Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đổi mới giáo dục của Việt Nam được đánh giá cao

Theo dõi VGT trên

Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định “kết quả đổi mới giáo dục của Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao” khi trả lời kiến nghị của cử tri.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đổi mới giáo dục của Việt Nam được đánh giá cao - Hình 1

Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ: “ Ngân hàng Thế giới đã ra thông cáo báo chí, theo đó khẳng định, 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng là ở hệ thống giáo dục của Trung Quốc và Việt Nam”

Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn vừa được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.

Hoàn thành việc xây dựng và triển khai hiệu quả các đề án, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo là một trong những yêu cầu của Quốc hội với ngành giáo dục.

Bộ trưởng Nhạ cho biết, sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục đã đạt được một số kết quả quan trọng.

Chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo ở tất cả các bậc học từng bước được cải thiện, nâng cao. Năm 2017, ngành Giáo dục đã chính thức hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Tỷ lệ trẻ mầm non được đến trường tăng, trẻ em vùng dân tộc thiểu số được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1, trẻ em khuyết tật được tạo điều kiện chăm sóc, giáo dục.

Công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi được các địa phương đặc biệt quan tâm, công tác đảm bảo an toàn cho trẻ về thể chất được các địa phương cơ bản thực hiện nghiêm túc. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đề nghị và được Chính phủ đồng ý miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thực hiện từ năm 2018 nhằm giúp trẻ mầm non có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội đến trường.

Bộ trưởng đánh giá, chất lượng giáo dục phổ thông tiếp tục được nâng lên. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn để các địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; đổi mới đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học; tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng tinh giản nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh; rà soát giảm các cuộc thi, hội thi để giảm áp lực đối với giáo viên, học sinh.

Báo cáo của Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ đã ban hành các quy định nhằm chấn chỉnh và nâng cao chất lượng đào tạo đại học, sau đại học

Vẫn trong phần kết quả, Bộ trưởng cho biết, công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học được chú trọng. Tính đến ngày 15/4/2018, đã có 248 cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng, trung cấp sư phạm hoàn thành báo cáo tự đánh giá.

Đáng chú ý, 4 trường đại học đã được Hội đồng cấp cao đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học của Pháp (HCERES) công nhận đạt chuẩn kiểm định trường đại học. Hai trường được đánh giá theo tiêu chuẩn của mạng lưới các trường đại học khu vực Đông Nam Á.5 trường có tên trong danh sách những trường tốp đầu của châu Á, 3 trường được gắn 3 sao bởi QS-Stars.

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng đánh giá, công tác xây dựng xã hội học tập đã có nhiều chuyển biến tích cực. Mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên tiếp tục được củng cố, phát triển.

“Kết quả đổi mới giáo dục của Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao”, Bộ trưởng báo cáo Quốc hội.

Bộ trưởng cho biết, ngày 15/3/2018, Ngân hàng Thế giới đã ra thông cáo báo chí, theo đó khẳng định, 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng là ở hệ thống giáo dục của Trung Quốc và Việt Nam (hai quốc gia tiên phong trong đổi mới giáo dục). Đây là một thành tựu lớn của khu vực và có thể trở thành những bài học kinh nghiệm quan trọng cho các quốc gia khác trên thế giới.

Sau rất nhiều kết quả, báo cáo dành một dung lượng nhỏ để nói về một số tồn tại hạn chế cần khắc phục . Như, công tác quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường, lớp học ở một số địa phương còn chưa phù hợp, chưa quan tâm đến yếu tố đảm bảo chất lượng khi dồn dịch các trường.

Video đang HOT

Thiếu trường, lớp ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt là các trường mầm non. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt để, tiến độ thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông chưa đảm bảo theo lộ trình đề ra. Cơ sở vật chất, trường lớp học, trang thiết bị dạy học nhiều nơi còn thiếu hoặc bị xuống cấp; công tác xã hội hóa giáo dục chưa thực sự hiệu quả.

Vẫn còn tình trạng “lạm thu”, “bạo lực học đường” xảy ra ở một số cơ sở giáo dục; việc thực hiện tự chủ đại học chưa gắn liền với đổi mới quản trị nhà trường, số lượng cơ sở đào tạo được tự chủ toàn diện chưa cao; tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa tìm được việc làm còn nhiều.

P.Thảo

Theo Dân trí

Đại học Việt Nam "loay hoay" chọn bảng xếp hạng quốc tế?

Chọn bảng xếp hạng đại học của tổ chức quốc tế nào để tham gia cho phù hợp với thực trạng giáo dục đại học Việt Nam là vấn đề "nóng" mà nhiều trường đang bàn luận.

Sáng nay 11/4, Bộ GD&ĐT phối hợp với ĐH QGHN tổ chức hội thảo: " Giải pháp nâng cao chất lượng và uy tín quốc tế của các trường đại học Việt Nam". Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội thảo.

Đại học Việt Nam loay hoay chọn bảng xếp hạng quốc tế? - Hình 1

Xếp hạng đại học là giải pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng: "Giáo dục đại học là bậc đào tạo bậc cao, có vai trò đặc biệt quan trọng với tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội. Do đó, một trong những giải pháp hết sức quan trọng là phải thực hiện xếp hạng đại học một cách minh bạch, tiếp cận theo tiêu chuẩn quốc tế.

Mục tiêu quan trọng nhất trong xếp hạng đại học là chất lượng vì gắn chất lượng với xếp hạng thì mới biết chúng ta đang ở đâu so với thế giới để phấn đấu thêm. Thông qua xếp hạng, các trường sẽ tạo được thương hiệu, uy tín nhưng điều quan trọng nhất với trường đại học là phải có trách nhiệm với cộng đồng.

Chọn bảng xếp hạng nào?

GS.TS Nguyễn Hữu Đức - Phó Giám đốc ĐHQGHN, diễn giả chính của hội thảo cho biết, theo thống kê hiện nay đang có 16 bảng xếp hạng đại học có ảnh hưởng quốc tế ở các mức độ khác nhau. Mỗi bảng có một ưu tiên riêng, nhưng chung nhất, toàn diện nhất, được quan tâm nhiều nhất là 4 bảng xếp hạng: ARWU (từ 2003) của Trường Đại học giao thông Thượng hải, QS và Webo (từ 2004) và THE (từ 2010).

Trong đó, theo thống kê của trang mạng Alexa, website của QS có sự quan tâm của cộng đồng cao nhất. ARWU quan tâm nhiều đến các tiêu chí đánh giá các nghiên cứu trình độ cao (giải thưởng Nobel, bài báo trên Nature, Science...). THE là văn hóa của châu Âu và các nước đang phát triển, họ quan tâm đến tài trợ của doanh nghiệp và cựu sinh viên cho các hoạt động nghiên cứu.

GS Đức cho rằng, những tiêu chí này chưa phù hợp lắm với số đông các trường đại học của châu Á và các khu vực đang phát triển. QS mặc dù ra đời sớm, nhưng đã có tầm nhìn chung, vừa bám chặt các tiêu chí cơ bản của xếp hạng đại học, vừa phản ánh được mối quan tâm của số đông các trường đại học, trong đó lấy hoạt động đào tạo và sự thừa nhận của cộng đồng đối với thương hiệu của một trường đại học vẫn làm tiêu chí đánh giá chủ yếu và QS là một lựa chọn hợp lý.

Ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Hà Nội cho rằng, với nhiều bảng xếp hạng trên thế giới hiện nay và có phần giống nhau như vậy thì Việt Nam nên có bảng xếp hạng riêng. Cách tổ chức xếp hạng này, gắn với các trường và các trường nên tự nguyện tham gia . Bên cạnh đó, nên thành lập Hiệp hội công nhận xếp hạng và được Bộ GD&ĐT công nhận. Các trường có thể ngồi với nhau thống nhất về chỉ số, trọng lượng... để đưa ra tiêu chí đánh giá.

Ông Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH QG TP.HCM cho hay, bảng xếp hạng QS phù hợp với Việt Nam. ĐH QG TP.HCM tăng 5 bậc trong bảng xếp hạng thời gian qua là do chủ động tham gia vào QS và có đề án, có kinh phí... nên thấy việc xếp hạng không quá khó.

Đại diện trường ĐH Duy Tân bày tỏ, mỗi bảng xếp hạng có tiêu chí khác nhau nên tôi rất phân vân chọn tổ chức nào. Mục tiêu cao nhất xếp hạng là mang lại gì cho sinh viên, chất lượng là hàng đầu. Do đó, chúng ta nên xem xét bản chất bảng xếp hạng như thế nào? Nếu Việt Nam đưa ra bảng xếp hạng thì chỉ ở Việt Nam mà thôi chứ không theo quốc tế được.

Đại học Việt Nam loay hoay chọn bảng xếp hạng quốc tế? - Hình 2

Nhiều đại biểu cho rằng, xếp hạng đại học là cần thiết để nâng cao vị thế đại học Việt Nam

Còn theo đại diện ĐH Đà Nẵng, xếp hạng quốc tế là theo tùy từng trường. Xếp hạng trong nước thì phải làm vì Nghị định 73 yêu cầu làm nhưng giờ chưa có thông tư hướng dẫn. Chúng ta nên thành lập tổ xếp hạng là cần thiết phù hợp với chính sách của VN. Tuy nhiên, đơn vị này thuộc ai? Không thể thuộc 1 trường nào đó cả. Bộ nên có cách đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong dữ liệu.

Ông Lê Văn Út, trường ĐH Tôn Đức Thắng cho rằng, xếp hạng đại học là cần thiết để nâng cao vị thế đại học Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, việc lựa chọn tổ chức nào để đưa vào xếp hạng nên xem xét cẩn thận vì sẽ đánh giá không đồng đều. Theo đó, chúng ta cần tổ chức một nhóm chuyên gia ở VN để đảm bảo sự đồng đều vì nâng cao chất lượng như thế này rất khó.

" Bộ GD&ĐT hết sức cảnh giác khi tham gia xếp hạng theo chuẩn quốc tế vì sẽ dẫn tới thương mại hóa trong giáo dục" - ông Út nhấn mạnh.

Tán đồng quan điểm này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng đây là ý kiến hay, trong điều kiện VN hiện nay cũng cần cân nhắc kỹ lựa chọn tổ chức xếp hạng vì chất lượng. Khi tham gia mạng lưới giáo dục toàn cầu thì chúng ta phải chia sẻ để biết mình đang ở đâu và lựa chọn tổ chức xếp hạng.

Không cẩn thận sẽ thành cuộc chơi của "nhà giàu"

Ông Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội kiến nghị, nên xác định rõ sự thuận lợi và khó khăn của các trường đại học để đưa ra tiêu chí xếp hạng. Chúng ta cần có sự nghiêm túc trong quá trình xếp hạng để giải thích cho xã hội việc xếp hạng có ý nghĩa như thế nào trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

"Nếu không cẩn thận sẽ thành cuộc chơi của các "nhà giàu" khiến các trường lo lắng" - ông Minh nhấn mạnh.

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là trường đầu tiên được xếp hạng 3 sao trong bảng xếp hạng của QS, đại diện nhà trường cho hay, nên chọn bảng xếp hạng vừa sức với Việt Nam. Bộ trưởng nên cho các trường quyền xếp hạng theo các tổ chức khác nhau. Điều khó nhất với đại học Việt Nam là nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế nên tập trung vào điều này.

Đại diện ĐH Quốc tế Thành Đông đề xuất: Bộ trưởng nên có cách làm công khai minh bạch mới đảm bảo được xếp hạng đại học. Theo đó, lập ra tổ chức thu thập dữ liệu và các trường báo cáo nội dung và chịu trách nhiệm về con số này.

Bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp cho rằng, Bộ cần có chỉ đạo quyết tâm cao hơn để có số trường tham gia xếp hạng đông hơn. Không nên dừng lại chính sách mà nên có kinh phí hỗ trợ hoạt động cho các trường tham gia xếp hạng. Theo bà Lan, nên có cơ quan độc lập làm việc này và thành lập nhóm tư vấn hỗ trợ.

Đại học Việt Nam loay hoay chọn bảng xếp hạng quốc tế? - Hình 3

Các trường đại học được lựa chọn tổ chức xếp hạng quốc tế

Các trường được tự chọn

Kết luận tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, quan trọng nhất của ĐH là chất lượng và đảm bảo quyền lợi chính đáng người học và bên liên quan chứ không phải mục tiêu đại học là xếp hạng.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải có thước đo để thực hiện chất lượng đó. Khi đã tham gia thị trường dịch vụ đại học thì phải có nguyên tắc xếp hạng, phải đảm bảo minh bạch, kiểm định chất lượng. Đây là công cụ quan trọng để kiểm soát chất lượng đại học. Đây cũng là biện pháp bắt buộc đối với cơ sở giáo dục. Tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường công khai về điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường.

Về việc chọn tổ chức xếp hạng nào để tham gia, Bộ trưởng Nhạ cho rằng, chúng ta không thể nói chọn ai nhưng trong một quốc gia cũng phải có 1 tổ chức xếp hạng để gắn với quản trị, chất lượng đại học. Các trường lựa chọn tổ chức quốc tế nào là phụ thuộc vào chiến lược phát triển của trường để lựa chọn, bộ không bắt buộc. Nhưng trong điều kiện hiện nay thì chúng ta nên cân nhắc kỹ chọn tổ chức xếp hạng cho phù hợp.

"Bây giờ ngồi bàn theo bảng xếp hạng nào là quá muộn nhưng muộn còn hơn không. Chúng ta phải có trường đại học xếp hạng châu Á" - Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Nhạ, các trường nên chọn tổ chức xếp hạng châu Á và từng bước tiến tới cuộc chơi khu vực và toàn cầu.

Đại học Việt Nam loay hoay chọn bảng xếp hạng quốc tế? - Hình 4

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ

Bộ trưởng Nhạ cũng hoan nghênh một số trường đã áp dụng tiêu chí bảng xếp hạng QS vì rất phù hợp với Việt Nam. Đây là bước đệm và khung chỉ số lõi để các trường soi vào.

Tuy nhiên, để các trường tham gia xếp hạng này phải có quyết tâm của Hiệu trưởng. Hiệu trưởng có quyết tâm nâng cao chất lượng và uy tín của trường lên không? "Đào tạo và nghiên cứu phải như 2 chân nhưng các trường hiện nay đang đi lệch, chạy theo mảng đào tạo nhiều, không tập trung nghiên cứu để nâng cao chất lượng".

Sẽ có chính sách hỗ trợ các trường tham gia xếp hạng

Để thúc đẩy việc xếp hạng tại các trường đại học, Bộ trưởng Nhạ khuyến khích một số trường có điều kiện, có thể nhóm vào cùng nhau và thực hiện xếp hạng theo một tổ chức độc lập, sau đó trình lên bộ, bộ sẽ có trách nhiệm kiểm tra xem các tiêu chí này có phù hợp với tiêu chí quốc tế hay không để công nhận.

Đồng thời, bộ sẽ có chính sách hỗ trợ các trường tham gia xếp hạng khi thiếu một số điều kiện và sẽ đầu tư các dự án vào trường này. Để tránh đầu tư dàn trải, bộ sẽ chọn 1 số trường tốt giám sát để đầu tư vun cao.

Ngoài ra, với các trường không tham gia xếp hạng, bộ sẽ có biện pháp kiểm tra và công khai dư luận biết. Đồng thời, kiên quyết giải thể những trường yếu kém vì hiện nay không ít trường ĐH đang chết lâm sàng. Chính sách này sẽ áp dụng trường công và trường tư như nhau.

Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh: "Đây là việc làm cấp bách hiện nay vì nếu bộ không giám sát các trường sẽ không thực hiện. Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ đóng vai trò định hướng dẫn dắt và trọng tài trong việc xếp hạng này chứ không phải tháo khoán để các trường làm".

Theo người đứng đầu ngành giáo dục, quy định xếp hạng này sẽ đưa vào Luật Giáo dục đại học là nghị định, thông tư để các trường thực hiện. Bộ sẽ thành lập tổ tư vấn cho các trường thực hiện xếp hạng.

Hồng Hạnh

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạnChở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạn
15:13:07 22/02/2025
Chuyện gì đã xảy ra khiến vợ Vũ Cát Tường cư xử lạ sau lễ thành đôi?Chuyện gì đã xảy ra khiến vợ Vũ Cát Tường cư xử lạ sau lễ thành đôi?
13:01:34 22/02/2025
Bạn gái Văn Thanh khoe nghề nghiệp giúp kiếm gần 4 tỷ/thángBạn gái Văn Thanh khoe nghề nghiệp giúp kiếm gần 4 tỷ/tháng
11:27:01 22/02/2025
Ngoại hình gây sốc của 1 Chị Đẹp: Mặt xinh như thiên thần mà nhìn xuống body thì lạ lắm!Ngoại hình gây sốc của 1 Chị Đẹp: Mặt xinh như thiên thần mà nhìn xuống body thì lạ lắm!
12:47:24 22/02/2025
Không phải Park Bom, Lee Min Ho từng hôn một thành viên 2NE1 đến 50 lần và nhận cú tát điếng ngườiKhông phải Park Bom, Lee Min Ho từng hôn một thành viên 2NE1 đến 50 lần và nhận cú tát điếng người
12:10:11 22/02/2025
Tài xế lái xe riêng của tỷ phú Lý Gia Thành từ chối 6,5 tỷ vì đã tiết kiệm được 65 tỷ: Ai cũng sốc khi nghe cách để giàuTài xế lái xe riêng của tỷ phú Lý Gia Thành từ chối 6,5 tỷ vì đã tiết kiệm được 65 tỷ: Ai cũng sốc khi nghe cách để giàu
12:22:40 22/02/2025
Lầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội MỹLầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội Mỹ
14:37:42 22/02/2025
Khán giả thực sự nói gì về Nữ Tu Bóng Tối: Một cái tên diễn hay hơn cả Song Hye Kyo?Khán giả thực sự nói gì về Nữ Tu Bóng Tối: Một cái tên diễn hay hơn cả Song Hye Kyo?
12:54:00 22/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Người dân đua nhau đi 'bắt muỗi, đổi tiền'

Người dân đua nhau đi 'bắt muỗi, đổi tiền'

Lạ vui

17:08:50 22/02/2025
Chính quyền phường Addition Hills ở trung tâm thủ đô Manila quyết định trao thưởng tiền mặt cho những người dân bắt muỗi như một cách phòng chống dịch sốt xuất huyết đang lan tràn trong thời gian gần đây.
Top 3 chòm sao gặp nhiều may mắn trong tháng 2 Âm lịch

Top 3 chòm sao gặp nhiều may mắn trong tháng 2 Âm lịch

Trắc nghiệm

17:08:11 22/02/2025
Tháng 2 Âm lịch mang đến nhiều may mắn cho 3 chòm sao này.hần Tài cùng Ông Tơ Bà Nguyệt cùng gõ cửa tuần mới: 4 chòm sao công việc thăng hoa,
Clip: Xe bán tải bị đâm nát trên đường tại Sơn La, bé gái trong xe không ngừng hoảng loạn kêu cứu "bố ơi"

Clip: Xe bán tải bị đâm nát trên đường tại Sơn La, bé gái trong xe không ngừng hoảng loạn kêu cứu "bố ơi"

Netizen

17:06:21 22/02/2025
Vụ việcxảy ra vào khoảng 20h30 ngày 21/2, tại km419 trên quốc lộ 37 thuộc địa phận xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên (Sơn La) xảy ra vụ giao thông khiến 3 người bị thương.
Nghi vấn hai mẹ con bị sát hại ở Bình Dương

Nghi vấn hai mẹ con bị sát hại ở Bình Dương

Pháp luật

17:03:15 22/02/2025
Theo thông tin ban đầu, sáng cùng ngày, chồng chị T. (đã ly hôn) đến ngôi nhà trên để thăm con trai. Khi đến nơi thì phát hiện chị T. cùng con trai đã tử vong.
Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản

Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản

Thế giới

16:28:48 22/02/2025
Starlink cung cấp kết nối internet quan trọng cho Ukraine và được coi là công cụ thiết yếu đối với quân đội nước này đặc biệt là trong bối cảnh cuộc xung đột với Nga đang leo thang căng thẳng.
Rổ hint chứng minh Quan Hiểu Đồng - Lộc Hàm thật sự toang: Chiến tranh lạnh 10 tháng, nhà trai bê tha bệ rạc

Rổ hint chứng minh Quan Hiểu Đồng - Lộc Hàm thật sự toang: Chiến tranh lạnh 10 tháng, nhà trai bê tha bệ rạc

Sao châu á

16:06:06 22/02/2025
Giữa nghi vấn chia tay, Quan Hiểu Đồng và Lộc Hàm để lộ nhiều dấu hiệu cho thấy mối quan hệ tình cảm của họ gặp trục trặc.
NSƯT Kim Tử Long nợ Ngọc Huyền 10 tỷ

NSƯT Kim Tử Long nợ Ngọc Huyền 10 tỷ

Sao việt

16:00:08 22/02/2025
Mới đây, đạo diễn Khương Dừa đã tới dự khai trương nhà hàng đồ Thái của nghệ sĩ ưu tú Kim Tử Long, mới mở tại trung tâm quận 7, TP.HCM.
Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

Tin nổi bật

15:57:48 22/02/2025
Nhiều bệnh nhân chấn thương nặng trong vụ tai nạn xe giường nằm tông ô tô đầu kéo được chuyển về Hà Nội tiếp tục điều trị
Những vai diễn của NSND Công Lý trên truyền hình sau khi mắc bạo bệnh

Những vai diễn của NSND Công Lý trên truyền hình sau khi mắc bạo bệnh

Hậu trường phim

15:45:44 22/02/2025
Sau khi mắc bạo bệnh, NSND Công Lý chỉ có thể tham gia những vai diễn nhỏ trên truyền hình, tuy nhiên, diễn xuất của anh vẫn được khán giả đánh giá cao và yêu mến.
Tan làm về, Quang Hải giật mình vì 1 hành động của Chu Thanh Huyền cùng mẹ chồng, dân mạng khẳng định cưới đúng người

Tan làm về, Quang Hải giật mình vì 1 hành động của Chu Thanh Huyền cùng mẹ chồng, dân mạng khẳng định cưới đúng người

Sao thể thao

15:33:57 22/02/2025
Khi Quang Hải về tới căn hộ chung cư cao cấp, Chu Thanh Huyền cùng mẹ chồng - bà Dương Thị Cúc - bế theo cậu quý tử đầu lòng - Lido (tên thật Nguyễn Quang Minh) chờ sẵn ở cửa.
Nam ca sĩ đang ở thời kỳ đỉnh cao bỗng ở ẩn và đóng băng sự nghiệp, nói gì khi quyết định trở lại Vpop?

Nam ca sĩ đang ở thời kỳ đỉnh cao bỗng ở ẩn và đóng băng sự nghiệp, nói gì khi quyết định trở lại Vpop?

Nhạc việt

15:14:31 22/02/2025
Bùi Anh Tuấn từng vướng loạt tranh cãi sau khi trở thành hiện tượng tại Giọng Hát Việt, bỗng mất tích khi đang ở đỉnh cao.