Bỏ túi bí quyết làm món gà hấp chuối cây chuẩn vị miền Tây
Gà là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam với đa dạng cách nấu khác nhau như: gà hấp lá chanh, gà xào sả ớt, gà nấu cà ri, gà rô ti,…
Mới đây, nhiều nhà hàng đặc sản miền Tây đã biến tấu thêm món gà hấp chuối cây vừa ngon, vừa lạ miệng, mới nghe qua đã thấy hấp dẫn. Hãy cùng VinID vào bếp thử ngay với cách làm gà hấp chuối cây chuẩn vị miền Tây sau nhé!
1. Chuẩn bị nguyên liệu
Gà: 1 con
Chuối cây non: 500gr
Đường cát
Muối
Rau răm
Video đang HOT
Hành tím, tỏi
Tiêu
Nguyên liệu làm gà hấp chuối cây
1.1. Hướng dẫn cách chọn thịt gà ngon
Đối với gà sống:
Gà ngon sẽ có thân gà nhỏ gọn, săn chắc, ức nhỏ. Da gà ta vàng óng, có chỗ vàng đậm như cánh, ức, lưng. Da gà không bị thâm tím, không có các đốm đen, nổi nốt. Vạch lớp lông gà lên thấy da gà mỏng, mềm, bóp nhẹ vào thân gà thấy săn chắc, không nhão. Dưới cánh gà, nách gà có thể thấy thịt, tia máu thì chứng tỏ gà săn chắc không có mỡ.
Đối với gà làm sẵn:
Dùng tay ấn vào mình gà, lườn gà hoặc đùi để kiểm tra, nếu thịt săn chắc là gà ngon. Còn nếu thịt nhão, trơn, biến dạng, bị lõm kiểu phù nhiều nước là gà bị tiêm thuốc nước, đôi khi còn bị pha lẫn hàn the vào. Tuyệt đối không mua gà này để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
1.2. Hướng dẫn cách chọn chuối cây ngon
Ưu tiên chọn cây chuối hột vì khi ăn sẽ ít vị chát và ngọt hơn.Cây chuối ngon khi ăn có vị ngọt thanh mát, ít chát, xốp, giòn. Nên chọn cây chuối còn non và chưa có ra hoa thì sẽ ngon hơn và không bị chát. Tránh chọn những cây bị đen vì đã để lâu, mất vị ngọt, giảm độ giòn và có mùi hôi ê.
2. Cách làm món gà hấp chuối cây
3. Giải đáp: Gà hấp chuối cây bao nhiêu calo?
Lượng calo trong thịt gà
Theo số liệu thống kê dinh dưỡng cho biết, cứ 100g thịt gà tươi sống sẽ cung cấp cho cơ thể 238 kcal cùng nhiều chất dinh dưỡng khác. Và dưới đây là bảng dinh dưỡng chi tiết về hàm lượng calo, protein trong các bộ phận của gà:
Theo bảng tính calo của các loại thực phẩm, trong 100g chuối cây chứa khoảng 51 calo. Bên cạnh đó còn có các hàm lượng dinh dưỡng như sau: 1,6 gam chất đạm; 0,6 gam chất béo và các chất khác như canxi, phốt pho, sắt, đồng, kali, magie, vitamin E.
Do đó, lượng dinh dưỡng trong món gà hấp chuối cây là rất tốt để bổ sung dinh dưỡng cho gia đình. Tuy nhiên, bạn nên chọn nêm thức ăn thanh nhạt để đảm bảo sức khỏe nhé!
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn biết được bí quyết cách làm gà hấp chuối cây chuẩn vị miền Tây để chiêu đãi cả gia đình . Bạn nên chọn mua nguyên liệu ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng. Tải ngay app VinID để mua nguyên liệu đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm một cách nhanh nhất các bạn nhé!
Về thủ phủ mắm miền Tây nhớ tìm thưởng thức món lẩu ngon trứ danh
Được mệnh danh là thủ phủ mắm của miền Tây, ẩm thực xứ An Giang đa dạng và đặc sắc với nhiều món ăn từ mắm. Trong đó, lẩu mắm luôn được nhắc đến bởi sự kỳ công từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, chế biến cho đến cách thưởng thức.
Thông thường, người ta sẽ dùng mắm cá linh để nấu lẩu mắm, nhưng đôi khi không có hoặc tùy khẩu vị thì có người thay bằng mắm cá sặc hay mắm cá chốt. Rồi thì con mắm còn nguyên nấu có đôi phần cực nhọc hơn mắm đã xay nhuyễn.
Chọn được mắm để nấu rồi thì khâu chọn lựa rau ăn kèm cũng lắm thi vị. Những loại rau đó nhất định phải là rau đồng tự nhiên mới "đúng bài". Có thể kể đến như bông điên điển, bông súng, rau dừa, kèo nèo, rau muống, đậu rồng, bắp chuối hột, cà dái dê... Cuối cùng những nguyên liệu ăn kèm để bổ sung thêm chất đạm là hải sản như cá hú, cá tra, cá basa, tôm, mực hay các loại thịt như thịt heo, thịt bò.
Sau khi nguyên liệu đã sẵn sàng thì nồi nước dùng rất là quan trọng. Mắm bỏ vào nồi nước để nấu cho ra hết chất của cá, rồi lọc bỏ xương cá. Người ta phải cho hành, sả phi cho thơm, khóm nấu cho vị thêm ngọt, rồi nêm nếm vừa khẩu vị của gia đình mình.
Có cái hay ở món lẩu mắm này là không có công thức nào gọi là chuẩn vị, mà nó còn tùy thuộc vào gu thưởng thức của mỗi gia đình. Có người thì khử tỏi, sả trước khi cho nước mắm vào, có người thì cho vào bước cuối cùng trước khi đem ra bàn phục vụ thực khách.
Khi nồi nước lẩu sôi lên, người ta sẽ cho nguyên liệu chính như mực, thịt, cá, tôm, đã trụng sơ qua nước sôi và bây giờ chỉ việc đun sôi là cho rau vào thưởng thức. Ở bước này cũng còn tùy gia chủ là có trụng trước thịt tép cá tôm hay không?
Thưởng thức món lẩu này, nhất định phải có cái bếp đun sôi riu riu rồi cho rau vào để nồi lẩu luôn nóng và húp xì xụp thì mới ngon. Kể đến đây thì mọi người đã sẵn sàng cho chuyến hành trình du lịch khám phá ẩm thực vùng miền tại An Giang hay chưa? Nếu có dịp hãy ghé thăm xứ mắm một lần, chắc rằng trải nghiệm của mọi người sẽ không hề thất vọng đâu nhé!
Lẩu cua đồng nhẹ nhàng "hớp hồn" thực khách Món ăn dân dã này có nhiều ở các tỉnh miền Tây, tùy từng địa phương mà được biến tấu với các thành phần khác nhau như cua đồng, tôm, ghẹ, các loại rau... Tuy nhiên, dù có biến tấu như thế nào đi nữa nó vẫn giữ được hương vị ngọt thanh mát đặc trưng của cua đồng. Hương vị thơm ngon,...