Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc chỉ trích Mỹ dù không nói thẳng tên
Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ngày 4-6, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc đưa ra lời chỉ trích nhẹ nhàng nhằm vào Mỹ, dù không nói thẳng tên quốc gia này.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc tại Đối thoại Shangri-La ngày 4-6 – Ảnh: AFP
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc – tướng Lý Thượng Phúc – có bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La nói về an ninh trong khu vực và toàn cầu bắt đầu lúc 9h30 ngày 4-6. Ông Lý cho biết Trung Quốc tìm kiếm đối thoại thay vì đối đầu.
Ông đưa ra lời chỉ trích nhẹ nhàng nhằm vào Mỹ khi nói rằng “một số quốc gia” thích áp đặt các quy tắc của mình lên các quốc gia khác thông qua cái gọi là “trật tự dựa trên quy tắc quốc tế”.”Cái gọi là trật tự dựa trên quy tắc quốc tế này không bao giờ cho bạn biết các quy tắc là gì và ai đặt ra chúng” – ông Lý nói, dù không chỉ đích danh Mỹ hay các đối tác nào khác của Mỹ.
“Nó thực hành chủ nghĩa ngoại lệ và tiêu chuẩn kép, đồng thời chỉ phục vụ lợi ích và tuân theo quy tắc của một số ít quốc gia”, ông Lý tiếp tục.
Đây là bài phát biểu công khai đầu tiên trước cử tọa quốc tế kể từ khi tướng Lý Thượng Phúc trở thành bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc vào tháng 3-2023.
“Ở Trung Quốc, chúng tôi tin rằng chìa khóa để các quốc gia chung sống hòa thuận là tôn trọng lẫn nhau và đối xử bình đẳng với nhau. Chúng tôi cực lực phản đối việc áp đặt ý muốn của mình lên người khác, đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của người khác và theo đuổi an ninh của chính mình bằng cái giá phải trả của người khác”, ông Lý nói.
“Mỹ cần hành động chân thành”
Bộ trưởng Lý Thượng Phúc có giọng điệu ôn hòa hơn khi nói trực tiếp về quan hệ Mỹ – Trung. Ông cho biết quan hệ giữa hai nước trong vài năm qua đã xuống mức “thấp nhất” kể từ năm 1979, cột mốc thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.
Ông nói: “Không thể phủ nhận rằng một cuộc xung đột hoặc đối đầu nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là một thảm họa không thể chịu đựng nổi với thế giới. Trung Quốc tin một cường quốc nên hành xử đúng với vị thế của mình thay vì kích động đối đầu vì lợi ích riêng”.
Video đang HOT
Ông nói rằng Mỹ cần hành động một cách chân thành và “có hành động cụ thể” với Trung Quốc để ổn định và ngăn chặn mối quan hệ ngày càng xấu đi.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc tại Đối thoại Shangri-La ngày 4-6 – Ảnh: AFP
Các điểm nóng Biển Đông, Đài Loan, Nga – Ukraine
Ông Lý Thượng Phúc cũng cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục tham gia các cuộc tham vấn về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
“Chúng tôi sẽ quản lý rủi ro và khủng hoảng bằng cách thúc đẩy các cuộc đối thoại sâu về an ninh hàng không và hàng hải, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt và liên tục cải thiện quy tắc về các cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển”, ông Lý nói.
Ông Lý ca ngợi sự hợp tác giữa các quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương để cho phép tuyến đường biển ở Biển Đông được duy trì ổn định.
“Tuy nhiên, chúng tôi thấy một số quốc gia ngoài khu vực muốn làm bá chủ hàng hải dưới danh nghĩa tự do hàng hải. Họ muốn làm đục nước để béo cò. Các nước trong khu vực nên cảnh giác cao độ và kiên quyết bác bỏ những hành vi này”, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc ám chỉ Mỹ và phương Tây.
Về vấn đề Đài Loan, ông Lý nhấn mạnh Đài Loan là “lợi ích cốt lõi của Trung Quốc” và là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, nằm ngoài giới hạn can thiệp của các chính phủ nước ngoài.
“Đài Loan là Đài Loan của Trung Quốc. Cách giải quyết vấn đề Đài Loan là việc do người Trung Quốc quyết định”, ông nói.
Ông Lý cho biết nguyên tắc một Trung Quốc của Bắc Kinh xác định rằng chỉ có một Trung Quốc và Đài Loan thuộc về Trung Quốc. Đây đã trở thành một “chuẩn mực cơ bản, được công nhận rộng rãi trong quan hệ quốc tế”.
Tuy nhiên, theo ông, nhiều quốc gia có nhiều quan điểm về Đài Loan không phù hợp với nguyên tắc một Trung Quốc. Ông Lý cho biết Bắc Kinh sẽ không từ bỏ việc sử dụng vũ lực để đặt Đài Loan dưới sự kiểm soát của mình.
“Nếu ai dám tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc, quân đội Trung Quốc sẽ không chần chừ một giây, chúng tôi sẽ không sợ đối thủ và kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ bằng bất cứ giá nào”, ông Lý nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cũng nói ngắn về nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán để giúp chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Ông khẳng định quan điểm của Bắc Kinh là “khách quan và vô tư”.
Đối thoại Shangri-La 2023
Đối thoại Shangri-La đang diễn ra từ ngày 2 đến ngày 4-6 tại Singapore, quy tụ hơn 600 đại biểu là các quan chức quốc phòng và an ninh cấp cao từ 49 nước.
Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc nói gì tại Đối thoại Shangri-La?
Sau khi từ chối gặp người đồng cấp Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc cáo buộc "một số quốc gia" can thiệp vào công việc của nước khác nhưng Bắc Kinh không muốn đối đầu.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc tại Đối thoại Shangri-La ngày 4.6. Ảnh AFP
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La (SLD) ở Singapore ngày 4.6, Thượng tướng Trung Quốc Lý Thượng Phúc cho rằng tâm lý Chiến tranh Lạnh đang trỗi dậy ở châu Á - Thái Bình Dương, nhưng Bắc Kinh tìm kiếm đối thoại thay vì đối đầu. Không nêu đích danh nước nào, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Trung Quốc cáo buộc "một số quốc gia" thích áp đặt các quy tắc của mình lên các quốc gia khác theo "trật tự quốc tế dựa trên luật lệ", theo South China Morning Post ( SCMP).
"Cái gọi là trật tự quốc tế dựa trên luật lệ của họ không bao giờ cho bạn biết luật lệ là gì, và ai đã đặt ra những luật lệ này", ông Lý nói trong bài phát biểu trước các tướng lĩnh quân đội và quan chức quốc phòng, ngoại giao có mặt tại SLD, diễn đàn an ninh hàng đầu châu Á được tổ chức thường niên ở Singapore.
"Họ thực hành chủ nghĩa ngoại lệ, tiêu chuẩn kép và chỉ phục vụ lợi ích và tuân theo các quy tắc của một số ít quốc gia", SCMP dẫn lời vị tướng Trung Quốc.
Đây là phát biểu công khai đầu tiên của ông Lý trước khán giả quốc tế kể từ khi ông trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc hồi tháng 3. Trước sự kiện ở Singapore, ông đã trở thành tâm điểm chú ý khi từ chối gặp người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin bên lề SLD theo đề nghị của Lầu Năm Góc.
Trong phát biểu tại SLD, Bộ trưởng Lý cũng quảng bá Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI) mới của Bắc Kinh. Được công bố bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 4 năm ngoái, GSI tập hợp các nguyên tắc và đường lối về chính sách đối ngoại mà một số nhà quan sát cho là nỗ lực xây dựng đối trọng với trật tự quốc tế do Mỹ dẫn dắt.
"Chúng tôi cực lực phản đối việc áp đặt ý chí của nước này lên nước khác, đặt lợi ích của nước mình lên trên lợi ích của nước khác và theo đuổi an ninh của riêng mình bằng cái giá mà nước khác phải trả", ông Lý nói, cáo buộc một số quốc gia "cố ý can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác".
Song vị tướng tỏ ra mềm mỏng hơn khi nói về quan hệ song phương Trung - Mỹ với đánh giá rằng quan hệ giữa hai nước trong vài năm qua đã xuống mức "thấp kỷ lục" kể từ năm 1979. Theo ông Lý, xung đột hoặc đối đầu nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là một thảm họa "không thể chịu nổi" đối với thế giới.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cũng cho biết nước này sẵn sàng trao đổi với Mỹ, cũng như thúc đẩy đối thoại giữa quân đội hai nước, song việc này cần phải dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. "Đó là nguyên tắc hết sức cơ bản", ông nói.
Trước đó hôm 3.6, cũng tại SLD, ông Austin cho rằng Trung Quốc thiếu thiện chí đối thoại khi từ chối đề nghị tổ chức hội đàm giữa hai vị bộ trưởng quốc phòng tại Singapore. Theo lãnh đạo Lầu Năm Góc, ông quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc không sẵn sàng tham gia nỗ lực quản lý khủng hoảng quân sự, cũng như cho rằng đàm phán là chìa khóa để tránh xung đột.
Một vị tướng trong phái đoàn Trung Quốc dự SLD nói với SCMP rằng Trung Quốc bác bỏ đề xuất gặp gỡ của Mỹ chủ yếu là vì lệnh trừng phạt của Washington đối với ông Lý từ năm 2018. Bắc Kinh cũng cho rằng Mỹ đã không tạo ra bầu không khí có lợi cho đối thoại.
Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 3.6 thông báo ông Daniel Kritenbrink, trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương, sẽ có chuyến thăm Trung Quốc và New Zealand trong tuần tới. Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hủy bỏ vô thời hạn kế hoạch thăm Bắc Kinh, sau khi hai bên nổ ra tranh cãi vì vụ "khinh khí cầu do thám".
Cũng tại SLD ngày 3.6, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt việc chiêu mộ phi công quân sự Đức để huấn luyện lực lượng của Trung Quốc, theo Reuters. Ông cũng cho biết, trong cuộc gặp giữa hai bên, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc không phủ nhận việc này nhưng cho rằng vấn đề không có gì nghiêm trọng.
Tờ Spiegel của Đức hôm 2.6 đưa tin rằng các cựu phi công chiến đấu của Đức đã huấn luyện phi công quân sự Trung Quốc trong suốt nhiều năm. Theo bài báo, các quan chức an ninh Đức cho rằng rất có thể các phi công Đức đã truyền đạt cho phía Trung Quốc kiến thức quân sự chuyên môn, chẳng hạn các chiến thuật hoạt động bí mật của lực lượng Đức và NATO.
Giới chức Trung Quốc không lập tức bình luận về thông tin từ phía Đức.
Trung Quốc ra điều kiện cứng để đàm phán với Mỹ Thời điểm thích hợp đối thoại là khi Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc và đưa ra "điều kiện phù hợp" cho cuộc gặp. Đó là phản hồi của các quan chức và nhà phân tích quốc phòng Trung Quốc hôm 3-6 đối với lời kêu gọi đối thoại càng sớm càng...