Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói về thể thao học đường
Lần đầu tiên tại Việt Nam, một dự án thiết thực, tổng thể và dài hạn về thể thao trường học ở quy mô toàn quốc được thực hiện.
Tối 5-11 tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Công ty truyền thông Unicomm đã ký kết hợp tác tổ chức các hoạt động truyền thông thể thao trường học giai đoạn 2020 – 2025. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ và Tổng Giám đốc VTV Trần Bình Minh tham dự chương trình.
Một dự án thiết thực, tổng thể và dài hạn về thể thao trường học ở quy mô toàn quốc, dành riêng cho HSSV được thực hiện, với sự chung tay của cơ quan quản lý, cơ quan truyền thông và các nguồn lực xã hội.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, dự án sẽ được triển khai trong 5 năm (2020-2025). Hoạt động truyền thông thể thao trường học bao gồm: series chương trình truyền hình về thể thao trường học; những giải đấu thể thao thường niên dành cho học sinh, sinh viên (HSSV) các cấp; cung cấp những bộ học liệu chuẩn, mang tính hệ thống và khoa học cho HSSV, giáo viên thể chất trên toàn quốc…
Mỗi giai đoạn, các hoạt động sẽ được đánh giá, nâng cấp cũng như mở rộng về quy mô, sự chuyên nghiệp và theo sát mục tiêu nuôi dưỡng một thế hệ mới phát triển toàn diện cả 4 yếu tố Đức – Trí – Thể – Mỹ.
Video đang HOT
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ tại buổi lễ kí kết.
“Ngành giáo dục đang thực hiện được nguyện ước giáo dục toàn diện đối với giáo dục phổ thông, trong đó giáo dục thể chất là khía cạnh rất quan trọng. Ở đó, hoạt động thể thao đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục thể chất ở nhà trường, tạo được sự đam mê cho học sinh sinh viên”- Ông Nhạ nói.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nhìn nhận khi thiết kế chương trình giáo dục thể chất, Bộ hiểu rằng tài liệu sách giáo khoa chỉ có tính chất hướng dẫn còn tạo dựng đam mê hiệu quả phải thông qua các hoạt động thể thao thực chất. Từ đây, các hoạt động thể thao trường học sẽ có cơ hội phát triển, mang lại cho các em HSSV những trải nghiệm thú vị, xây dựng một môi trường học đường an toàn, nhân văn.
Ông Trần Bình Minh, Tổng Giám đốc VTV chia sẻ, lâu nay chúng ta nói nhiều về giáo dục, về sách giáo khoa, chuyện thi cử nhưng ít đề cập đến giáo dục thể chất cho HSSV. Một dân tộc khỏe mạnh cần quan tâm tới giáo dục thể chất cho trẻ em từ nhỏ để tạo nguồn lực phát triển đất nước vững mạnh. VTV và các đơn vị sẽ phối hợp thúc đẩy được phong trào thể thao học đường, bởi lực lượng thể thao HSSV mạnh sẽ là nguồn lực cho thể thao nước nhà.
Cũng tại buổi lễ, Ban tổ chức đã công bố hoạt động đầu tiên của dự án là giải chạy S-RACE dành cho học sinh THCS, THPT và sinh viên. Năm 2020, giải chạy sẽ được tổ chức tại Hà Nội và TPHCM, dự kiến thu hút sự tham gia của 6.000 HSSV, tổng giá trị giải thưởng hơn 240 triệu đồng.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất (Bộ Giáo dục và Đạo tạo) Nguyễn Thanh Đề cho biết, sau giải chạy S-RACE, Bộ sẽ đẩy mạnh các môn như bóng rổ, bóng đá, bơi lội (tập trung phòng chống đuối nước),…
Phát triển thể dục thể thao trường học
Công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học tuy đã được quan tâm hơn trước song vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Được quan tâm hơn
Những năm qua, việc dạy học môn Thể dục đã được các trường trên địa bàn tỉnh triển khai nghiêm túc. Học sinh (HS) được bố trí học 2 tiết/tuần, cách nhau 2 ngày. Ngoài ra, trong năm học, các trường duy trì việc cho HS tập luyện thường xuyên các bài thể dục buổi sáng và thể dục giữa giờ. Ở cấp THCS, tất cả các trường đã tổ chức giảng dạy chính khóa môn Vovinam - Việt võ đạo theo chương trình thể thao tự chọn. Trong năm học 2020 - 2021, môn võ cổ truyền Việt Nam sẽ được đưa vào giảng dạy tại các trường.
Ở cấp tiểu học, chương trình vận động cơ bản Mizuno Hexathlon được triển khai ở Trường Tiểu học Phước Tiến và Tiểu học Vạn Thắng (TP. Nha Trang) đã phát huy hiệu quả. Chương trình này hỗ trợ bộ dụng cụ thể thao cho các trường và có nội dung kết hợp giữa hoạt động vận động và vui chơi một cách khoa học, mang đến cho HS những tiết học sinh động.
Học sinh Trường THPT Lý Tự Trọng (TP. Nha Trang) đồng diễn.
Ông Lê Đình Thuần - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho biết, để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất, hàng năm, Sở GD-ĐT chỉ đạo đội ngũ này tích cực tự bồi dưỡng, cập nhật sự thay đổi, điều chỉnh luật các môn thể thao; đồng thời chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ. Nhà đa năng, phòng học giáo dục thể chất, sân tập, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện đã và đang từng bước đầu tư xây dựng. Đặc biệt, thực hiện Đề án thí điểm dạy bơi, phòng, chống đuối nước cho HS tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020, Sở GD-ĐT đã lắp đặt được 14/16 hồ bơi bằng bạt trong nhà trường. Toàn tỉnh có 285 giáo viên giáo dục thể chất đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện dạy bơi trong nhà trường, đạt tỷ lệ 36,4%. Theo thống kê của Sở GD-ĐT, đến tháng 7, tỷ lệ HS biết bơi khi học bơi trong nhà trường đạt gần 88%; tỷ lệ HS biết bơi khi học bơi ngoài nhà trường là 97%.
Hàng năm, HS các trường còn có dịp tham gia một số giải thể thao do Sở GD-ĐT phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức như: Giải bóng đá U11, U13, giải cờ vua trẻ HS; giải cầu lông các nhóm tuổi; giải Vovinam - Việt võ đạo HS... Từ đó, phát hiện nhiều HS có năng khiếu cho nhà trường, địa phương để tiếp tục bồi dưỡng.
Tuy đã được quan tâm hơn trước song công tác giáo dục thể chất trong nhà trường vẫn còn gặp không ít khó khăn. Ông Lê Đình Thuần cho biết, do kinh phí hạn hẹp, trang thiết bị, dụng cụ thiếu thốn nên hoạt động của các câu lạc bộ thể dục thể thao (TDTT) trong nhà trường rất khó khăn. Toàn tỉnh chỉ có khoảng 50% số trường có câu lạc bộ thể thao trong trường, tập trung vào các môn: Cờ vua, các môn võ, bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, thể dục aerobic...
Tỷ lệ HS tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa chỉ khoảng 35%. Một số trường đã vận động ban đại diện cha mẹ HS, mạnh thường quân, tổ chức, doanh nghiệp, đoàn thể hỗ trợ dụng cụ, kinh phí cho các giải TDTT song chưa được duy trì thường xuyên. Cô Trần Thu Trà - Hiệu trưởng Trường THCS Bùi Thị Xuân (TP. Nha Trang) cho biết: "Trường được xây mới khang trang hơn từ năm học 2018 - 2019. Tuy nhiên, diện tích sân trường còn khá nhỏ so với số lượng khoảng 1.100 HS.
Việc phát triển phong trào TDTT còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí. Để góp phần đưa phong trào TDTT phát triển hơn, nhà trường mong sớm triển khai giai đoạn 2, trong đó đầu tư sân thể dục, hồ bơi, nhà đa năng... để tạo điều kiện tốt hơn cho HS tập luyện".
Để công tác giáo dục thể chất đạt kết quả, theo lãnh đạo Sở GD-ĐT, các trường cần đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú cho HS, đồng thời điều chỉnh các tiêu chí, nội dung xếp loại môn học giáo dục thể chất để động viên HS tích cực tự rèn luyện TDTT ngoài nhà trường. Sở cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách, cơ chế phù hợp, tạo môi trường pháp lý thuận lợi và thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học để đáp ứng nhu cầu tập luyện, thi đấu, vui chơi của HS.
Còn khó khăn
Toàn tỉnh hiện có 784 giáo viên giáo dục thể chất, trong đó có 2 giáo viên có trình độ thạc sĩ, 600 giáo viên có trình độ đại học. Năm học 2019 - 2020, Sở GD-ĐT, Sở Văn hóa và Thể thao đã kiểm tra và công nhận 119/332 trường đạt danh hiệu Đơn vị tiên tiến giáo dục thể chất cấp tỉnh (đạt tỷ lệ 35,84%), trong đó có 11 trường đạt danh hiệu Đơn vị tiên tiến xuất sắc giáo dục thể chất. Hơn 98% HS xếp loại đạt trở lên về thể lực.
Chú trọng giáo dục thể chất và thể thao học đường Những năm qua, việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và thể thao học đường (GDTC&TTHĐ) tại các trường học trong tỉnh luôn được ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) chỉ đạo các nhà trường thực hiện nghiêm túc. Với việc không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy GDTC&TTHĐ, nhất là các hoạt động ngoại khóa đã...