Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: ‘Càng ngày tôi càng “ngấm” là phải có niềm tin’
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ qua các công việc khác nhau, được chia sẻ và gần gũi các đồng nghiệp thì càng ngày ông càng “ngấm” là phải có niềm tin.
Có niềm tin và tạo được niềm tin cho các học trò là điều mà Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ tại chương trình Gala “ Thay đổi vì một trường học hạnh phúc” do VTV7 phối hợp với Bộ GD-ĐT và Công đoàn giáo dục Việt Nam tổ chức ngày 28/5.
Được chứng kiến trực tiếp những chia sẻ về câu chuyện của các thầy cô đầy cố gắng và dũng cảm để “đi được tới những lớp học hạnh phúc”, Bộ trưởng Nhạ chia sẻ:
“Gần gũi, yêu thương, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, chân thành, thay đổi và hạnh phúc – nghe có vẻ không xa lạ nhưng đạt được một cách thực lòng, chân thành thì không phải điều dễ dàng.
Mọi thứ đều có thể thay đổi, điều quan trọng là suy nghĩ của mình là thay đổi để tốt hơn. Để hạnh phúc thì tại sao không thay đổi? Và ai cũng có thể thay đổi được. Nhưng quan trọng hơn là được những người xung quanh, đặc biệt là các thầy cô tin tưởng và có sự khích lệ, truyền cảm hứng thì sự thành công sẽ đến nhanh hơn”.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ với các giáo viên về sự thay đổi trong cách tiếp cận lớp học. Ảnh:Thanh Hùng.
Bộ trưởng chia sẻ qua các công việc khác nhau, được chia sẻ và gần gũi các đồng nghiệp càng ngày ông càng “ngấm” là phải có niềm tin.
“Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, nếu như mất niềm tin thì không vượt qua được. Thậm chí là mất nhiều thứ, mất tất cả. Trong nghề giáo dục, nói không thì cũng đã khó rồi, vì nghề của chúng ta là nghề giảng bài. Nhưng ứng xử và hành xử bằng cái tâm của mình, mà thường nhiều người nói là đã vào nghề giáo phải có tâm huyết, năng khiếu”.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nhạ cho rằng kỷ luật là cần thiết, nhưng nếu thầy cô nào cũng phấn khích trong việc kỷ luật là thất bại.
Bộ trưởng Nhạ nhìn nhận trên thực tế, rất nhiều thầy cô cũng muốn vươn lên, có sự tâm huyết với nghề và muốn thay đổi.
“Tôi nhớ một câu nói rằng thay vì nguyền rủa bóng đêm thì hãy thắp lên một que diêm. Từng bước từng phần khích lệ để rồi tạo nên không chỉ một giáo viên, một lớp hay một trường học hạnh phúc mà dần dần rộng hơn trong môi trường giáo dục và toàn xã hội”.
Theo ông Nhạ, chính các cán bộ quản lý giáo dục cũng phải thay đổi, thậm chí phải thay đổi rất mạnh. Bởi đây là đội ngũ xây dựng chính sách về giáo dục và trực tiếp quản lý. Khi thay đổi tạo môi trường tốt cho các nhà trường thì các thầy cô sẽ cảm thấy hạnh phúc.
“Thậm chí tiến tới tại sao lại không nghĩ tới phụ huynh cũng phải cùng thay đổi. Rộng ra tôi mong muốn xã hội cùng thay đổi. Bởi tại sao chúng ta không nghĩ về một xã hội tốt đẹp hơn, nhiều sự yêu thương từ đó mới có sự bao dung. Nếu không có sự bao dung thì toàn phán xét, nhìn theo chiều hướng tiêu cực. Trong thực tế thì không ai hoàn thiện và phải luôn luôn thay đổi và chính sự thay đổi mới khơi dậy được bản sắc, sự khác biệt và sẽ là động lực”, ông Nhạ nói.
Với tư cách là người đứng đầu ngành, Bộ trưởng Nhạ nhìn nhận trách nhiệm của bản thân cũng như các cán bộ quản lý giáo dục là phải rất cụ thể, tạo môi trường thực sự để khơi dậy tâm huyết của các thầy cô chứ không phải chỉ bằng những chính sách hay phong trào. “Khi các thầy cô thay đổi thì học sinh hạnh phúc. Khi học sinh hạnh phúc thì có lớp học hạnh phúc và điều đó cứ thế được nhân rộng ra. Ngành giáo dục có nhiều thầy cô, lớp học hạnh phúc thì xã hội sẽ hạnh phúc”, Bộ trưởng Nhạ chia sẻ.
Thanh Hùng
Theo vietnamnet
Sách giáo khoa cho chương trình phổ thông mới được biên soạn ra sao?
Bộ trưởng Nhạ đề xuất giải pháp sẽ tổ chức biên soạn một bộ SGK theo hướng thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định SGK và thông báo rộng rãi để khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK đăng ký.
Báo cáo Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ đã đặt ra tại phiên chất vấn trực tiếp của kỳ họp trước, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có những đề cập xung quanh việc thực hiện kế hoạch biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK) theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ông Nhạ cho hay, Bộ GD-ĐT đã đề xuất phương án giao cho Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn, in và phát hành SGK, đã tính đến phương án tổ chức tuyển chọn một hãng tư vấn (nhà xuất bản) biên soạn bản thảo và biên tập, hoàn thiện bản mẫu một bộ SGK. Tuy nhiên, cả 2 phương án đều không thực hiện được do vướng các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và Ngân hàng Thế giới.
Vì vậy, Bộ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ thực hiện phương án tuyển chọn tác giả và tổ chức biên soạn một bộ SGK tại Báo cáo số 160 ngày 05/3/2019. Theo phương án này, Bộ GD-ĐT đã xây dựng các gói thầu tuyển chọn chủ biên, tác giả và biên tập viên để tổ chức biên soạn SGK.
Thế nhưng, phương án tuyển chọn tác giả biên soạn một bộ SGK cũng không thực hiện được do không đủ ứng viên tham gia.
"Nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết tác giả SGK đã ký hợp đồng với một số nhà xuất bản và bắt đầu tổ chức biên soạn SGK từ đầu năm 2018, khi dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông được công bố trên mạng để xin ý kiến rộng rãi. Các biên tập viên SGK có giấy phép hành nghề cũng đang thuộc biên chế hoặc hợp đồng với các nhà xuất bản nên không được phép dự tuyển tự do", ông Nhạ báo cáo.
Bộ GD-ĐT đã báo cáo và đề xuất Thủ tướng Chính phủ thực hiện tổ chức việc biên soạn, xuất bản SGK không sử dụng ngân sách Nhà nước; bảo đảm chất lượng, tiến độ, không độc quyền, đầy đủ các môn học và hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới tuần tự theo các lớp của mỗi cấp học, trong đó lớp 1 bắt đầu từ năm học 2020 - 2021, lớp 6 bắt đầu từ năm học 2021-2022, lớp 10 bắt đầu từ năm học 2022 - 2023.
Triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới tuần tự theo các lớp của mỗi cấp học, trong đó lớp 1 bắt đầu từ năm học 2020 - 2021, lớp 6 bắt đầu từ năm học 2021-2022, lớp 10 bắt đầu từ năm học 2022 - 2023. (Ảnh minh họa)
Ông Nhạ đề xuất giải pháp sẽ tổ chức biên soạn một bộ SGK theo hướng thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định SGK và thông báo rộng rãi để khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK đăng ký với nhà xuất bản theo quy định tại Thông tư số 33 năm 2017.
Hội đồng quốc gia thẩm định SGK tiến hành thẩm định bản mẫu SGK của các nhà xuất bản gửi về Bộ GD-ĐT. Sau khi tổ chức thẩm định, Bộ GD-ĐT chỉ đạo và hỗ trợ các nhà xuất bản trong quá trình hoàn thiện bản mẫu SGK, bảo đảm có ít nhất một bộ SGK đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục được phê duyệt, cho phép sử dụng.
Đối với sách giáo khoa lớp 1, thời gian bắt đầu tổ chức thẩm định từ tháng 6/2019. Sau đó, sẽ tiếp tục chỉnh sửa, thực nghiệm, hoàn thiện bản mẫu SGK, thẩm định lại theo quy định để được phê duyệt, cho phép sử dụng trước tháng 12/2019. Mục tiêu cuối cùng là kịp thời tổ chức in, phát hành phục vụ năm học 2020-2021.
"Bộ cũng ban hành Thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK để các địa phương chỉ đạo, tổ chức việc lựa chọn SGK phù hợp với điều kiện thực tiễn, bảo đảm công khai, minh bạch, tránh độc quyền", ông Nhạ khẳng định.
Ngày 21.5, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, liên quan đến vấn đề SGK, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, ông Phan Thanh Bình cho biết, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể về chương trình, SGK; đề nghị xây dựng một chương trình, một bộ SGK dùng chung cho cả nước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, hiện nay Bộ GD-ĐT đã công bố Chương trình Giáo dục phổ thông thống nhất trong cả nước và đang soạn thảo ban hành bộ SGK theo chương trình này, sẽ hoàn thành sau năm 2022. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị được giữ quy định một chương trình thống nhất, mỗi môn học có một hoặc một số SGK như trong dự thảo Luật Giáo dục.
Về lựa chọn SGK, dự thảo Luật quy định UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK để sử dụng ổn định trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Băn khoăn về việc trên, đại biểu đến từ Lâm Đồng - ông Nguyễn Tạo - nói: "Quy định cơ sở giáo dục được lựa chọn SGK theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT là hạn chế, có thể dẫn đến loạn SGK, mỗi trường một kiểu, mạnh ai nấy làm, học một đường thi một nẻo. Bên cạnh đó, quy định UBND cấp tỉnh chủ động biên soạn tài liệu còn chung chung. Đề nghị quy định cụ thể tiêu chí quy trình biên soạn, việc lựa chọn SGK".
Thúy Nga
Theo vietnamnet
Phát động kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc là một trong những hoạt động trọng tâm trong năm học 2018-2019 và những năm tiếp theo nhằm giúp cho đội ngũ giáo viên vững tâm hơn, yên tâm hơn và sẵn sàng tiếp cận tích cực với chủ trương đổi mới. Ông...