Bộ trưởng Tài chính G7 nhất trí tăng hỗ trợ cho Ukraine
Ngày 22/12, các Bộ trưởng Tài chính của Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) ra tuyên bố chung cho biết các nước thành viên sẵn sàng nỗ lực nhiều hơn nữa để hỗ trợ Ukraine về mặt tài chính, đồng thời kêu gọi các nhà tài trợ khác tăng hỗ trợ.
Tòa nhà bị hư hại do xung đột tại Mariupol, Ukraine, ngày 17/4/2022. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Tuyên bố được thông qua tại hội nghị trực tuyến của các Bộ trưởng Tài chính G7, nêu rõ G7 đã huy động 32 tỷ USD để hỗ trợ kinh tế và ngân sách cho Ukraine, bao gồm 18 tỷ euro (19,09 tỷ USD) từ Liên minh châu Âu (EU).
Trong phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki cho biết nước này sẽ phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên G7 để thực hiện các trách nhiệm của mình trong vai trò Chủ tịch G7 trong năm 2023 để đem đến tương lai tốt đẹp hơn cho nền kinh tế toàn cầu.
Tuần trước, các nhà lãnh đạo Nhóm G7 cũng đã tiến hành họp trực tuyến thảo luận về việc phối hợp giải quyết các thách thức toàn cầu, theo đó đã nhất trí về một nền tảng hỗ trợ tài chính cho Ukraine. Theo đó, các nước G7 cam kết sẽ tiếp tục huy động sự hỗ trợ quốc tế để giúp giải quyết các nhu cầu tài chính cấp bách của Ukraine và Quỹ Tiền tệ quốc tế sẽ là trung tâm của nỗ lực này.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo G7 cũng cam kết đáp ứng các nhu cầu của Ukraine về tăng cường năng lực quân sự.
Ukraine đàm phán với các thể chế tài chính quốc tế để giảm nợ
Ukraine sẽ đàm phán với các thể chế tài chính quốc tế lớn về cách thức giảm nợ của nước này trong tương lai.
Tòa nhà bị hư hại do xung đột tại Mariupol, Ukraine, ngày 28/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Quan chức phụ trách vấn đề quản lý nợ công của Chính phủ Ukraine, Yuriy Butsa, ngày 21/7 đã đưa ra thông báo trên, một ngày sau khi Kiev đề nghị các chủ nợ quốc tế "đóng băng" khoản nợ của nước này trong 2 năm để Ukraine có thể tập trung nguồn lực đang cạn kiệt. Hiện đề nghị này được các nước lớn của phương Tây và các tổ chức tài chính lớn đã cho Ukraine vay tiền ủng hộ.
Theo ông Butsa, Ukraine đang đàm phán với các thể chế tài chính quốc tế và cách tiếp cận pháp lý có thể khác nhau. Ông cho rằng vẫn còn sớm để nói về quy trình nhưng Ukraine đã thảo luận những vấn đề này với các chủ nợ và mong muốn của Kiev là giảm nợ trong tương lai.
Ông Butsa cho biết thêm, trên giấy tờ, trong năm 2022, Ukraine cần phải trả Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhiều hơn số tiền mà Kiev sẽ nhận được. Ngoài ra, việc tiến tới một chương trình hỗ trợ mới của IMF ở thời điểm hiện tại là không thể. Theo ông Butsa, Ukraine sẽ đàm phán với IMF và các đối tác khác về một giải pháp có thể.
Ukraine ước tính cuộc xung đột giữa nước này với Nga cùng với nguồn thu từ thuế thấp hơn đang khiến ngân sách quốc gia Đông Âu thiếu hụt khoảng 5 tỷ USD/tháng, tương đương với 2,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ukraine thời điểm trước khi xảy ra xung đột. Các nhà kinh tế ước tính tình trạng này khiến thâm hụt ngân sách hằng năm của Ukraine có thể lên đến 25% GDP, tăng mạnh so với mức 3,5% GDP trước xung đột.
GDP của Ukraine được dự báo giảm 45% trong năm 2022 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ukraine được dự báo giảm 45% trong năm 2022. Bộ trưởng Tài chính Ukraine Serhiy Marchenko thông báo như trên ngày 11/5, tuy nhiên khẳng định Kiev cam kết trả nợ đầy đủ. Người dân tại Mariupol, Ukraine, ngày 14/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN Phát biểu trực tuyến tại cuộc họp thường niên của Ngân hàng phát triển...