Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Giảm áp lực cho giáo viên
Nhiều vấn đề “ nóng” của ngành giáo dục được dư luận quan tâm thời gian qua, theo phân tích của nhiều chuyên gia – âu cũng xuất phát khởi điểm bởi áp lực thành tích.
Trò chuyện với PV Báo Đại Đoàn Kết trước thềm Xuân Kỷ Hợi, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho hay: Trong năm 2019 ngành giáo dục sẽ ưu tiên giảm áp lực cho giáo viên, để các thầy cô chuẩn bị tâm thế tốt nhất trước khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ .
PV: Thưa Bộ trưởng, năm 2018 là một năm ghi dấu những nỗ lực đổi mới của ngành giáo dục, nhưng cũng còn đó những hạn chế – dù không mới – nhưng bộc lộ rõ ràng hơn. Bộ trưởng nhìn nhận một năm qua của ngành như thế nào?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Năm 2018 là năm tiếp theo ngành Giáo dục triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Những nỗ lực trong một quá trình của ngành đã được ghi nhận trong báo cáo được công bố vào tháng 3/2018 của Ngân hàng Thế giới: Việt Nam là một trong 2 quốc gia thuộc khu vực Đông Á – Thái Bình Dương có hệ thống giáo dục phát triển ấn tượng; học sinh Việt Nam có thành tích học tập cao hơn mức trung bình của OECD.
Năm 2018, giáo dục Việt Nam cũng đón nhận những tin vui trên các bảng xếp hạng quốc tế: Lần đầu tiên Việt Nam có 2 trường đại học (ĐH) nằm trong top 1.000 thế giới; lần đầu tiên 100% học sinh các đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế đạt huy chương, trong đó đã có những học sinh trở thành người chiến thắng với số điểm cao nhất thế giới; vào những ngày cuối năm 2018, đội tuyển học sinh dự kỳ thi khoa học quốc tế cũng đã mang về thành tích cao nhất trong lịch sử.
Năm qua còn là năm có tính chất “bước ngoặt” trong xây dựng chính sách giáo dục và đào tạo. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH được Quốc hội thông qua cuối tháng 11 vừa qua đã mở ra một trang mới cho phát triển giáo dục ĐH, mà có thể ngay trong những năm gần đây chúng ta sẽ nhìn thấy kết quả.Hàng loạt các chính sách không còn phù hợp được sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng những Nghị định, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Nhiều chuẩn, tiêu chuẩn mới về con người, kỹ thuật cũng đã được ban hành dựa trên các đánh giá thực tiễn. Đây sẽ là tiền đề quan trọng cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, năm 2018 cũng là năm còn nhiều điều phải suy nghĩ với ngành giáo dục: Hạn chế trong khâu ra đề thi, lỗ hổng trong khâu tổ chức chấm thi đã bị một số cá nhân lợi dụng để làm sai lệch kết quả Kỳ thi THPT quốc gia; những sự việc đau lòng về đạo đức nhà giáo, bạo lực học đường; cách xử lý thừa, thiếu giáo viên ở một số địa phương, áp lực nghề nghiệp đến từ nhiều phía khiến giáo viên mất đi động lực để cố gắng… Đây cũng sẽ những việc đặt ra cho ngành giáo dục phải giải quyết ngay trong năm 2019 và những năm tiếp theo.
Bộ trưởng đã nói đến những việc phải giải quyết. Vậy, bắt đầu từ kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, đâu sẽ là những thay đổi để đảm bảo không lặp lại những hạn chế như năm 2018, thưa Bộ trưởng?
-Đầu tháng 12 vừa qua, Bộ GDĐT đã công bố thông tin về tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Theo đó, Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 căn bản giữ ổn định như năm 2018 nhưng có điều chỉnh theo hướng tăng cường các giải pháp kỹ thuật ở tất cả các khâu của quá trình thi, sắp xếp, bố trí lại nhân sự làm công tác coi thi, chấm thi nhằm hạn chế tối đa tiêu cực.
Rút kinh nghiệm năm 2018 khi đề thi cân đối độ phân hóa chưa hợp lý dẫn tới đề khó, năm 2019, quy trình ra đề thi sẽ được thực hiện chặt chẽ hơn, đặc biệt trong khâu phản biện đề, thử đề để đảm bảo đề chính xác, vừa sức với học sinh, đúng mục tiêu của kỳ thi.
Bộ GDĐT đã công bố bộ đề thi tham khảo, đến thời điểm này, đề thi tham khảo Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 nhận được phản hồi rất tích cực từ học sinh, giáo viên và phụ huynh. Đây là tín hiệụcho thấy những điều chỉnh của kỳ thi đang đi đúng hướng và đáp ứng được sự mong đợi của dư luận xã hội.
Cũng phải nói thêm, giải pháp kỹ thuật nào cũng do con người vận hành. Vì thế, cùng với các giải pháp đã đặt ra, Bộ GDĐT sẽ cụ thể hóa quy chế để xác định rõ trách nhiệm của từng thành phần tham gia ở từng khâu trong các giai đoạn cụ thể của quá trình tổ chức thi. Có như thế mới đi đến được một kỳ thi an toàn, khách quan và công bằng như tất cả chúng ta đang mong đợi.
Thưa Bộ trưởng, có người cho rằng, năm 2018 như “giọt nước tràn ly” về đạo đức nhà giáo, bạo lực học đường với nhiều sự việc có thể nói là “chưa từng có”. Bộ trưởng nghĩ sao về ý kiến này?
-Đúng là ngành giáo dục đã có một năm với nhiều sự việc về đạo đức nhà giáo, bạo lực học đường được phát hiện, gây phẫn nộ trong dư luận. Tất cả những trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo đã phải nhận các hình thức kỷ luật khác nhau, thậm chí phải ra khỏi ngành, về mặt pháp luật cũng đã có những trường hợp khởi tố. Quan điểm của Bộ GDĐT là kiên quyết bảo vệ các giáo viên có đạo đức, tâm huyết và trách nhiệm với nghề, đồng thời kiên quyết đưa ra khỏi ngành những giáo viên không đủ phẩm chất đạo đức. Ngành Giáo dục sẽ không chấp nhận bất cứ cách hành xử phi giáo dục nào của nhà giáo.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận, đó chỉ là những trường hợp cá biệt. Ngành giáo dục có hàng triệu giáo viên, đa số giáo viên tận tâm, tận lực, tâm huyết và trách nhiệm với nghề. Nhiều thầy cô giáo dám vượt qua các giới hạn của bản thân, sự khắc nghiệt của đời sống cá nhân để cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Bộ GDĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo. Tuy nhiên, để giải quyết tận gốc vấn đề đạo đức nhà giáo cần phân tích, nắm bắt được những nguyên nhân gốc rễ, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, áp lực của giáo viên. Về việc này, Bộ đang làm thông qua các cuộc tọa đàm, trao đổi với các chuyên gia, nhà quản lý, nhà giáo; thông qua các cuộc đối thoại trực tiếp với giáo viên tại các địa phương, cơ sở giáo dục. Để từ đó có những điều chỉnh, đề xuất điều chỉnh, bổ sung các chính sách liên quan đến đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
Trong đó, có những việc ngành giáo dục có thể làm ngay nhằm giảm áp lực, tạo ra động lực, giúp các thầy cô yên tâm công tác.
Về chương trình giáo dục phổ thông mới, sau quá trình xây dựng chương trình rất thận trọng, trong năm 2019, đâu là những việc sẽ được làm để tiếp tục triển khai chương trình, thưa Bộ trưởng?
-Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới là một trong những điểm nhấn quan trọng nhất trong thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chính vì vậy, quá trình xây dựng chương trình được tiến hành rất thận trọng, đảm bảo chất lượng, song vẫn phải đảm bảo tiến độ theo Nghị quyết của Quốc hội.
Ngay sau khi có chương trình sẽ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, bắt đầu từ đội ngũ giáo viên cốt cán, sau đó làm đại trà. Năm 2019 sẽ tập trung cho đào tạo, bồi dưỡng giáo viên lớp 1. Việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên lần này ngoài trang bị kiến thức sẽ đặc biệt chú trọng tới bồi dưỡng kỹ năng sư phạm, có như thế giáo viên mới đáp ứng được mục tiêu của đổi mới là chuyển từ trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất năng lực người học.
Năm 2019, trên cơ sở các quy chuẩn, quy định vềtrường lớp, trang thiết bị, ngành giáo dục và các địa phương cũng sẽ tích cực chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất cho triển khai chương trình cho lớp 1.
Bên cạnh sự chuẩn bị các điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, tôi cho rằng, vấn đề mấu chốt nhất cần làm trong năm 2019 là chuẩn bị tâm thế đổi mới. Khi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội sẵn sàng tâm thế đổi mới, chung tay với đổi mới thì chắc chắn đổi mới sẽ thành công.
Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
* PV: Nếu được chọn một từ khóa cho năm 2019, Bộ trưởng sẽ chọn từ nào?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tôi sẽ chọn cụm từ “Giảm áp lực cho giáo viên”.
Nhiều giáo viên cho biết áp lực đến từ thủ tục hành chính, sổ sách quá nhiều. Về việc này, Bộ đã rà soát và cắt giảm rồi nhưng tới đây sẽ tiếp tục cắt giảm nữa, cắt giảm tối đa để giáo viên chuyên tâm cho hoạt động chuyên môn. Các cuộc thi, hội thi dạy giỏi cũng đang gây áp lực lớn cho giáo viên. Thi đua dạy tốt học tốt là việc cần có trong mỗi nhà trường nhưng phải tốt thật, thiết thực chứ không phải gây áp lực theo hướng xấu. Vấn đề tổ chức bồi dưỡng, tập huấn giáo viên hàng năm còn hình thức, chồng chéo, chưa hiệu quả cũng là điều giáo viên đã nói nhiều. Phải làm sao để bồi dưỡng, tập huấn phải trở thành nhu cầu tự thân của giáo viên, cán bộ quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, chứ không chỉ là “ghi danh, điểm tên” như hiện nay.
Hương Lê (thực hiện)
Theo daidoanket
Cùng Tư lệnh ngành Giáo dục "nhìn thẳng - nói thật" sau một năm đầy "sóng gió"
Năm 2018 trôi qua với biết bao "sóng gió" đến với ngành giáo dục, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có không ít những điểm sáng cần được nhân rộng. Nhân dịp năm mới 2019, báo Người đưa tin đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ để nhìn lại năm vừa qua và hướng tới một năm mới tốt đẹp.
Năm 2019 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ sẽ hướn tới giảm áp lực cho giáo viên.
PV: Thưa Bộ trưởng, năm 2018 là một năm những nỗ lực của ngành Giáo dục đã được đền đáp bằng nhiều thành quả lần đầu mới có được, nhưng cũng còn đó những hạn chế - dù không mới - nhưng bộc lộ rõ ràng hơn. Bộ trưởng nhìn nhận một năm qua của ngành như thế nào?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Năm 2018 là năm tiếp theo ngành Giáo dục triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Những nỗ lực trong một quá trình của ngành đã được ghi nhận trong báo cáo được công bố vào tháng 3/2018 của Ngân hàng thế giới: Việt Nam là 1 trong 2 quốc gia thuộc khu vực Đông Á - Thái Bình Dương có hệ thống giáo dục phát triển ấn tượng; học sinh Việt Nam có thành tích học tập cao hơn mức trung bình của OECD.
Năm qua giáo dục Việt Nam cũng đón nhận những tin vui trên các bảng xếp hạng quốc tế: Lần đầu tiên Việt Nam có 2 trường đại học nằm trong top 1.000 thế giới; lần đầu tiên 100% học sinh các đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế đạt huy chương.
Tuy nhiên, năm 2018 cũng là năm còn nhiều điều phải suy nghĩ với ngành Giáo dục: Hạn chế trong khâu ra đề thi, lỗ hổng trong khâu tổ chức chấm thi đã bị một số cá nhân lợi dụng để làm sai lệch kết quả kỳ thi THPT quốc gia; những sự việc đau lòng về đạo đức nhà giáo, bạo lực học đường; cách xử lý thừa, thiếu giáo viên ở một số địa phương, áp lực nghề nghiệp đến từ nhiều phía khiến giáo viên mất đi động lực để cố gắng...
Đây cũng sẽ là những việc đặt ra cho ngành Giáo dục phải giải quyết ngay trong năm 2019 và những năm tiếp theo.
PV: Bộ trưởng đã nói đến những việc phải giải quyết. Vậy, bắt đầu từ kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019, đâu sẽ là những thay đổi để đảm bảo không lặp lại những hạn chế như năm 2018, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Bộ GD&ĐT đã công bố thông tin về tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019. Theo đó, kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 căn bản giữ ổn định như năm 2018 nhưng có điều chỉnh theo hướng tăng cường các giải pháp kỹ thuật ở tất cả các khâu của quá trình thi, sắp xếp, bố trí lại nhân sự làm công tác coi thi, chấm thi nhằm hạn chế tối đa tiêu cực.
Cũng phải nói thêm, giải pháp kỹ thuật nào cũng do con người vận hành. Vì thế, cùng với các giải pháp đã đặt ra, bộ GD&ĐT sẽ cụ thể hóa quy chế để xác định rõ trách nhiệm của từng thành phần tham gia ở từng khâu trong các giai đoạn cụ thể của quá trình tổ chức thi. Có như thế mới đi đến được một kỳ thi an toàn, khách quan và công bằng như tất cả chúng ta đang mong đợi.
PV: Thưa Bộ trưởng, có người cho rằng, năm 2018 như "giọt nước tràn ly" về đạo đức nhà giáo, bạo lực học đường với nhiều sự việc có thể nói là "chưa từng có". Bộ trưởng nghĩ sao về ý kiến này?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đúng là ngành Giáo dục đã có một năm với nhiều sự việc về đạo đức nhà giáo, bạo lực học đường được phát hiện, gây phẫn nộ trong dư luận. Tất cả những trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo đã phải nhận các hình thức kỷ luật khác nhau, thậm chí phải ra khỏi ngành, về mặt pháp luật cũng đã có những trường hợp khởi tố.
Quan điểm của bộ GD&ĐT là kiên quyết bảo vệ các giáo viên có đạo đức, tâm huyết và trách nhiệm với nghề, đồng thời kiên quyết đưa ra khỏi ngành những giáo viên không đủ phẩm chất đạo đức. Ngành Giáo dục sẽ không chấp nhận bất cứ cách hành xử phi giáo dục, phi đạo đức nào của nhà giáo.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận, đó chỉ là những trường hợp "cá biệt". Ngành Giáo dục có hàng triệu giáo viên, đa số giáo viên tận tâm, tận lực, tâm huyết và trách nhiệm với nghề. Nhiều thầy cô giáo dám vượt qua các giới hạn của bản thân, sự khắc nghiệt của đời sống cá nhân để cống hiến cho sự nghiệp trồng người.
Áp lực dành cho nghề giáo trong một xã hội phát triển như hiện nay rất lớn. Sự kỳ vọng của xã hội và đòi hỏi cao về chất lượng nguồn nhân lực trong khi các điều kiện đảm bảo chưa tương xứng.
Tôi đã nhiều lần nói về thu nhập của giáo viên cũng như sự tôn trọng xứng đáng dành cho họ, những việc này vẫn cần tiếp tục phải cải thiện trong thời gian tới bằng sự nỗ lực, chung tay của các cấp, các ngành, các địa phương và của toàn xã hội.
Tôi cũng muốn nói về sự chia sẻ và đồng cảm của xã hội. Như sự việc cô giáo mầm non chưa có phương pháp giáo dục trẻ khuyết tật phù hợp tại tỉnh Nam Định được nhắc đến mới đây. Ban đầu dư luận rất bức xúc nhưng sau đó khi biết rõ sự việc đã thấu hiểu, sẻ chia và đồng cảm hơn với cô. Đó chính là động lực cho mỗi thầy cô giáo.
Trong đó, có những việc ngành Giáo dục có thể làm ngay nhằm giảm áp lực, tạo ra động lực, giúp các thầy cô yên tâm công tác.
PV: Cụ thể theo Bộ trưởng những việc gì có thể làm ngay để giảm áp lực cho giáo viên?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Áp lực của giáo viên đến từ nhiều phía như từ phụ huynh, từ người quản lý, từ học sinh, từ chế độ, chính sách, từ truyền thông... Có nhiều việc phải cần thời gian mới giải quyết được nhưng trước mắt, có những việc ngành Giáo dục có thể làm ngay để giảm áp lực cho giáo viên.
Nhiều giáo viên chia sẻ áp lực đến từ thủ tục hành chính, sổ sách quá nhiều. Về việc này, Bộ đã rà soát và cắt giảm rồi nhưng tới đây sẽ tiếp tục cắt giảm nữa, cắt giảm tối đa để giáo viên chuyên tâm cho hoạt động chuyên môn.
Các cuộc thi, hội thi dạy giỏi cũng đang gây áp lực lớn cho giáo viên. Thi đua dạy tốt học tốt là việc cần có trong mỗi nhà trường nhưng phải tốt thật, thiết thực chứ không phải gây áp lực theo hướng xấu. Từ năm ngoái, Bộ đã cắt giảm rất nhiều cuộc thi rồi, nhưng vẫn phải tiếp tục rà soát để cố gắng đưa thi đua thành việc thiết thực và hiệu quả.
Vấn đề tổ chức bồi dưỡng, tập huấn giáo viên hàng năm còn hình thức, chồng chéo, chưa hiệu quả cũng là điều giáo viên đã nói nhiều. Tới đây, Bộ sẽ rà soát lại toàn bộ và có những thay đổi về nội dung, phương pháp tập huấn, bồi dưỡng. Để làm sao bồi dưỡng, tập huấn phải trở thành nhu cầu tự thân của giáo viên, cán bộ quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, chứ không chỉ là "ghi tên, điểm danh" như hiện nay.
PV: Về chương trình giáo dục phổ thông mới, sau quá trình xây dựng chương trình rất thận trọng, năm 2019, đâu là những việc sẽ được làm để tiếp tục triển khai chương trình, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, các trường sư phạm đã bắt tay xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng và đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo.
Ngay sau khi có chương trình sẽ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, bắt đầu từ đội ngũ giáo viên cốt cán, sau đó làm đại trà. Năm 2019 sẽ tập trung cho đào tạo, bồi dưỡng giáo viên lớp 1. Việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên lần này ngoài trang bị kiến thức sẽ đặc biệt chú trọng tới bồi dưỡng kỹ năng sư phạm, có như thế giáo viên mới đáp ứng được mục tiêu của đổi mới là chuyển từ trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất năng lực người học.
Năm 2019, trên cơ sở các quy chuẩn, quy định về trường lớp, trang thiết bị, ngành Giáo dục và các địa phương cũng sẽ tích cực chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất cho triển khai chương trình cho lớp 1.
Bên cạnh sự chuẩn bị các điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, tôi cho rằng, vấn đề mấu chốt nhất cần làm trong năm 2019 là chuẩn bị tâm thế đổi mới. Khi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội sẵn sàng tâm thế đổi mới, chung tay với đổi mới thì chắc chắn đổi mới sẽ thành công.
PV: Nếu được chọn một từ khóa cho năm 2019, Bộ trưởng sẽ chọn từ nào?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tôi sẽ chọn cụm từ "Giảm áp lực cho giáo viên".
PV: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Công Luân
Theo nguoiduatin
Cần sự chuyển động từ địa phương Mới đây, Bộ GD&ĐT ban hành Chỉ thị về việc chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường. Đây được coi là tín hiệu tích cực và đã "chạm" vào một vấn đề bất cập, tồn tại trong nhiều năm qua. Đồng thời hiện thực hóa chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ về việc...