Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Hỗ trợ miễn phí nền tảng công nghệ dạy học online

Theo dõi VGT trên

Thông tin tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ sẽ làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm phối hợp hỗ trợ miễn phí nền tảng công nghệ cho các địa phương, trường học thực hiện dạy học online, dạy học qua truyền hình.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Hỗ trợ miễn phí nền tảng công nghệ dạy học online - Hình 1

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ xem xét hỗ trợ miễn phí nền tảng công nghệ để phục vụ việc dạy học online trên cả nước.

Khẩn trương giảm tải chương trình môn học

Để ứng phó với việc học sinh phải nghỉ học dài ngày vì dịch COVID-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản chấp thuận cho các cơ sở giáo dục thực hiện việc dạy học online. Bộ cũng cam kết sẽ cắt giảm một số nội dung trong chương trình học kỳ II năm học 2019-2020, để học sinh không quá tải sau khi trở lại trường.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn cần tập trung rà soát, điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục; lựa chọn các chủ đề có thể tích hợp của từng môn học hoặc liên môn.

Về dạy học trực tuyến và dạy học trên truyền hình, Bộ trưởng cho biết, ngày 23.3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản số 988/BGDĐT-GDĐH gửi các đại học, trường đại học, học viện về việc bảo đảm chất lượng đào tạo từ xa trong thời gian phòng chống dịch COVID-19.

Đối với bậc phổ thông, quy định về dạy học qua Internet, dạy học trên truyền hình cũng sẽ sớm được ban hành, làm cơ sở cho các địa phương, cơ sở giáo dục tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả theo chương trình giáo dục đã được tinh giản, trên tinh thần không “buông lỏng” chất lượng.

“Trong những ngày tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm phối hợp hỗ trợ miễn phí nền tảng công nghệ cho phương thức dạy học online, dạy học qua truyền hình cho các địa phương, các nhà trường.

Bộ GDĐT cũng sẽ tổ chức họp trực tuyến với 63 sở GDĐT ngay trong tuần này để thống nhất triển khai thực hiện tinh giản nội dung dạy học, triển khai dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình, đảm bảo đồng bộ và hiệu quả” – Bộ trưởng nói.

Video đang HOT

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Hỗ trợ miễn phí nền tảng công nghệ dạy học online - Hình 2

Toàn cảnh phiên họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch của Bộ GDĐT.

Bộ trưởng cũng gửi lời động viên, chia sẻ sâu sắc tới giáo viên, học sinh và phụ huynh trên cả nước và mong rằng, các nhà trường, học sinh, phụ huynh yên tâm, tiếp tục chủ động phối hợp với ngành Giáo dục để vừa tích cực phòng, chống dịch bệnh, vừa đảm bảo việc dạy và học với phương châm, học sinh không đến trường nhưng việc học không gián đoạn.

Biểu dương những điểm sáng trong mùa dịch bệnh

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ biểu dương tinh thần của các trường đại học trong việc huy động ký túc xá làm khu cách ly tập trung và tinh thần xung kích, tình nguyện tham gia ứng phó với dịch bệnh COVID-19 của sinh viên các trường Y trên cả nước.

Bộ trưởng cho biết, sẽ có hình thức khen thưởng phù hợp cho các nhóm nghiên cứu thuộc các trường đại học, các tập thể, cá nhân thời gian qua đã có những sáng kiến chế tạo ra các thiết bị hữu dụng, áp dụng được ngay vào thực tế, góp phần tích cực trong việc phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Điển hình là GS Bùi Văn Ga – nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT và nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Đà Nẵng nghiên cứu, chế tạo thành công máy đo thân nhiệt từ xa, tránh lây nhiễm chéo virus SARS-CoV-2 và sản phẩm đang được chuyển giao rộng rãi.

Tiếp đó, nhóm thầy trò khoa cơ khí Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng đã chế tạo thành công robot thay con người phục vụ trong khu cách ly vì dịch COVID-19.

Trước đó là một số nghiên cứu như Kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2 do Học viện Quân y đã được cấp phép và đưa vào sản xuất; buồng khử khuẩn toàn thân di động của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) phối hợp với các đơn vị đã cũng đã được đưa vào sử dụng…

Chỉ trong một thời gian ngắn, các nhóm nghiên cứu của nhiều đại học, học viện, trường đại học trong cả nước đã vào cuộc và liên tiếp có những nghiên cứu quan trọng được công bố nhằm hỗ trợ hiệu quả trong việc phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

MINH THU – ĐẶNG CHUNG

Học sinh hoang mang, thầy giáo mách cách học hiệu quả mùa dịch

Theo các giáo viên, thời gian này, học sinh không nên quá hoang mang, lo lắng, lập kế hoạch học cụ thể, tự ôn tập theo quy tắc dễ ôn trước khó ôn sau.

Thời gian nghỉ học tránh dịch kéo dài khiến không ít học sinh cuối cấp hoang mang, lo lắng khi thời gian thi THPT quốc gia đang đến gần.

Những ngày này, Nguyễn Thùy Hương, học sinh lớp 12 (Đống Đa, Hà Nội) đang không khỏi lo lắng. Bàn học của Hương luôn có một cuốn lịch bàn để đếm ngược thời gian thi THPT quốc gia. Theo điều chỉnh mới nhất của Bộ GD-ĐT, kỳ thi sẽ diễn ra vào ngày 11/8, tức chỉ còn hơn 4 tháng nữa, kỳ thi sẽ diễn ra. Trong khi Hương cũng như bao bạn bè khác vẫn đang học trực tuyến, học qua truyền hình bởi kỳ nghỉ bất thường dài chưa từng có.

Học sinh hoang mang, thầy giáo mách cách học hiệu quả mùa dịch - Hình 1


Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh thời gian thi THPT quốc gia, song không ít học sinh lớp 12 vẫn đang lo lắng không yên trước kỳ thi THPT quốc gia 2020. (Ảnh minh họa)

"Từ Tết đến giờ, trường em chủ yếu học qua truyền hình và tự học qua phiếu bài tập của thầy cô gửi hàng ngày. Từ tuần này, nhà trường mới bắt đầu học trực tuyến. Bởi vậy mà chương trình kỳ 2 vẫn chưa học được nhiều. Học trên truyền hình có những chỗ thầy cô giảng khá nhanh nên em chưa bắt kịp, lại không thể hỏi lại nên sẽ khó hơn. Với những phần nhanh quá, em thường phải ghi chú để hỏi lại thầy cô bộ môn. Như những năm trước, việc học không bị gián đoạn, học sinh có thể ôn đi ôn lại kiến thức nhiều lần sau khi hoàn thành chương trình, nhưng với lịch học như hiện nay, em lo rằng sẽ không có đủ thời gian học kỹ kiến thức", Hương lo lắng.

Tự dành thời gian tự học ở nhà kín ngày từ sáng đến tối, thậm chí nhiều hơn cả khi đi học ở trường, song Nguyễn Thùy Hương cho biết, bản thân em vẫn cảm thấy loay hoay, lúng túng vì có quá nhiều môn phải học và nhiều kiến thức phải nhớ. "Nhiều lúc em cảm thấy choáng ngợp bởi kiến thức, tâm lý lo lắng cũng khiến em đôi khi mất tập trung hơn trong việc học, không biết phải bắt đầu từ đâu. Ban đầu em có ý định thi vào ĐH Dược Hà Nội, nhưng đến giờ em cảm thấy chưa chắc chắn với kiến thức đang có, nên phải tính sang phương án thi ĐH Thương mại hoặc những trường khối kinh tế có mức điểm mềm hơn", Hương chia sẻ.

Nguyễn Huy Quân, học sinh lớp 12 (Nam Sách, Hải Dương) cho biết, hiện em đã được đi học trở lại, song vì thời gian nghỉ dịch khá dài, nên phải mất vài ngày mới có thể làm quen lại với việc học trên lớp. Cảm thấy may mắn hơn nhiều bạn ở các địa phương khác đang phải nghỉ học chống dịch, song Quân cũng không khỏi lo lắng, khi lượng kiến thức phải học khá lớn. Xác định học kỳ 2 là giai đoạn nước rút quan trọng, nhưng lại không thể tham gia các lớp luyện thi như những năm trước, Quân cùng một số bạn cùng lớp lập nhóm nhỏ để tự học ở nhà sau thời gian trên lớp. Ngoài ra, nam sinh cho biết, em đang tự ôn lại những kiến thức đã học ở kỳ 1, vừa học kiến thức mới, cố gắng học đến đâu chắc đến đó.

Học sinh nên tự đánh giá để biết mình yếu ở đâu

Trước những băn khoăn, lo lắng của học sinh, thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên dạy Toán trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, học trực tuyến là giải pháp tức thời trong mùa dịch Covid-19.

Thầy Tùng cho rằng, để việc học trực tuyến hiệu quả trong mùa dịch, tính tự giác của học sinh vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Bên cạnh đó, cần có sự kết hợp và giám sát chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.

"Các trường nên có một thời khóa biểu học trực tuyến cụ thể để đôn đốc học sinh và cả giáo viên. Trong thời gian này, tính tự giác của các em rất quan trọng, bản thân mỗi học sinh nên tự xây dựng cho mình một thời khóa biểu rõ ràng, luôn có thói quen chuẩn bị bài và làm bài tập theo đúng lịch mà giáo viên giao. Nếu không có sự chuẩn bị, thì việc học trực tuyến của các em sẽ rất kém", thầy Tùng lưu ý.

Cũng theo thầy Trần Mạnh Tùng, đến thời điểm này, học sinh các lớp cuối cấp đã học được khoảng 70% chương trình năm học, mỗi học sinh có thể tự đánh giá năng lực bản thân, liệt kê ra những nội dung kiến thức còn yếu và thiếu, từ đó xây dựng kế hoạch tự học cá nhân, và nghiêm túc thực hiện để trau dồi những lỗ hổng kiến thức của mình.

Khi không thể đến lớp, kho kiến thức từ internet, sách báo sẽ rất hiệu quả cho việc ôn tập của học sinh.

"Theo Bộ GD-ĐT, đề thi năm nay sẽ được giữ ổn định như năm ngoái, do đó, các em có thể làm thử đề thi thử của những năm trước cho quen dần. Thời gian học kỳ 2 đắt giá gấp 2-3 lần so với thời gian học kỳ 1, nên các em cần tận dụng tối đa. Trong trường hợp các em vẫn còn những khó khăn, thì nên liên hệ với thầy cô giáo bộ môn để có sự hướng dẫn. Riêng với môn Toán, các em cũng nên tự chia và hệ thống kiến thức từng phần, phát hiện những phần còn thiếu và yếu. Mỗi tuần nên làm tối thiểu 1 đề thi thử để rèn luyện kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm, ôn tập kiến thức. Thời gian nghỉ tránh dịch, các em không được lên lớp, nhưng đổi lại, sẽ có rất nhiều thời gian để tự học, đây là điều mỗi em cần tận dụng tối đa", thầy Tùng nói.

Lưu ý thêm về cách ôn tập, thầy Trần Mạnh Tùng cho biết, đề thi những năm trước đều có khoảng 60% kiến thức cơ bản, học sinh muốn đạt điểm khá từ 7 trở lên, trước tiên cần nắm chắc trong tay 6 điểm phần cơ bản. Bởi vậy, trong giai đoạn ôn nước rút, học sinh cần tập trung ôn chắc phần cơ bản, tránh việc sa đà vào học quá nhiều kiến thức khó, sẽ dễ làm mất điểm ở những câu dễ.

"Với những thông báo của Bộ GD-ĐT về việc tinh giản nội dung chương trình, các em hoàn toàn không cần quá lo lắng, bởi nguyên tắc là học gì thi nấy, những phần kiến thức được giảm tải sẽ không gặp phải trong đề thi. Các em không nên phân tán tư tưởng, lo lắng để ảnh hưởng đến việc học, quan trọng nhất là cần đảm bảo sức khỏe trong mùa dịch và giữ âm lý ổn định, từng bước chinh phục kỳ thi", thầy Tùng nhấn mạnh.

Về quan điểm cá nhân, thầy Trần Mạnh Tùng cũng hy vọng rằng, để giảm bớt những áp lực hoc học sinh cuối cấp và giáo viên, đề thi THPT quốc gia năm nay nên bỏ 10% kiến thức chương trình lớp 11, chỉ tập trung vào chương trình lớp 12. Bên cạnh đó, Bộ cũng nên sớm có hướng dẫn cụ thể với các trường về việc tinh giản nội dung giảng dạy ra sao, hoặc công bố đề thi minh họa, để giáo viên và học sinh có thêm căn cứ ôn tập hiệu quả./.

Nguyễn Trang

https://laodong.vn/giao-duc/bo-truong-phung-xuan-nha-ho-tro-mien-phi-nen-tang-cong-nghe-day-hoc-online-792878.ldo
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Người phụ nữ cầm chổi đánh hàng xóm là giáo viên tiểu học, thái độ ra sao sau vụ việc?Người phụ nữ cầm chổi đánh hàng xóm là giáo viên tiểu học, thái độ ra sao sau vụ việc?04:01Video: Cận cảnh cú xoay 360 độ của máy bay tiêm kích trên bầu trời TP.HCM, biểu cảm của phi công gây sốtVideo: Cận cảnh cú xoay 360 độ của máy bay tiêm kích trên bầu trời TP.HCM, biểu cảm của phi công gây sốt00:45Bùng nổ MXH: Thủ tướng Singapore đăng video cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính lên TikTok, chèn nhạc Bắc Bling remixBùng nổ MXH: Thủ tướng Singapore đăng video cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính lên TikTok, chèn nhạc Bắc Bling remix00:18Cô dâu rơi tõm xuống nước khi đi qua cầu khỉ, chú rể nhất quyết không nhảy xuống cứu: 14 triệu người hóng cái kếtCô dâu rơi tõm xuống nước khi đi qua cầu khỉ, chú rể nhất quyết không nhảy xuống cứu: 14 triệu người hóng cái kết01:30Clip thanh niên sinh năm 2001 "thông chốt", tông gãy xương sườn Đại úy Công an ở Thái BìnhClip thanh niên sinh năm 2001 "thông chốt", tông gãy xương sườn Đại úy Công an ở Thái Bình00:30Cảnh tượng khủng khiếp bóp nghẹt trái tim người mẹ: Gần như phát điên với 2 con sinh đôiCảnh tượng khủng khiếp bóp nghẹt trái tim người mẹ: Gần như phát điên với 2 con sinh đôi00:54Bạn gái cũ lao thẳng vào đám cưới, quỳ gối cầu xin chú rể quay lạiBạn gái cũ lao thẳng vào đám cưới, quỳ gối cầu xin chú rể quay lại00:41Khoảnh khắc tự hào: 2 máy bay chở lực lượng cứu hộ Việt Nam và 60 tấn hàng cứu trợ đã hạ cánh tại MyanmarKhoảnh khắc tự hào: 2 máy bay chở lực lượng cứu hộ Việt Nam và 60 tấn hàng cứu trợ đã hạ cánh tại Myanmar00:43Hàng xóm quay lén cảnh người phụ nữ Vĩnh Phúc hì hụi trước cổng nhà, thốt lên: Tôi chẳng dám làm gì bậy bạ!Hàng xóm quay lén cảnh người phụ nữ Vĩnh Phúc hì hụi trước cổng nhà, thốt lên: Tôi chẳng dám làm gì bậy bạ!01:04186.000 người rùng mình theo dõi cảnh nhóm du khách vùng vẫy tuyệt vọng khi rơi vào cảnh này trên biển186.000 người rùng mình theo dõi cảnh nhóm du khách vùng vẫy tuyệt vọng khi rơi vào cảnh này trên biển00:59Kinh hoàng cảnh tượng hố tử thần "nuốt chửng" người đi xe máy tại Hàn Quốc: Nạn nhân bị 2.000 tấn bùn đất vùi lấp, cứu hộ làm việc suốt đêm vẫn chưa có kết quảKinh hoàng cảnh tượng hố tử thần "nuốt chửng" người đi xe máy tại Hàn Quốc: Nạn nhân bị 2.000 tấn bùn đất vùi lấp, cứu hộ làm việc suốt đêm vẫn chưa có kết quả00:10

Tin đang nóng

Pitbull tử chiến rắn hổ mang trong vườn nhà và cái kết bất ngờPitbull tử chiến rắn hổ mang trong vườn nhà và cái kết bất ngờ
5 giờ trước
Vụ 2 mẹ con tử vong bất thường: Nghi phạm 16 tuổi là người quen nạn nhânVụ 2 mẹ con tử vong bất thường: Nghi phạm 16 tuổi là người quen nạn nhân
2 giờ trước
Xin nghỉ phép để chuẩn bị cho đám cưới không được, nữ nhân viên ngân hàng Big4 Trung Quốc nhảy lầu tự tửXin nghỉ phép để chuẩn bị cho đám cưới không được, nữ nhân viên ngân hàng Big4 Trung Quốc nhảy lầu tự tử
3 giờ trước
Người mẹ Myanmar bật khóc cảm ơn Lực lượng cứu hộ Việt Nam đã tìm thấy thi thể con trai 10 tuổiNgười mẹ Myanmar bật khóc cảm ơn Lực lượng cứu hộ Việt Nam đã tìm thấy thi thể con trai 10 tuổi
5 giờ trước
Hậu trường lộ mối quan hệ thật của hội WAGs Doãn Hải My, Ngô Tố Uyên: Visual nét căng, có một nhân tố bí ẩnHậu trường lộ mối quan hệ thật của hội WAGs Doãn Hải My, Ngô Tố Uyên: Visual nét căng, có một nhân tố bí ẩn
5 giờ trước
Gia đình Kim Sae Ron đáp trả: "Khẩn thiết kêu gọi sửa đổi thành Luật phòng chống Kim Soo Hyun!"Gia đình Kim Sae Ron đáp trả: "Khẩn thiết kêu gọi sửa đổi thành Luật phòng chống Kim Soo Hyun!"
3 giờ trước
Clip 20 giây lộ rõ mối quan hệ giữa Hoa hậu Vbiz và mẹ bạn trai giữa tin đồn "bằng mặt không bằng lòng"Clip 20 giây lộ rõ mối quan hệ giữa Hoa hậu Vbiz và mẹ bạn trai giữa tin đồn "bằng mặt không bằng lòng"
3 giờ trước
Toà án chấp nhận đơn kiện của Kim Soo Hyun chống lại gia đình Kim Sae RonToà án chấp nhận đơn kiện của Kim Soo Hyun chống lại gia đình Kim Sae Ron
3 giờ trước

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

2 năm trước
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

2 năm trước
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

2 năm trước
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

2 năm trước
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

2 năm trước
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

2 năm trước
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

2 năm trước
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

2 năm trước
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

2 năm trước
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

2 năm trước
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

2 năm trước
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

2 năm trước
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Kiếm bộn tiền nhờ quà tặng khi livestream, ViruSs có phải đóng thuế?

Kiếm bộn tiền nhờ quà tặng khi livestream, ViruSs có phải đóng thuế?

Sao việt

51 phút trước
Khoản tiền có được từ việc người xem donate (ủng hộ) cho các streamer nằm trong các khoản tiền phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Đông Nhi "lặn" mất 2 tuần rồi tái xuất bằng cả album khiến fan choáng váng

Đông Nhi "lặn" mất 2 tuần rồi tái xuất bằng cả album khiến fan choáng váng

Nhạc việt

57 phút trước
Đông Nhi vừa tung poster cho album phòng thu thứ tư trong sự nghiệp mang tên Theater Of Dreams đánh dấu màn trở lại chính thức của nữ ca sĩ sau thời gian dài tạm ngưng hoạt động nghệ thuật để chăm lo gia đình.
Nữ chính "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" kiếm được bao nhiêu tiền cát-xê?

Nữ chính "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" kiếm được bao nhiêu tiền cát-xê?

Sao châu á

1 giờ trước
Năm 2024, IU - nữ chính phim Khi cuộc đời cho bạn quả quýt có thể kiếm được số tiền cát-xê lên tới 30 tỷ won.
Ấn Độ lên tiếng sau cáo buộc của báo Mỹ về xuất khẩu thiết bị nhạy cảm sang Nga

Ấn Độ lên tiếng sau cáo buộc của báo Mỹ về xuất khẩu thiết bị nhạy cảm sang Nga

Thế giới

1 giờ trước
Chúng tôi kỳ vọng các cơ quan truyền thông có uy tín sẽ thực hiện thẩm định cơ bản trước khi công bố những báo cáo như vậy, điều rõ ràng đã bị bỏ qua trong trường hợp này, nguồn tin nói thêm.
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 01/04: Sư Tử phát triển, Song Ngư may mắn

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 01/04: Sư Tử phát triển, Song Ngư may mắn

Trắc nghiệm

1 giờ trước
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 01/04 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu, Sư Tử hãy tự tin hành động, Song Ngư cần nhanh chóng nắm bắt các cơ hội.
Bắt đối tượng dùng gậy bóng chày đánh người

Bắt đối tượng dùng gậy bóng chày đánh người

Pháp luật

1 giờ trước
Khi đến đường số 10, khu dân cư Đông Thành, phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An thì xe máy của anh Quang suýt va chạm vào xe ô tô nhãn hiệu Hyundai màu trắng BKS 30G-199.90, do một nam thanh niên điều khiển.
Người Việt hỗ trợ nạn nhân động đất, ám ảnh cả làng bị thiêu rụi ở Myanmar

Người Việt hỗ trợ nạn nhân động đất, ám ảnh cả làng bị thiêu rụi ở Myanmar

Tin nổi bật

1 giờ trước
Trận động đất đã làm đổ cột điện bê tông, dây điện bốc cháy ngùn ngụt, ngọn lửa nhanh chóng lan ra, thiêu rụi toàn bộ tài sản của các hộ dân trong làng.
Mẹ biển - Tập 12: Tin dữ của Ba Xệ truyền về nhà, Tư Sáng bị chất vấn vì tắc trách

Mẹ biển - Tập 12: Tin dữ của Ba Xệ truyền về nhà, Tư Sáng bị chất vấn vì tắc trách

Phim việt

2 giờ trước
Vợ Ba Xệ vẫn không tin chồng mình xảy ra chuyện, nhất quyết không ra bến tàu xác minh. Nhưng niềm hy vọng ấy đã vụt tắt khi tin dữ từ chiếc tàu của Ba Xệ và các anh em xóm chài được chuyển về.
Alexander-Arnold bị lạnh nhạt ở Liverpool

Alexander-Arnold bị lạnh nhạt ở Liverpool

Sao thể thao

2 giờ trước
Trent Alexander-Arnold có buổi hội quân đầy gượng gạo khi trở lại trung tâm huấn luyện Liverpool, chỉ vài ngày sau khi xuất hiện thông tin anh đồng ý gia nhập Real Madrid.
Quang Tuấn lo lắng khi vợ xem cảnh nóng trong "Địa đạo"

Quang Tuấn lo lắng khi vợ xem cảnh nóng trong "Địa đạo"

Hậu trường phim

2 giờ trước
Cảnh thân mật giữa nhân vật Tư Đạp (Quang Tuấn) và Ba Hương (Hồ Thu Anh) thu hút sự chú ý của khán giả tại buổi công chiếu phim Địa đạo .