Bộ trưởng Y tế Đức bị kêu gọi từ chức vì bê bối khẩu trang
Bộ trưởng Y tế Đức đang phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức vì cáo buộc cho rằng cơ quan của ông đã lên kế hoạch phân phối khẩu trang “loại 2″, không đủ bảo vệ chống lại COVID-19 cho nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.
Bộ trưởng Y tế Jens Spahn là chủ đề của một cuộc tranh luận gay gắt tại Quốc hội Đức hôm 9/6. Ảnh: EPA
Theo trang The Guardian (Anh), Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn đã trở thành chủ đề tranh luận gay gắt tại Quốc hội liên bang nước này vào chiều ngày 9/6 với cáo buộc phân phối cho cộng đồng dễ bị tổn thương loại khẩu trang không đạt tiêu chuẩn an toàn để bảo vệ sức khoẻ trong dịch COVID-19.
Trước đó, một viện dưỡng lão đã nhận được những chiếc khẩu trang này và phát hiện chúng rất nặng mùi và cần được xử lý trước khi sử dụng.
Những chiếc khẩu trang này thuộc loại FFP2, có chức năng lọc khí dung lỏng và rắn, thường thích hợp cho môi trường y tế, được nhập khẩu từ một nhà sản xuất Trung Quốc với trị giá ước tính hơn 1,2 tỉ USD.
Video đang HOT
Ông Spahn, thuộc đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), đã phủ nhận các cáo buộc trên và cho rằng những chiếc khẩu trang đã được Bộ Y tế kiểm tra theo đúng quy trình.
Vào quý đầu tiên của năm 2020, giới chức đã đặt hàng lô khẩu trang này trong bối cảnh tình trạng khan hiếm khẩu trang đang diễn ra trên toàn thế giới. Theo một báo cáo trên tạp chí Der Spiegel, Bộ Y tế Đức đã lên kế hoạch phân phát loại khẩu trang này cho người vô gia cư, người khuyết tật và những người nhận trợ cấp. Tuy nhiên, Bộ Lao động nước này đã từ chối phê duyệt việc sử dụng chúng.
Trong cuộc tranh luận tại Quốc hội, các đại biểu thuộc đảng đối lập Die Linke cũng công kích hàng loạt sai phạm mà ông Spahn mắc phải, bao gồm không chuẩn bị kỹ càng cho việc đối phó với đại dịch mặc dù đã được cảnh báo. Bộ trưởng Y tế cũng bị cáo buộc không tác động Liên minh châu Âu (EU) mua và dự trữ vaccine mặc dù Đức giữ vị trí chủ tich Hội đồng châu Âu. Đồng thời, ông Spahn cũng cho phép nhiều trung tâm ở Đức thử nghiệm vaccine mà thiếu sự giám sát chặt chẽ.
Ông Carsten Schneider của Đảng Dân chủ Xã hội Đức cho biết ông “rất tức giận khi các nhóm dễ bị tổn thương đã được phân phối khẩu trang hạng 2″. Ông đánh giá hoạt động của bộ y tế trong thời kỳ đại dịch là “dưới mức trung bình”.
Đảng Dân chủ Tự do cũng đã kêu gọi một ủy ban điều tra đặc biệt tìm hiểu rõ về vụ việc này.
Bộ trưởng Y tế Đức rơi vào tầm ngắm vì bê bối khẩu trang
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn đang trở thành đối tượng gây chú ý từ 21/3 sau thông tin về thỏa thuận mua khẩu trang năm 2020 giữa bộ này với một doanh nghiệp nơi chồng ông đang làm việc.
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn. Ảnh: AP
Tạp chí Der Spiegel đưa tin rằng một công ty có tên Huberg Burda Media GmbH đã đạt thỏa thuận bán 570.000 khẩu trang cho Bộ Y tế Đức vào tháng 4/2020. Thời điểm đó, nguồn cung khẩu trang khá khan hiếm khi dịch COVID-19 lây lan.
Tuy nhiên, Hãng tin DW (Đức) đánh giá điểm đáng chú ý là người chồng đồng tính của Bộ trưởng Spahn - ông Daniel Funke lại giữ vị trí cấp cao tại văn phòng công ty Huberg Burda Media GmbH ở Berlin.
Huberg Burda Media GmbH đã xác nhận với hãng thông tấn DPA về hợp đồng mua bán này. Theo đó, Bộ Y tế Đức đã trả cho Huberg Burda Media GmbH khoảng 1,08 triệu USD.
Huberg Burda Media GmbH là công ty sở hữu một số tạp chí nổi tiếng tại Đức. Và Huberg Burda Media GmbH thừa nhận đã bán số khẩu trang doanh nghiệp này thu mua được cho Bộ Y tế mới mức giá ban đầu. Huberg Burda Media GmbH đã mua số khẩu trang này qua một công ty ở Singapore.
Đại diện của Huberg Burda Media GmbH thừa nhận với DPA rằng mục tiêu của thỏa thuận là cung cấp sớm nhất có thể khẩu trang cho Bộ Y tế Đức.
Bộ Y tế Đức khẳng định thỏa thuận mua bán khẩu trang với Huberg Burda Media GmbH được thực hiện tuân thủ theo quy định liên bang.
Bộ trưởng Spahn và chồng Daniel Funke (trái). Ảnh: DPA
DW đánh giá vụ bê bối này tiếp tục gây ảnh hưởng đến đảng bảo thủ Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của Thủ tướng Angela Merkel.
Tháng 2 vừa qua, các công tố viên Đức đã mở điều tra về thành viên cấp cao đảng CSD Georg Nsslein về cáo buộc ông này nhận hàng trăm nghìn euro để vận động cho một nhà cung cấp khẩu trang.
Một thành viên quốc hội của đảng CDU là Nikolas Lbel cũng từ chức sau một bê bối khác liên quan đến khẩu trang. Các công tố viên đang điều tra về việc kinh doanh thu mua khẩu trang của ông này.
Đức mua thuốc từng chữa Covid-19 cho Trump Đức trở thành quốc gia EU đầu tiên sử dụng phương pháp điều trị kháng thể thử nghiệm, được ghi nhận là đã giúp Donald Trump hồi phục sau khi nhiễm nCoV. "Chính phủ đã mua 200.000 liều với giá 400 triệu EUR (486 triệu USD)", Bộ trưởng Y tế Jens Spahn nói với tờ Bild am Sonntag ngày 24/1. Bệnh nhân sẽ...