Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Công nghệ tạo đột phá quan trọng trong đổi mới giáo dục”
Công nghệ giáo dục đang xóa dần khoảng cách vùng miền, quốc gia trong tiếp cận giáo dục, giúp mọi người dễ dàng học tập mọi lúc, mọi nơi theo điều kiện, sở thích và mong muốn. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin sẽ tạo nên những đột phá quan trọng trong triển khai đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh điều này khi phát biểu khai mạc Triển lãm quốc tế về công nghệ giáo dục -Bess 2019 diễn ra sáng nay tại TPHCM.
Ứng dụng công nghệ sẽ tạo những đột phá quan trọng trong đổi mới giáo dục
Theo bộ trưởng, sự phát triển của công nghệ ngày càng có những tác động đến ngành giáo dục theo hướng tích cực. “Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp một học sinh ở vùng sâu vùng xa được tiếp cận với những bài giảng của giáo viên ở thành thị; hay một sinh viên đang học tập ở Việt Nam có thể được nghe trực tiếp bài giảng của những giáo sư từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới thông qua mạng internet. Một tiết học cũng trở nên phong phú, sinh động, hấp dẫn, tạo hứng thú hơn với người học bởi những phần mềm mô phỏng, các thí nghiệm ảo, phần mềm dạy học, nội dung số…”, ông Nhạ dẫn chứng.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu khai mạc Triển lãm Công nghệ giáo dục quốc tế BESS 2019
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, “công nghệ giáo dục đang xóa dần khoảng cách vùng miền, quốc gia trong tiếp cận giáo dục, giúp mọi người dễ dàng học tập mọi lúc, mọi nơi, học tập theo điều kiện, sở thích và mong muốn. Công nghệ cũng giúp việc quản lý giáo dục khoa học và minh bạch hơn; các cơ sở dữ liệu ngành, công nghệ dữ liệu lớn (big data) giúp công tác dự báo chính xác hơn, việc ban hành và thực thi chính sách giáo dục hiệu quả hơn”.
Trước xu hướng phát triển ngày càng nhanh của công nghệ và trước yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0, ông Nhạ khẳng định “ngành giáo dục nhận thức rằng, đẩy mạnh các hoạt động dạy và học ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sẽ tạo nên những đột phá quan trọng trong triển khai đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo”.
80% trường học đã áp dụng phần mềm quản lý trực tuyến
Cũng theo lãnh đạo ngành giáo dục, từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025″, đây là một trong những giải pháp trong Chương trình hành động của Chính phủ nhằm triển khai đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, làm cơ sở pháp lý quan trọng để các bộ ngành, địa phương ưu tiên đầu tư ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo có hiệu quả.
Lãnh đạo bộ GD-ĐT cho biết, ngành giáo dục đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để tạo đột phá trong triển khai đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
Video đang HOT
Thành quả đạt được đến nay, toàn ngành đã xây dựng được cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin chi tiết của gần 52.000 trường mầm non và phổ thông với hơn 1,5 triệu giáo viên, 24 triệu học sinh. “Đây là kho dữ liệu lớn rất tin cậy phục vụ công tác quy hoạch và quản lý ngành”, ông Nhạ khẳng định. Bên cạnh đó, 80% trường học đã áp dụng phần mềm quản lý nhà trường trực tuyến. Bộ GD-ĐT đã triển khai thành công hệ thống quản lý hành chính điện tử (e-office) và kết nối quản lý tới 63 Sở GD-ĐT và hơn 300 cơ sở đào tạo; cổng dịch vụ công trực tuyến được đưa vào sử dụng với 20 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.
Chia sẻ tiếp, bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Ngành Giáo dục cũng đang tích cực tham gia xây dựng Hệ Tri thức Việt số hóa của Chính phủ, qua đó hơn 5.000 bài giảng trong chương trình giáo dục phổ thông đã được số hóa dưới dạng thức e-learning và cung cấp trực tuyến. Ngân hàng trắc nghiệm trực tuyến xây dựng, hệ thống luận văn, luận án được số hóa; xây dựng kho học liệu số phục vụ dạy học được xây dựng chính từ sự đóng góp và chia sẻ của giáo viên trên toàn quốc.
Đặc biệt, Bộ GD-ĐT đã ban hành chính sách đào tạo đặc thù về nguồn nhân lực công nghệ thông tin đảm bảo phát triển mạnh cả về số lương và chất lượng. Môn Tin học đã được đưa vào giảng dạy từ lớp 3 trong chương trình giáo dục phổ thông. Thông qua việc bồi dưỡng giáo viên sử dụng thành thạo CNTT, đến nay hơn 60% giáo viên có thể ứng dụng được CNTT trong dạy học, trong đó 22% giáo viên có thể tự soạn được bài giảng e-learning trực tuyến”.
Các học sinh tham gia trải nghiệm các công nghệ tại triển lãm diễn ra sáng ngày 5/3
Cũng theo Bộ trưởng, thời gian tới, ngành giáo dục sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh áp dụng công nghệ tiên tiến vào giáo dục đào tạo. Đây sẽ là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Tập trung rà soát và ban hành các chính sách để tạo hành lang pháp lý để triển khai có hiệu quả các mô hình trường học điện tử, lớp học thông minh, sổ điểm, học bạ điện tử, học điện tử (e-learning). Bộ GD-ĐT cũng sẽ tăng cường các giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác và chuyển giao công nghệ giáo dục với các đối tác trong và ngoài nước, nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục được tiếp cận với công nghệ giáo dục mới, tiên tiến, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Triển lãm công nghệ giáo dục quốc tế BESS Vietnam 2019 diễn ra trong hai ngày 5-6/3 tại TPHCM là sự kiện đầu tiên Hiệp hội các nhà cung cấp công nghệ giáo dục Anh Quốc (BESA) và Cục Công nghệ thông tin và Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GD-ĐT) tổ chức tại Việt Nam. Triển lãm thu hút gần 60 doanh nghiệp công nghệ giáo dục trong và ngoài nước tham gia, trong đó có 30 doanh nghiệp đến từ Anh quốc, Israel, Singapore… mang đến những sản phẩm và dịch vụ công nghệ giáo dục hàng đầu thế giới.
Đây là dịp mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa các đối tác trong và ngoài nước khi Bộ GD-ĐT đang đẩy mạnh triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bên cạnh việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm, trình diễn các mô hình công nghệ giáo dục hiện đại ứng dụng vào giáo dục, triển lãm còn có một chuỗi các hội thảo chuyên đề với chủ đề: Ứng dụng công nghệ trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy – học, kiểm tra đánh giá, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên; Ứng dụng công nghệ trong quản lý và triển khai chính phủ điện tử ngành giáo dục và đào tạo; Ứng dụng công nghệ trong dạy và học ngoại ngữ; Khởi nghiệp sáng tạo, STEAM và trải nghiệm các công nghệ.
Lê Phương
Theo Dân trí
Chương trình giáo dục phổ thông mới: Thiếu gần 76 nghìn giáo viên nhưng vẫn thừa cục bộ?
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), tính trên cả nước hiện còn thiếu 75.989 giáo viên ở các cấp học. Tuy nhiên, tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ vẫn là bài toán khó, mình Bộ GDĐT vào cuộc là chưa đủ.
Trong năm 2018, nhiều địa phương xảy ra hiện tượng hàng loạt giáo viên bị mất việc do địa phương tuyển dụng thừa. Ảnh: Hữu Long.
Băn khoăn thừa thiếu giáo viên
Chiều 9.1, Bộ GDĐT tổ chức hội nghị trực tuyến trên toàn quốc với lãnh đạo UBND và ngành GDĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, để bàn về việc chuẩn bị điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Chủ trì hội nghị, Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng để "con thuyền đổi mới giáo dục" cập bến thành công. Chương trình mới hướng đến việc giảm tải cho cả học sinh và giáo viên, nhưng một trong những vấn đề cần có sự phối hợp giải quyết là tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ và công tác bồi dưỡng giáo viên để đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới.
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Liên quan đến vấn đề thừa thiếu giáo viên, theo báo cáo của Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GDĐT), so với nhu cầu sử dụng theo định mức quy định, số giáo viên còn thiếu sau khi đã được giao thêm biên chế để tuyển dụng là: 75.989 người. Trong đó, cấp mầm non là 43.732 người, tiểu học: 18.953, THCS: 10.143, THPT: 3.161 người.
Số lượng giáo viên hiện tại và còn thiếu ở các cấp học tính đến tháng 8.2018.
Riêng cấp THCS, hiện nay có tình trạng thừa, thiếu cục bộ giữa các môn học ở một số cơ sở giáo dục, giữa các địa phương trong một tỉnh.
Để giải quyết triệt tình trạng này, Bộ GDĐT cho rằng mình bộ vào cuộc chưa đủ, mà cần sự phối hợp của các bộ, ban, ngành, địa phương.
Về phía ngành giáo dục, Bộ GDĐT yêu cầu ngành GDĐT các địa phương căn cứ vào hệ thống môn học, hoạt động giáo dục và thời lượng giáo dục của mỗi cấp học trong chương trình mới tiến hành rà soát đội ngũ giáo viên hiện có ở từng trường để dự kiến số lượng giáo viên còn thiếu, số lượng giáo viên dôi dư theo từng môn học, cấp học làm căn cứ xây dựng kế hoạch tuyển dụng, điều chuyển, sắp xếp giáo viên hợp lý. Không để tình trạng thiếu giáo viên khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình mới, nhất là giáo viên dạy những môn học mới.
Đặc biệt, Bộ GDĐT sẽ ban hành các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý trường phổ thông thống nhất trong cả nước, đặc biệt là các môn học mới. Đồng thời giao các trường đào tạo giáo viên chuyên ngành tiếng Anh, tin học ở tiểu học. Trong chương trình mới, những môn học này đã chuyển từ tự chọn sang bắt buộc nên sẽ cần nhiều giáo viên.
Liệu giáo viên có thất nghiệp?
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp THPT, ngoài 5 môn học bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh), các môn còn lại (Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật, Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2) sẽ được phân theo các nhóm để học sinh tự chọn.
Tại hội nghị trực tuyến, đại diện Sở GDĐT Hải Phòng đặt ra băn khoăn: Điều này liệu có ảnh hưởng đến việc làm của giáo viên? Những môn học không được học sinh lựa chọn thì giáo viên bộ môn đó sẽ làm gì? Việc tích hợp một số môn ở cấp THCS liệu có khiến nhiều thầy cô có nguy cơ thất nghiệp?
Đây cũng là vấn đề được đại diện nhiều địa phương đặt ra.
Về điều này, ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục - khẳng định, khi triển khai thực hiện chương trình mới, với một số môn tích hợp, hay môn tự chọn, đội ngũ giáo viên sẽ có sự dao động không đáng kể. Bởi chương trình mới không bỏ đi môn học nào mà chỉ có sự cơ cấu, sắp xếp lại.
Ông Minh cho rằng, giáo viên không nên quá lo lắng, bởi không có giáo viên nào thiếu việc làm, mà các thầy cô sẽ được bồi dưỡng để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới. Việc bồi dưỡng sẽ được Bộ GDĐT tiến hành online, đảm bảo các thầy cô có thể học tập nâng cao trình độ mọi lúc mọi nơi.
ĐẶNG CHUNG
Theo laodong
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Các Sở GD&ĐT chia sẻ khó khăn để sớm đổi mới giáo dục phổ thông" Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị trực tuyến Triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ngày 9/1: "Chương trình tốt đến mấy nhưng không thể phát huy được nếu các đơn vị thực hiện chưa sẵn sàng. Thành bại hay không là từ đây". Do đó theo Bộ trưởng, rất cần các Sở GD&ĐT cùng nhau...