Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gặp mặt các “Nhà giáo của năm”
Tối 16/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có buổi gặp mặt các thầy cô giáo được tôn vinh trong chương trình “Nhà giáo của năm” năm 2019.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng các “Nhà giáo của năm” năm 2019.
Tại buổi gặp mặt các thầy giáo, cô giáo tiêu biểu của năm 2019 do Công đoàn giáo dục Việt Nam bầu chọn đã chia sẻ những tình cảm, tâm huyết và kỷ niệm vui, buồn trong nghề nghiệp của mình.
Nhiều thầy giáo, cô giáo giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã không giấu được niềm tự hào trong hành trình mang con chữ đến với trẻ em nơi đây.
Nhiều sáng kiến, kinh nghiệm vượt khó của các thầy giáo, cô giáo “cắm bản”, “bám trường” cũng đã được chia sẻ: Đó là những buổi vượt hàng chục cây số để vận động các em đến lớp; Là những cách làm hay để truyền giảng bài học cho các em học sinh là con em người dân tộc ít người, vùng đặc biệt khó khăn được tốt hơn.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lắng nghe và chia sẻ với các thầy cô.
Video đang HOT
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, mỗi thầy giáo, cô giáo được tôn vinh “Nhà giáo của năm” năm 2019 là những tấm gương sáng trong đội ngũ cả triệu tấm gương thầy cô của ngành giáo dục nước nhà.
Bộ trưởng mong muốn, trong thời gian tới, những thầy giáo, cô giáo tiêu biểu có mặt tại buổi gặp mặt là những hạt giống để nhân lên những tấm gương tích cực, những kinh nghiệm hay, bài học quý trong dạy và học để đóng góp vào sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
Bộ trưởng chia sẻ, cũng từng là thầy giáo đứng trên bục giảng, do đó Bộ trưởng rất thấu hiểu những nỗi vất vả của thầy cô trong sự nghiệp “trồng người”. Bản thân Bộ trưởng cũng từng trực tiếp đi đến nhiều vùng khó khăn của đất nước, chứng kiến sự khó khăn, vất vả của các thầy cô và các em học sinh trong hoạt động dạy và học.
Chỉ có sự tâm huyết, đam mê truyền lửa mới có thể giúp các thầy cô vượt qua những khó khăn để không chỉ dạy con chữ, kiến thức mà còn dạy cho các em học sinh những kỹ năng sống, giúp các em trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tặng quà các thầy giáo, cô giáo.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ mong muốn, buổi gặp mặt các thầy giáo, cô giáo tiêu biểu của năm sẽ trở thành hoạt động thường niên để được trực tiếp lắng nghe những tâm tư,chia sẻ.
Qua đó, giúp Bộ trưởng có những chỉ đạo, điều hành chính sách phù hợp, kịp thời để các thầy giáo, cô giáo có những bài giảng hay, những cách làm sáng tạo trong truyền thụ kiến thức cho học sinh, nhất là trong giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà như hiện nay.
Thế Đại
Theo GDTĐ
Nơi non cao có những thầy cô như thế!
Chịu khó, chịu khổ để học sinh chịu đến lớp và dần yêu con chữ - những thầy cô cắm bản cũng chính là những người đang ươm mầm xanh trong điều kiện khắc nghiệt nhất với tất cả sự kiên trì, nhẫn nại và niềm hy vọng vào tương lai.
Bằng các chương trình, dự án của Nhà nước kết hợp với sự đầu tư của các địa phương... nhiều cơ sở giáo dục vùng DTTS và Miền núi đã được xây dựng khang trang. Tại những ngôi trường này, học sinh được học tập với trang thiết bị tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, ở những xã vùng sâu, vùng xa thời tiết khắc nghiệt, giao thông cách trở, số lượng học sinh ít... đến nay vẫn còn duy trì nhiều điểm trường, đặc biệt là điểm trường mầm non học cùng các lớp 1, 2, 3. Với những điểm trường này, thầy cô được phân công lên dạy đa số đều ở lại cả tuần, cuối tuần mới "xuống núi" - họ được gọi bằng cái tên thân thương: Giáo viên cắm bản.
Lên với các điểm trường các thầy cô cắm bản dạy học là hành trình không đơn giản, bởi đa số điểm trường cách trung tâm xã vài chục ki-lô-mét, đường vừa xa vừa khó. Đây cũng chính là lý do để các thầy cô cắm bản ai cũng đi xe máy đường đèo dốc rất giỏi. Tuy nhiên, những ngày đầu, thầy cô nào cũng té ngã vài lần, xây xát, hỏng xe vài ba lần...
Đường dẫu khó, thầy cô vẫn kiên trì lên với bản làng, với học sinh
Quen đường rồi, các thầy cô phải tập làm quen với những đứa trẻ lấm lem, suy dinh dưỡng, không biết tiếng phổ thông... Không hiếm những ngày, nửa buổi học thấy thiếu các cháu, cô giáo đi tìm, vẫn thấy học sinh đang thơ thẩn chơi ở trên nương, bên mép ruộng. "Các cháu không biết tiếng phổ thông, tiếp thu lại chậm nên từ những kiến thức đơn giản nhất cũng phải nhắc đi, nhắc lại nhiều lần. Những buổi đầu nản trí lắm, nhưng mãi rồi cũng quen" - cô giáo Vũ Thị Hà - giáo viên Trường Dân tộc bán trú xã Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang chia sẻ.
Có lớp học mới, cô vui, trò cũng chăm đến lớp
Từ những khó khăn ban đầu, dần dần, thầy cô cắm bản nào cũng thương các bé như con. "Thấy các cháu đến lớp mặc mỗi một bộ quần áo, tôi về trung tâm xã xin quần áo cũ, mang lên lớp để các bé mặc thêm những ngày giá rét. Mua bánh lên lớp ăn sáng, cô ăn 1 cái nhưng phải mua 5 cái để cắt ra chia cho các cháu. Bố mẹ mải đi nương, nhiều cháu mang bụng trống không tới lớp" - cô Lò Thị Hái, giáo viên ở điểm trường Chăm Hỳ (xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) ngậm ngùi.
Dạy học ở các điểm trường, các thầy cô cắm bản quá quen với việc nhiều phụ huynh coi việc học của con là việc của thầy, nên rất ít quan tâm. Thầy Lý A Phông - giáo viên Trường Dân tộc Bán trú xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ kể: "Trên lớp, tôi dạy học sinh rất nhiều về việc ăn ở sao cho vệ sinh, nhưng về nhà có khi bố mẹ các cháu lại làm ngược lại. Không chỉ chậm nộp tiền quỹ cả năm, có phụ huynh nộp xong, mai lại lên xin vay lại vì... gia đình có việc".
Những câu chuyện thoạt nghe rất nhỏ, nhưng lại chính là những trở ngại với những thầy cô cắm bản trong công việc hàng ngày. Đáng trân trọng là, vượt lên những khó khăn, thiếu thốn, đa phần các thầy cô cắm bản vẫn cố gắng làm tốt công việc của mình, để cùng với thời gian, việc đến trường, đi học dần nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các phụ huynh người DTTS.
Những mầm xanh nơi non cao rồi sẽ cứng cáp hơn bởi có những tấm lòng thầy cô như thế!
Hoàng Mai
Theo congthuong.vn
Giáo viên "cắm bản" lặn lội rừng sâu tìm trò Chuyện giáo viên phải vào tận bản để vận động và đón trò đến trường là việc quá đỗi quen thuộc với những giáo viên cắm bản ở xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình. Dịp này, khi vào vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng Bình, chúng tôi còn chứng kiến nhiều câu chuyện "hy hữu" khi giáo viên phải...