Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải thích giá sách lớp 1 mới gấp đôi bộ cũ ra sao?
Chiều 3-11, tại phiên thảo luận về kinh tế – xã hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã giải trình, làm rõ một số ý kiến đại biểu băn khoăn về chất lượng, giá thành bộ sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình mới.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ giải trình, làm rõ một số vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm – Ảnh: Quochoi.vn
Theo đó, trao đổi lại ý kiến của đại biểu Quốc hội cho rằng giá bộ sách giáo khoa lớp 1 hiện nay cao hơn bộ sách cũ, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng nhận định này đúng.
Ông Nhạ tính toán giá bộ sách lớp 1 theo chương trình mới cao hơn khoảng 2 lần so với bộ sách cũ.
Theo Bộ trưởng Nhạ, sở dĩ giá sách tăng như vậy do bộ sách giáo khoa lớp 1 hiện nay được soạn theo chương trình cải cách, chú trọng giảng dạy theo phân loại phẩm chất, năng lực học sinh. Số lượng trang sách nhiều hơn và chất lượng in tốt hơn nên giá thành cao hơn sách cũ.
Mặt khác, bộ sách này được biên soạn theo chủ trương xã hội hóa nên không được trợ cấp chi phí biên soạn như bộ sách cũ. Thay vào đó, chi phí này được tính vào giá thành bộ sách.
“Chúng tôi cũng đã đề nghị giảm giá sách và các nhà xuất bản cũng đã giảm 2-3 lần. Phương án giảm cũng được Bộ Tài chính xem xét và chấp thuận. Hiện Quốc hội cũng đã chỉ đạo và Chính phủ đang giao Bộ Tài chính rà soát, sửa Luật giá để đưa mặt hàng sách giáo khoa”, ông Nhạ nói.
Video đang HOT
Cũng trong phần giải trình, bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã trao đổi về việc đại biểu nêu dư luận băn khoăn đối với chất lượng bộ sách giáo khoa lớp 1 vừa qua bị phát hiện có nhiều “sạn”, nhiều bài học không phù hợp với độ tuổi của học sinh.
Theo ông Nhạ, việc đổi mới chương trình dạy học, đặc biệt sách giao khoa, có lộ trình 5 năm và năm nay là năm đầu tiên thực hiện. Dù cả ngành giáo dục cố gắng thực hiện chương trình nhưng có những thiếu sót. Bộ GD-ĐT đang tiếp tục lắng nghe và sẽ hoàn thiện.
Nói thêm về việc một số trường bắt học sinh mua sách tham khảo, bộ trưởng Nhạ cho biết các văn bản hiện nay chỉ quy định sách giáo khoa là tài liệu học tập bắt buộc, còn sách, tài liệu tham khảo không bắt buộc.
Bộ GD-ĐT đã ban hành thông tư quy định không được ép học sinh mua sách tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào.
“Rất tiếc thời gian qua có một số nhà trường chưa thực hiện nghiêm việc này. Chúng tôi đã chỉ đạo các địa phương tăng cường thanh, kiểm tra để chấn chỉnh. Và chúng tôi cũng tiếp tục chỉnh sửa thông tư theo hướng tăng chế tài để quản lý thật chặt việc bán sách tham khảo”, ông Nhạ nói.
Cũng theo ông Nhạ, sách tham khảo do các nhà xuất bản biên soạn, in ấn theo Luật xuất bản và giám đốc nhà xuất bản chịu trách nhiệm về quản lý ấn phẩm này.
Bộ GD-ĐT vừa làm việc với các bộ ngành liên quan để bàn việc tăng cường quản lý sách lậu, không đảm bảo chất lượng.
Bộ GD&ĐT có chế tài mạnh xử lý việc ép mua sách tham khảo
Bộ GD&ĐT đã có quy định giáo viên không được sử dụng sách tham khảo để dạy học và kiểm tra và nhấn mạnh không được "ép" học sinh mua sách tham khảo dưới bất kỳ hình thức.
Ảnh minh họa.
Bộ GD&ĐT sẽ thanh tra về sách tham khảo, học phí trường quốc tế "Loạn" sách tham khảo, Bộ GD&ĐT thông báo sửa Thông tư Ý kiến xung quanh đề xuất "cấm đưa sách tham khảo vào trường học"
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về vấn đề sách giáo khoa năm học 2020-2021.
Trong báo cáo, liên quan đến việc có tình trạng "ép" học sinh mua sách tham khảo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay để quản lý, sử dụng sách tham khảo đúng mục tiêu giáo dục, bảo đảm hiệu quả, không gây áp lực, quá tải đối với học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quy định giáo viên không được sử dụng sách tham khảo để dạy học và kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu của chương trình; không được "ép" học sinh mua sách tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào.
Nhằm tăng cường hơn nữa các quy định về việc sử dụng sách tham khảo trong dạy học ở các nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang rà soát, chỉnh sửa Thông tư số 21 quy định về quản lí và sử dụng xuất bản phẩm, để quản lý chặt chẽ hơn, trong đó nghiêm cấm việc "ép" học sinh mua sách tham khảo dưới bất kỹ hình thức nào và có chế tài mạnh hơn đối với các trường hợp vi phạm.
Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo từng bước khách quan hóa việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh (tách biệt với dạy học và kiểm tra, đánh giá thường xuyên). Điều này sẽ hạn chế việc giáo viên đưa các nội dung nâng cao trong sách tham khảo vào dạy học và kiểm tra, đánh giá, khiến học sinh phải mua sách tham khảo; đồng thời, cũng góp phần khắc phục việc dạy thêm, học thêm sai quy định.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Quochoi.vn
Ngoài ra, trong báo cáo, vị Tư lệnh ngành Giáo dục đã giải trình về ý kiến phản ánh "môn Tiếng Việt lớp 1 nặng".
Theo Bộ trưởng Nhạ, nguyên nhân của tình trạng này một phần là do chương trình mới, với quan điểm học sinh đọc thông, viết thạo sẽ học tốt hơn các môn học khác nên đã cơ cấu thời gian đầu của cấp Tiểu học học sinh học Tiếng Việt nhiều hơn so với Chương trình năm 2006.
Bên cạnh đó, năm học 2020-2021 là năm đầu tiên triển khai thực hiện chương trình mới, với nhiều điểm mới, lại được triển khai thực hiện trong bối cảnh có những khó khăn do trước đó phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, nên học sinh chưa có điều kiện được làm quen và giáo viên phải tập huấn trực tuyến là chính, ít có thời gian tương tác, thực hành về nghiệp vụ trước khi dạy học theo chương trình, sách giáo khoa mới.
Tuy vậy, qua thực tế khảo sát tại một số địa phương, bên cạnh một số giáo viên còn gặp khó khăn, nhiều giáo viên dạy lớp 1 bước đầu áp dụng được các phương pháp, kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh cho biết, tổng lượng âm, vần dạy cho học sinh vẫn như cũ, số tiết lại nhiều hơn (tăng 2 tiết/tuần so với chương trình cũ), học giãn ra, nên về bản chất là giảm tải, thuận lợi hơn cho giáo viên tổ chức dạy, nhất là đối với những học sinh tiếp thu khó khăn.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình, sách giáo khoa lớp 1 mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương phân bổ hợp lý về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn học, hoạt động giáo dục để không gây quá tải, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình mới được xây dựng theo hướng mở; giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học, không giao thêm bài tập về nhà cho học sinh.
Thời khóa biểu cần bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa các môn học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1...
Giao quyền cho giáo viên chủ động điều chỉnh ngữ liệu trong sách giáo khoa lớp 1 Sở GD- ĐT TP.HCM giao quyền tự chủ cho giáo viên, chủ động thực hiện chương trình, chủ động sử dụng các ngữ liệu thay thế các ngữ liệu không phù hợp trong sách giáo khoa lớp 1. TP.HCM giao quyền tự chủ cho giáo viên, chủ động sử dụng các ngữ liệu thay thế ngữ liệu không phù hợp trong sách giáo...