Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra một giải đấu eSports
Bộ Tư pháp Mỹ đang tiến hành điều tra về trần lương mềm ở một giải đấu thể thao điện tử, vốn là giới hạn lương để tránh sự cạnh tranh không công bằng giữa các đội tuyển giàu và nghèo.
Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra về chính sách trần lương của Overwatch League, một giải đấu eSports lớn ở Bắc Mỹ do Activision Blizzard vận hành.
Cuộc điều tra được dẫn đầu bởi Lực lượng điều tra dân sự, một phần của bộ phận chống độc quyền thuộc Bộ này. Theo các nguồn thạo tin, giới chức Mỹ đang thu thập bằng chứng về cơ chế lương mềm bí mật của Overwatch League, mà là một phần của đạo luật Chống độc quyền Sherman 1890 áp dụng với người lao động thuộc nghiệp đoàn (union).
Các giải đấu eSports như Overwatch League bắt đầu thu hút được đông đảo người hâm mộ theo dõi trực tiếp và trực tuyến.
Tuy nhiên một vấn đề với eSports là các tuyển thủ không thuộc nghiệp đoàn nên luật Sherman 1890 không được sử dụng trong trường hợp này. Vấn đề này đã dấy lên nhiều tranh cãi trong vài năm qua khi eSports ngày càng phổ biến và thu nhập của các tuyển thủ lên tới nhiều triệu USD/năm.
Nguồn tin cho biết, một vài nhân sự cũ của Overwatch League đã được thẩm vấn và các nhân sự hiện tại của nhà phát hành Activision Blizzard cũng được hướng dẫn không hủy hoặc giả mạo bảng lương của các tuyển thủ.
Phát ngôn viên của Activision Blizzard xác nhận, đã nhận được cuộc điều tra và đang tiến hành hợp tác với Bộ Tư pháp.
Một bảng cân đối thuế cạnh tranh ở Overwatch League đã được phát hiện lần đầu vào năm 2019 nhưng không được thừa nhận rộng rãi bởi Activision Blizzard. Theo nguồn tin giấu tên, giới hạn lương mềm ở mỗi đội tuyển trong năm 2020 là 1,6 triệu USD.
Các giải nhà nghề của Mỹ như bóng bầu dục (NFL), bóng rổ (NBA), hockey trên băng (NHL) đều đã áp dụng trần lương từ lâu, dù trên thực tế các đội tuyển giàu có đều chấp nhận trả thêm thuế xa xỉ (luxury tax) để giữ chân các ngôi sao.
Với các đội tuyển trả lương vượt quá số này như San Francisco Shock, Shanghai Dragons hay London Spitfire, họ phải trả lại cho giải đấu số tiền tương ứng để bù vào cho các đội khác. Cơ chế này giúp giải đấu giữ được tính cân bằng, nhưng đồng thời cũng không khuyến khích các đội tuyển trả lương cao để giữ chân các tuyển thủ ngôi sao.
Cuộc điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ bắt đầu ngay trước thềm giải mùa hè của Overwatch League sắp khởi tranh vào tháng sau. Hầu hết các giải đấu hiện đang tổ chức thi đấu theo hình thức online tại gaming house do đại dịch.
Thuế xa xỉ, trần lương cứng hay trần lương mềm là một khái niệm khá phổ biến trong các môn thể thao truyền thống. Các giải nhà nghề Mỹ như bóng rổ, bóng chày, hockey trên băng, bóng bầu dục… đều áp dụng giới hạn này theo các biểu mức khác nhau. Tại châu Âu, các đội bóng đá cũng phải tuân thủ luật công bằng tài chính nếu không sẽ bị phạt.
Lamborghini lấn sân vào giải đấu eSports trên di động
Lamborghini đang nhắm đến đối tượng trở người tiêu dùng trẻ tuổi thông qua giải đấu eSports trên di động.
Trong những năm gần đây, quy mô của ngành công nghiệp eSports đã tăng vọt và tiềm năng tiếp thị trong lĩnh vực này trở thành một điểm tiếp xúc đặc biệt quan trọng đối với các thương hiệu muốn gia tăng nhận biết của người tiêu dùng. Lamborghini đang nhắm đến đối tượng người tiêu dùng trẻ tuổi thông qua giải đấu eSports trên di động.
Lamborghini đang giới thiệu chiếc xe thể thao Essenza SVC12 theo đó chỉ có 40 chiếc như thế được sản xuất trong đời thực. Các giải thưởng cũng đang được đưa ra để thu hút người chơi, mặc dù không có thông tin chi tiết nào được công bố. Các giải đấu eSports do Lamborghini tài trợ trước đây có phần thưởng tiền mặt từ 1.000USD đến 5.000USD.
Các thương hiệu xe hơi như Lamborghini đã nhắm mục tiêu vào cộng đồng eSports trong quá khứ, và nỗ lực mới nhất này là cơ hội để nhà sản xuất ô tô hạng sang kết nối với các game thủ đặc biệt trên thiết bị di động của họ. Theo nghiên cứu của Newzoo, game trên thiết bị di động đã phát triển nhanh và có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn so với cả trò chơi trên PC và console, hiện chiếm hơn một nửa (57%) toàn bộ thị trường game. Sự tăng trưởng như vậy là lý do tại sao các công ty ngày càng coi game di động như một mỏ vàng.
Một lợi thế khác của game eSports trên di động là sự gần gũi với các nền tảng mạng xã hội cũng nằm trong hệ sinh thái di động. Với các ứng dụng như Snapchat, TikTok và Instagram thực sự chỉ bằng một cú nhấp chuột, các thương hiệu có thể gián tiếp khai thác và thậm chí liên kết cả hai thông qua nhóm khách hàng tiềm năng tương tự. Mối quan hệ giữa game di động và các công ty truyền thông xã hội ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn khi các nền tảng xã hội tìm cách tích hợp các nền tảng game vào trong hệ sinh thái của họ.
Gaming house của Suning bị kẻ lạ mặt đột nhập, thậm chí còn "tự nhiên như ruồi" bật máy chơi game, đòi gặp HLV Rất may là đã không có hậu quả đáng tiếc nào xảy ra với các thành viên của Suning. Mới đây, tổ chức thể thao điện tử Suning đã ra thông cáo về việc gaming house của đội tuyển vừa bị người lạ mặt đột nhập, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự an toàn của các tuyển thủ. Tuy vậy, theo như...