Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Thực hiện chương trình GDPT mới là bỏ cách dạy “thầy đọc, trò chép”
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới là tạo một bước ngoặt trong giáo dục: đi từ nền giáo dục nặng nhồi nhét kiến thức, thầy đọc trò chép, chuyển sang phát triển phẩm chất và năng lực, chú trọng dạy người và kỹ năng sống của học sinh.
Ngày 28/9, Bô trương Bô Giao duc va Đao tao Phung Xuân Nha cùng cac đai biêu Quôc hôi khoa XIV, tinh Binh Đinh đa tiêp xuc cư tri phường Nhơn Phú (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).
Tai buôi tiêp xuc, cư tri kiến nghị một số vấn đề liên quan đến sách giáo khoa mới; dạy kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục; chuẩn bị đội ngũ giáo viên được thực hiện như thế nào; miễn thu học phí bậc học mầm non và THCS có thực hiện được không.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ tiếp xúc cử tri tại Bình Định.
Cử tri cũng đặt câu hỏi cho người đứng ngành giáo dục Việt Nam, sau những tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 xảy ra tại một số địa phương thì Bộ có tiếp tục triển khai kỳ thi 2 trong 1 này nữa không.
Trả lời về việc này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nói rằng: “Thi trắc nghiệm khách quan, mỗi thí sinh một đề nên gian lận khi làm bài rất hạn chế, nhưng khâu chấm thì xảy ra gian lận một số điểm thi. Kỳ thi THPT quốc gia rất quan trọng, phải duy trì để đảm bảo chất lượng. Vì vậy, năm tới chúng ta vẫn duy trì phương thức thi như thế, nhưng có một vài điều chỉnh cho phù hợp”.
Đánh giá về kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng kỳ thi năm 2018 cơ bản là ổn định. Song còn bộc lộ những sai phạm nghiêm tại một số tỉnh – đây là điểm trừ rất lớn. Các địa phương còn lại, kỳ thi đều diễn ra nhẹ nhàng, giảm áp lực rất nhiều nên được phụ huynh, thí sinh và các trường đại học ủng hộ phương thức này.
Trong khi đó, trả lời về Chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Chương trình giáo dục phổ thông mới chú trọng đến kỹ năng sống và dạy làm người, phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Bên cạnh đó, Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ phát huy tính sáng tạo của thầy cô giáo và phát huy tính chủ động của học sinh. Do vậy, không phải thầy cô nào cũng đáp ứng được yêu cầu này và không phải phụ huynh nào cũng thấu hiểu và ủng hộ.
Video đang HOT
Cử tri trình bày ý kiến liên quan đến vấn đề giáo dục.
“Hiện nay, kiến thức, kỹ năng nhiều cái mới cho nên phụ huynh phàn nàn là không thể dạy con được. Tuy nhiên, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới là tạo một bước ngoặt trong giáo dục: đi từ nền giáo dục nặng nhồi nhét kiến thức, thầy đọc trò chép, chuyển sang phát triển phẩm chất và năng lực, chú trọng dạy người và kỹ năng sống của học sinh”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay.
Nói về tiêu chí về chuẩn đội ngũ giáo viên, hiệu trưởng phổ thông, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói rằng: Bộ đã chỉ đạo xây dựng Chương trình và Bộ đã ký ban hành Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở Giáo dục phổ thông và Thông tư số 20/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
Bộ trưởng cho biết thêm: “Bộ GD-ĐT đã và đang cấu trúc lại các trường sư phạm, tránh đào tạo giáo viên mỗi trường mỗi kiểu, đảm bảo chuẩn giảng viên sư phạm, đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông mới”.
Doãn Công
Theo Dân trí
Tinh giản biên chế máy móc là nguyên nhân khiến thiếu giáo viên?
Học sinh tăng mạnh theo từng năm trong khi giáo viên thiếu nghiêm trọng nhưng lại bị cắt giảm biên chế 10% mỗi năm.
Đáng lo là, từ năm học 2019-2020 sẽ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới trong khi cả nước đang thiếu 40.000 giáo viên.
Thiếu giáo viên kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. (Ảnh: P.V)
Mỗi năm cắt giảm 10% biên chế giáo viên
Tại phiên giải trình về thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên với sự tham dự trả lời trực tiếp của lãnh đạo Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội (ĐBQH) tổ chức ngày 24/9, nhiều đại biểu Quốc hội và lãnh đạo các địa phương đồng loạt lên tiếng chất vấn về việc trường lớp tăng, học sinh tăng mạnh theo từng năm trong khi giáo viên thiếu nghiêm trọng nhưng lại phải cắt giảm biên chế 10% mỗi năm.
Ông Chu Lê Trinh (đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu) nêu: Tình trạng thừa/thiếu giáo viên xảy ra trên cả nước kéo dài nhiều năm, đến nay chưa có giải pháp khắc phục, gây bất cập trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, hiện đang thiếu trên 40.000 giáo viên. Thiếu giáo viên sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ năm học 2019-2020 như thế nào?
Vấn đề tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên cũng có nhiều bất cập, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận) phản ánh: Theo báo cáo, các tỉnh đề xuất số biên chế đề nghị bổ sung là 40.447 giáo viên.
Do thiếu số lượng lớn giáo viên đã dẫn đến việc phải hợp đồng giáo viên để dạy. Giáo viên dạy theo tiết học. Có giáo viên được 35.000đ/tiết học, số tiền này tùy từng cấp học. Tính ra mỗi tháng họ chỉ được 1-2 triệu đồng/tháng. Giáo viên này 3 tháng hè không có lương.
Rõ ràng chính sách này rất bất cập so với giáo viên biên chế và nhất là giáo viên biên chế lâu năm mức lương rất cao. Chính điều này dẫn đến hiện tượng các trường muốn khống chế chỉ tiêu biên chế chỉ ký hợp đồng giáo viên.
Ông Nguyễn Duy Thăng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, cho rằng: Việc các địa phương có chỉ tiêu biên chế nhưng vẫn tuyển dụng hợp đồng là trách nhiệm của địa phương. Về việc địa phương đề nghị bổ sung 40.447 giáo viên nhưng Bộ Nội vụ phải thẩm định lại xem đề nghị đó có hợp lý hay không?.
"Bây giờ để cho các địa phương, các bộ, ngành đề nghị biên chế thì tôi dám chắc sẽ ào ạt. Nghị quyết 39 của Chính phủ năm 2015 về tinh giản biên chế gắn với đổi mới cơ cấu, đối với giáo dục và y tế có tăng giường bệnh, tăng học sinh thì có thể tăng biên chế nhưng phải kiểm soát chặt chẽ. Nhưng đến kết luận số 17 của Bộ Chính trị năm 2017 thì không có ngoại lệ. Kể cả giáo dục có tăng học sinh, tăng trường lớp thì vẫn tinh giản biên chế. Giảm biên chế ở đây là giảm số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước...", ông Thăng lý giải.
Lãnh đạo Bộ Nội vụ dù viện dẫn nhiều văn bản hiện hành nhưng không giải tỏa được bức xúc này.
Bà Mỹ Hương tiếp tục đề nghị: "Tôi mong rằng lãnh đạo Bộ quan tâm đến địa phương, tháo gỡ vấn đề này. Các tỉnh đều mong thống nhất cơ chế tuyển dụng cũng như chính sách thụ hưởng của các giáo viên được hợp đồng để tránh tình trạng mỗi nơi hợp đồng một kiểu gây thiệt thòi cho giáo viên".
Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải có chế độ chính sách ổn định để giáo viên yên tâm làm việc đúng chuyên môn nghiệp vụ chứ không phải theo mùa vụ hay tiết học.
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đồng tình với ý kiến của bà Mỹ Hương về cách thức hợp đồng với giáo viên hiện nay dẫn đến tình trạng hàng trăm giáo viên bị chấm dứt hợp đồng bất ngờ, hay việc hợp đồng theo tiết dạy...
"Việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới chất lượng GD-ĐT. Chúng tôi không đồng tình với cách tuyển như thế này", ông Nhạ khẳng định.
Theo ông Nhạ, số lượng giáo viên mầm non, tiểu học thiếu rất nhiều do 3 năm gần đây không tăng biên chế, Bộ Nội vụ không giao cho các địa phương, các địa phương phải căn chỉnh, co kéo mới sinh ra cơ chế hợp đồng. Ông đề nghị phải giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Còn về tuyển dụng, sử dụng giáo viên, ông Nhạ cũng cho rằng: Theo phân cấp của chính quyền địa phương, ngành GD-ĐT chỉ tham mưu, còn chủ trì vẫn là ngành nội vụ.
"Gần đây chúng tôi có tham mưu cho Chính phủ và Chính phủ ban hành nghị định thay thế Nghị định 115, nâng lên một bước, nghĩa là ngành GD-ĐT chủ động về mặt kế hoạch còn việc tuyển dụng, sử dụng, bố trí G giáo viên vẫn là ngành nội vụ. Tới đây chúng tôi cũng chỉ đạo ngành GD-ĐT ở địa phương phải chủ động hơn nữa trong đề xuất tuyển dụng giáo viên. Tuy nhiên vẫn vướng ở chỗ là sử dụng nhưng không được trực tiếp chủ trì tuyển dụng. Đây là vấn đề chưa khắc phục được" - ông Nhạ nêu thực tế.
2 bộ chưa phối hợp chặt chẽ
Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội, đặt vấn đề: "Quan điểm của chúng ta giáo dục là quốc sách, không hiểu Bộ Nội vụ đánh giá "quốc sách" là như thế nào? Và nếu trong trường hợp các quy định đều nói rằng y tế, giáo dục đều cắt giảm 10% như các ngành khác thì không đáp ứng được thực tế. Quan điểm của Bộ Nội vụ về vấn đề này như thế nào? Hay đánh giá chung đều là viên chức nên "cắt" như nhau khi Nhà nước gọi giáo dục là quốc sách và dành 20% ngân sách cho giáo dục?".
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho rằng, việc giảm 10% biên chế là giao cho địa phương giảm trên tổng biên chế sự nghiệp chứ không phải giảm riêng ngành giáo dục. Việc giảm biên chế như thế nào địa phương phải có trách nhiệm. Trong đó, giáo dục, y tế có thể chỉ giảm 5%, các ngành khác giảm hơn 10%, để làm sao tổng số là 10%. Còn trường hợp cá biệt phải tăng biên chế cho giáo dục, y tế hay các ngành khác thì nhiệm vụ của Bộ Nội vụ tổng hợp lại, có ý kiến trình Chính phủ, Thủ tướng quyết định.
Đại biểu Phan Thị Bạch Tuyết (TP.HCM) cũng không đồng tình với trả lời của Thứ trưởng Thăng và cho rằng, giáo viên không thể giống những biên chế khác. Cả hai bộ chưa phối hợp chặt chẽ để giải quyết các vấn đề đặt ra với tình trạng thiếu giáo viên hiện nay./.
Theo vov
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Tránh tình trạng hợp đồng giáo viên theo mùa vụ, theo tiết học" "Giáo viên phải có chế độ chính sách và tuyển dụng ổn định thì mới yên tâm cống hiến với công việc, đúng với chuyên môn nghiệp vụ. Tránh tình trạng hợp đồng giáo viên theo mùa vụ, theo tiết học" Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tại phiên giải trình về thực hiện chính sách, pháp...