Bộ trưởng Y tế: Tốc độ lây của Omicron cao gấp 7 lần ở nhóm chưa tiêm vắc xin
Bộ Y tế lo ngại về sự bùng phát đợt dịch trong thời gian tới do tốc độ lây nhiễm của chủng Omicron cao hơn nhiều lần chủng cũ, đòi hỏi phải nỗ lực hơn trong công tác phòng, chống dịch.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, trong năm 2022, dịch Covid-19 được nhận định chưa thể kiểm soát hoàn toàn. Dịch vẫn đang diễn biến phức tạp với hơn 15.000 ca nhiễm mới và hơn 150 ca tử vong mỗi ngày.
Việt Nam cũng đã ghi nhận ca nhiễm biến chủng Omicron trong cộng đồng, nguy cơ lây lan trên diện rộng rất cao.
“Tốc độ lây nhiễm của Omicron cao gấp 7 lần ở nhóm chưa tiêm chủng và gấp 3 lần ở nhóm đã tiêm vắc xin đầy đủ. Nếu số ca mắc tăng nhanh có thể gây quá tải hệ thống y tế, các biến chủng mới có thể xuất hiện. Bộ Y tế lo ngại về sự bùng phát đợt dịch trong thời gian tới nên đòi hỏi phải có biện pháp nỗ lực hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch”, Bộ trưởng phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2022, tổ chức sáng 20/1.
Người đứng đầu Bộ Y tế cho biết, ngành y xác định nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện thành công chương trình phòng, chống dịch năm 2022-2023, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, tăng cường biện pháp phòng, chống dịch theo hướng quản lý rủi ro, giảm ca nặng, giảm tỷ lệ tử vong, nâng cao công tác điều trị ở tất cả các tuyến, đảm bảo bệnh nhân được điều trị chăm sóc phù hợp. Nhanh chóng tiêm đủ 3 mũi vắc xin cho người từ 18 tuổi trở lên, thực hiện yêu cầu của Thủ tướng về chương trình “Tiêm vắc xin không có ngày nghỉ Tết”.
Bộ trưởng chia sẻ, năm 2021, với sự xuất hiện của biến chủng Delta lây lan nhanh, mạnh, dịch Covid-19 đã diễn biến hết sức phức tạp, kéo dài trên nhiều địa phương. Các ca nhiễm tăng nhanh trong thời gian ngắn, vượt xa so với dự báo.
“Dịch bệnh đã tác động nghiêm trọng đến sinh mạng, sức khỏe, đời sống của nhân dân và ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt kinh tế xã hội của đất nước, làm đình trệ hoạt động sản xuất, tác động tiêu cực đến việc làm, sinh kế, tâm lý của nhân dân. Dịch bệnh tăng nhanh gây quá tải hệ thống y tế và làm tăng các ca tử vong”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trong dịch bệnh đầy khó khăn, thách thức, ngành y tế đã huy động tổng lực chưa từng có với nỗ lực, quyết tâm cao nhất trong công tác phòng chống dịch.
Video đang HOT
Chỉ tính riêng đợt dịch thứ 4, ngành y tế đã huy động hơn 25.000 các giáo sư, bác sĩ, nhân viên y tế, sinh viên các trường y dược tham gia công tác phòng chống dịch. Nhiều người hiện nay vẫn có mặt tại khu vực phía Nam và hầu hết nhân viên y tế tại các tỉnh có dịch đang miệt mài làm việc.
Bộ trưởng thông tin, tới nay đã có gần 3.000 cán bộ y tế nhiễm Covid-19 và hơn 10 trường hợp đã tử vong do Covid-19.
Các giải pháp chuyên môn chưa từng có trong tiền lệ đã được Bộ Y tế triển khai. Điển hình như việc giám sát, xét nghiệm, cách ly, phân tầng điều trị, thiết lập 11 trung tâm hồi sức tích cực ở 11 tỉnh, TP phía Nam trong thời gian ngắn kỉ lục. Bên cạnh đó, thành lập hàng nghìn trạm y tế lưu động điều trị tại nhà cho bệnh nhân, chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử triển khai thành công với hơn 170 triệu liều vắc xin.
Người đứng đầu ngành y tế khẳng định, dù tập trung cao độ vào công tác phòng, chống dịch Covid-19 nhưng Bộ Y tế vẫn thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp được Chính phủ giao.
Cụ thể, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 91%, hoàn thành chỉ tiêu Quốc hội và Chính phủ giao về ngành; củng cố hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng; số ca mắc HIV/AIDS, ngộ độc thực phẩm giảm so với năm 2020; khám, chữa bệnh từ xa mở rộng, kết nối với hơn 1.500 cơ sở y tế cả nước; chất lượng dịch vụ y tế từng bước được nâng cao.
Ngoài ra, mức độ hài lòng của bệnh nhân đạt trên 90%; công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế từng bước được đổi mới; mức sinh thay thế duy trì bền vững 16 năm qua, tuổi thọ trung bình là 73,7 tuổi; tỉ suất tử vong ở trẻ giảm; chuyển đổi số của ngành y tế được đánh giá cao.
Theo Bộ Y tế, đến hết ngày 19/1, Việt Nam đã ghi nhận 108 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron gồm Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP.HCM (68), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1), Quảng Ninh (2).
Không tiêm và cấm chồng tiêm vaccine, người vợ nhiễm Covid-19 nguy kịch
Bị vợ cấm không được tiêm vaccine nhưng người chồng đã "lén" đi tiêm và thoát nạn. Còn người vợ sau đó nhiễm Covid-19 diễn tiến nặng, phải nằm điều trị ở phòng hồi sức và chưa biết khi nào xuất viện.
Nói với PV Dân trí qua điện thoại, anh T.V.N. (ngụ Đồng Nai) cho biết, mẹ anh là bà N.T.A.T. (58 tuổi) vẫn đang nhiễm Covid-19 rất nặng, hiện nằm ở khu vực hồi sức tại một bệnh viện ở TPHCM.
Cấm chồng tiêm vaccine, bản thân nhiễm Covid-19 nguy kịch
Trước đó, bà H. được gia đình phát hiện nhiễm bệnh vì liên tục khó thở. Nữ bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và chưa tiêm mũi vaccine phòng Covid-19 nào.
Anh N. cho biết, vì ở xa nên không biết đến giờ mẹ vẫn chưa tiêm vaccine. Mãi đến khi hay tin mẹ thành F0, anh N. mới được cha kể mẹ kiên quyết không tiêm chủng dù được phường nhiều lần kêu gọi.
"Mẹ không tiêm và cấm luôn cha tôi tiêm nên ông ấy phải lén đi. Sau đó, cả nhà chỉ có một mình bà ấy nhiễm bệnh" - anh T. nói.
Theo bệnh án, bà T. phát hiện nhiễm Covid-19 khi tự test nhanh dương tính SARS-CoV-2 ngày 9/11. Bệnh nhân nhập viện ngày 2/12 với triệu chứng khó thở, ho đờm nhiều, SpO2 giảm còn 85%, phải thở oxy qua mặt nạ.
Tại bệnh viện, nữ bệnh nhân được điều trị kháng sinh, thuốc kháng virus, corticoid, kháng đông, long đờm và hỗ trợ thêm thuốc dạ dày. Đến 23h 11/12, bệnh nhân diễn tiến nặng hơn, suy hô hấp, phải hỗ trợ thở oxy dòng cao (HFNC), dùng nhiều loại thuốc, bổ sung thêm các vitamin và thử đường huyết mỗi ngày. Ngày 13/12, bà T. được tiên lượng nặng. Các bác sĩ đã báo với người nhà và chuyển bà lên khu vực hồi sức bệnh Covid-19.
Bệnh nhân Covid-19 nặng, điều trị tại TPHCM (Ảnh: BVCC).
Theo anh T. từ lúc mẹ anh được đưa vào khu vực hồi sức, gia đình không thể gặp mặt, mọi chăm sóc và điều trị đều phải dựa vào bác sĩ. Gia đình anh hiện đang rất lo lắng và hối hận vì đã không theo sát mẹ.
"Nếu tôi ở gần nhà và biết bà không chịu tiêm thì sẽ thuyết phục, thậm chí ép phải tiêm vì mẹ có bệnh nền. Bây giờ thì bà đã nhiễm bệnh nặng rồi..." - người con chia sẻ.
Vì sao nhiều người TPHCM vẫn chưa tiêm vaccine?
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, dù TPHCM công bố tỉ lệ phủ vaccine rất dày nhưng qua ghi nhận, vẫn còn các trường hợp bị bỏ sót, chưa tiêm mũi nào và nhiễm bệnh.
Các trường hợp này có thể nằm trong nhóm cao tuổi, đi lại khó khăn, có bệnh nền đang điều trị, hoặc vấn đề tư vấn tiêm chủng không tốt, yêu cầu người có bệnh nền phải vào bệnh viện tiêm tạo nên tâm lý e ngại... Nhóm này nếu nhiễm bệnh thì nguy cơ trở nặng, tử vong rất cao.
Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng, vẫn còn một bộ phận trong nhóm anti vaccine, hoặc những người mang tâm lý sợ hãi không dám đi chích.
TPHCM vẫn còn nhiều người chưa tiêm vaccine mũi nào (Ảnh minh họa: Hoàng Lê).
Chiều 20/12, tại họp báo Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế cho biết, các ca F0 tử vong gần đây đa phần là người cao tuổi (trên 65 tuổi) có bệnh nền nặng hoặc là người chưa tiêm vaccine.
Bà Mai dẫn chứng thêm, qua phân tích 151 trường hợp tử vong gần nhất, có 51% là người chưa tiêm vaccine. Riêng 24% trường hợp tử vong dù đã tiêm đủ 2 mũi, qua khảo sát đều có bệnh nền rất nặng.
TPHCM đang điều trị cho hơn 10.400 bệnh nhân, trong đó có hơn 300 trẻ em dưới 16 tuổi. Tổng số bệnh nhân tử vong tại TPHCM từ 1/1 đến nay là gần 19.500 người, chiếm 3,9% tổng số ca mắc và cao hơn khá nhiều mức trung bình của cả nước (2%).
Theo Cổng thông tin Covid-19 TPHCM, đến thời điểm hiện tại địa phương đã tiêm 14.947.469 liều vaccine, bao gồm hơn 6.9 triệu mũi 2. Trong chiến dịch "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", TPHCM phát hiện gần 15.000 người trong nhóm nguy cơ chưa tiêm vaccine.
Chỉ đạo khẩn bảo vệ nhóm yếu thế trước dịch Covid-19 Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi các địa phương hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19. Đây là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và tử vong cao khi mắc. Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên...