
- Kem chống nắng, kem dưỡng da, kem hăm, kem chống muỗi…
- Tất, giày dép, mũ
- Nhiệt kế, thuốc hạ sốt, men vi sinh, thuốc ho
- Bình sữa, sữa công thức hoặc sữa tươi
- Nước rửa bình sữa (chiết ra chai nhỏ để đi du lịch) và cọ bình
- Bánh ăn dặm, sữa chua túi, hoa quả nghiền…
Những chuyến đi ý nghĩa
Nếu bé ăn dặm BLW, ba mẹ ăn gì sẽ gọi thêm những món hấp luộc cho con ăn cùng với cơm trắng, bé ăn cháo có thể mang cháo túi của Nhật hoặc resort thường cũng có sẵn cháo.
- Bỉm có thể mang vừa phải, thiếu sẽ mua ở điểm đến. Nếu đi biển nên chuẩn bị sẵn thêm bỉm bơi.
- Ghế ăn dặm du lịch (nếu ăn ở resort thì không cần, như đợt chị Linh đi Đà Lạt ăn hàng quán hầu như không có ghế trẻ em). Chị Linh dùng ghế Hoo vừa sống ảo vừa là ghế ăn dặm.
- Quạt tích điện cầm tay (must have): Cái này không thể thiếu.
Khi đi máy bay thì bỏ hết những thứ cần dùng cho bé vào balo: Nhộng, ti giả, máy phát tiếng ồn trắng, bình nước, bình sữa, bánh ăn dặm. Đồ chơi con thích hoặc một quyển sách yêu thích, bỉm, khăn giấy.
Lưu lại những khoảnh khắc đẹp
“Lúc bé thì nên đi vào giờ lên máy bay là ngủ, chứ lớn thì mang nhiều đồ ăn và đi vào giờ thức, lớn rồi khó ngủ. Còn lúc về, thường chơi quá mệt nên đi giờ nào cũng sẽ sập hết”, chị Linh cho hay.
Khi chọn khách sạn nên lưu ý:
Chọn vị trí trung tâm càng tốt, thuận tiện xe đưa đón, gần quán xá hàng ăn.
Chọn khách sạn có cũi hoặc nôi nếu bé cần.
Hòa mình vào thiên nhiên
“Khi đi Phú Quốc, mình chọn ở Vinpearl, vì lúc đó con còn nhỏ nhu cầu của mình chủ yếu là nghỉ dưỡng, cho con tham quan Safari với biển nên chỉ chơi ở đây trong 3 ngày 2 đêm là đủ dịch vụ mình cần”, chị Linh cho hay.
Khi đi Đà Lạt, chị Linh chọn ở khách sạn trung tâm thành phố để thuận tiện đi lại ăn uống, thay vì các homestay đẹp nhưng ở xa không phù hợp với các gia đình có bé nhỏ.
Đi Quy Nhơn, nhà chị Linh lựa chọn FLC dù không ở trung tâm thành phố nhưng lại gần khu làng chài ăn uống hải sản, kèm chơi Safari và các chỗ tham quan cũng khá gần.
Đi Phú Yên chắc chắn nên ở khu trung tâm thành phố vừa tiện đi lại vừa tiện ăn uống.
“Nhờ kinh nghiệm trên nên giờ nhà mình có thể tự tin xách balô đi du lịch một mẹ một con rồi, không cần anh bố nữa đâu nè”, chị Linh hài hước nói.
Lướt qua mùa đông đẹp mê hồn ở Nhật Bản
Khi tháng 12 dần kết thúc, tuyết rơi dày đặc, người Nhật có một kỳ nghỉ khá dài để trở về quê nhà và sum họp cùng đại gia đình trong năm mới.
Mùa đông ở Nhật Bản kéo dài từ đầu tháng 12 cho tới hết tháng 2 dương lịch, nhiệt độ có thể lên tới âm 50 độ C. Đây là mùa lạnh nhất trong năm ở đất nước mặt trời mọc, thường xuyên có tuyết rơi trắng đường, tuy nhiên khí hậu lại tương đối nhẹ và khô. Ở khu vực trung tâm Nhật Bản, xung quanh Thủ đô Tokyo, mùa đông dường như diễn ra ngắn hơn. Trừ vùng á nhiệt đới Okinawa, hầu hết vùng khác đều có tuyết rơi. Là một đất nước với núi non dày đặc, Nhật Bản tự hào với lượng lớn các đỉnh núi lý tưởng cho những môn thể thao mùa đông. Dù du khách đang du lịch ở đâu trên nước Nhật, mùa đông cũng sẽ mang đến cho những ngọn núi ở quanh du khách lượng tuyết lớn, cùng với đó là rất nhiều người đam mê trượt tuyết và trượt ván trên tuyết.
Cảnh vật gần núi Phú Sĩ vừa hùng vĩ, vừa yên bình, thơ mộng như một vùng đất cổ tích.
Mùa đông là thời điểm tốt nhất để ngắm những ngọn núi xung quanh các thành phố, bao gồm cả núi Phú Sĩ..
Sếu đầu đỏ ở Nhật Bản.
Ngôi làng chìm trong tuyết.
Mùa đông ở Đền Omi Jingu tỉnh Shiga tọa lạc dưới chân Núi bờ nam của hồ Biwa.
Chuyến tàu màu tím.
Ginza Onsen nằm ẩn mình trong những ngọn núi của tỉnh Yamagata.
Mùa đông tại Hokkaido.
Chuyến tàu mùa đông đi qua rừng thông ở tỉnh Nagano, Nhật Bản.
So với mùa xuân rực hồng sắc hoa anh đào và hoa đỗ quyên, mùa đông ở Nhật Bản khoác lên mình vẻ đẹp lạnh nhưng không kém phần quyến rũ.
Chùa Vàng Kinkaku-ji, hồ Xanh Biei Sapporo, làng Tadami là những thành phố có lễ hội băng tuyết lớn nhất Nhật Bản và cũng là những điểm đến không thể bỏ lỡ khi du lịch Nhật Bản vào mùa đông.
Tắm suối nước nóng không chỉ là văn hóa lâu đời của người Nhật mà còn mang đến cho bạn cảm giác thư giãn, thanh tịnh sau những ngày làm việc mệt nhọc.
Những thứ này bạn không nên mang theo khi đi du lịch Bạn nên chú ý về hành lý của mình khi mang theo cho mỗi chuyến đi du lịch. Để chuyến đi của bạn thực sự được gọn nhẹ nhưng vẫn đầy đủ đồ dùng, việc đem theo hành lý thông minh là điều không nên bỏ qua. Thế nhưng với nhiều người, việc "cái gì cũng thấy cần thiết" là điều không tránh...