Bộ trưởng ơi, giáo án mẫu 5512 đang đẻ ra những cái chợ dối trá
Học sinh bị đầu độc bởi văn mẫu, giáo viên lại đồng phục giáo án mẫu thì bao giờ mới có sáng tạo trong dạy và học, bao giờ mới có “học thật, thi thật”?
Chuyện “văn mẫu” triệt tiêu sự sáng tạo, trí tưởng tượng của con trẻ trong nền giáo dục Việt Nam, không còn xa lạ với dư luận. Vẫn còn đó những câu chuyện khi học sinh làm bài theo cảm xúc, cách nhìn của mình bị cô giáo cho điểm thấp với lời phê ngọt ngào: “không đúng mẫu”.
Sáng tạo và trí tưởng tượng của mỗi cá nhân hình thành nên phẩm chất, năng lực của mỗi người. Triệt tiêu sự sáng tạo và trí tưởng tượng của ai đó là đang “đúc khuôn”, đang gián tiếp làm mất tự do, mất đi sự độc lập, sáng tạo của mỗi người.
Không có tự do, không có độc lập, là không có hạnh phúc. Như vậy văn mẫu là “kẻ thù” của mỗi người, của xã hội và của bất cứ nền giáo dục nào.
Để biết văn mẫu đang hoành hành như thế nào, bạn gõ cụm từ “văn mẫu” vào Google thấy ngay 242.000.000 kết quả trong vòng 0.39 giây.
Ảnh chụp màn hình kết quả tìm kiếm văn mẫu, luận văn trên Google
Thật kinh hoàng khi văn mẫu đã có từ lớp… 1. Học sinh vừa bước chân đến trường đã bắt đầu bị ép mình vào “văn mẫu”.
Học sinh, phụ huynh, giáo viên suy nghĩ vô tư, sách văn mẫu là sách tham khảo, nên mua về sử dụng vô tội vạ, chỉ với mục đích duy nhất cho con mình làm đúng mẫu, đạt được điểm cao.
Sách văn mẫu đã tạo cho học sinh thói quen “đạo văn” ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà không biết, học sinh coi sử dụng văn bản, trí tuệ, sáng tạo của người khác là bình thường.
Thầy cô sử dụng văn mẫu để dạy cho học trò, vô tình đang đầu độc con trẻ, tiêu diệt hoàn toàn sự sáng tạo, tư duy trừu tượng của trẻ, biến trẻ thành nô lệ mà không biết.
Nguy hại hơn, thầy cô đang triệt tiêu hoàn toàn sự phản biện của trẻ, không được suy nghĩ khác, không được nói điều mình nghĩ, nói cách khác đang làm việc phản giáo dục mà không biết. Có thể chính thầy cô là “sản phẩm, nạn nhân” của văn mẫu chăng?
Văn mẫu không dừng lại ở bậc học phổ thông, văn mẫu hoành hành ngay cả bậc đại học. Chúng ta không lạ gì với “chợ luận văn”, từ luận văn tốt nghiệp đại học đến luận văn thạc sĩ, luận văn tiến sĩ… cứ có tiền mua là có.
Chính “văn mẫu” đã làm đảo lộn giá trị cuộc sống, giá trị học thuật, thật giả lẫn lộn, trắng đen khó phân biệt. Chưa bao giờ “Tiến sĩ giấy” lại chính xác theo nghĩa bóng như hôm nay!
Từ văn mẫu đến… giáo án mẫu
Khi thay đổi chương trình giáo dục, sẽ có hàng loạt nhà xuất bản bán sách giáo án mẫu với một cái tên mĩ miều hơn “Thiết kế bài giảng môn…”.
Video đang HOT
Thế nhưng “Thiết kế bài giảng môn…” không theo mẫu, có nơi 2 cột, có nơi ba cột, có nơi … dàn hàng ngang không theo quy tắc nào chung, chỉ duy nhất ai viết người đó biết sử dụng.
Nói chung, cũng còn chừa chỗ cho người có sáng tạo, muốn sáng tạo, muốn thể hiện cái “tôi” cái “gu” riêng của mình.
Nhóm kín “Chợ giáo án – giáo trình – tài liệu cho giáo viên” trên facebook có 27.900.000 thành viên. Ảnh chụp màn hình.
Sau khi Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ra đời, bỗng nhiên xuất hiện “thị trường giáo án”, mức độ tìm kiếm “giáo án mẫu”, thể hiện tìm kiếm “giáo án mẫu” trên Google chẳng hề kém “văn mẫu” hay “luận văn”.
“Thị trường giáo án mẫu” xuất hiện được cho là do giáo án soạn theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH dài quá, hình thức quá, thiếu thực tế, nên giáo viên tìm mua giáo án mẫu để đối phó hoạt động thanh tra, kiểm tra trong nhà trường.
Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ghi rõ: Căn cứ vào Kế hoạch dạy học các môn học của tổ chuyên môn, giáo viên được phân công dạy học môn học ở các khối lớp xây dựng Kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học (theo khung Kế hoạch giáo dục của giáo viên tại Phụ lục III); trên cơ sở đó xây dựng các Kế hoạch bài dạy để tổ chức dạy học (theo khung Kế hoạch bài dạy tại Phụ lục IV).
Điều đáng buồn hơn, “giáo án mẫu” (Kế hoạch bài dạy) do cơ quan giáo dục quy định cụ thể bằng công văn, giấy trắng, mực đen, mộc đỏ chót!
Học sinh đã “đồng phục” văn mẫu. Văn mẫu đã và đang vẽ nên “tiến sĩ giấy” thực sự giữa đời thường, gây nhiễu nhương cho xã hội.
Nay giáo viên “đồng phục” giáo án, còn đâu “kĩ sư tâm hồn”? Mỗi giáo viên chỉ là “thợ dạy”, “thợ dạy” làm sao phát huy phẩm chất, năng lực học trò, khi chính thầy cô không được phát triển phẩm chất, năng lực?
Bài viết “Bộ nên cầu thị thu hồi Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH, bỏ mẫu giáo án dài dòng vô bổ” đăng tải trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt nam đã thu hút sự quan tâm của dư luận, được chia sẻ rộng rãi trên các mạng xã hội, các hội nhóm giáo viên, nhận được vô số bình luận.
Tập trung nhất, vẫn là ủng hộ quan điểm của bài viết, đề nghị “Bộ nên cầu thị thu hồi Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH”.
Còn đó “vòng kim cô” sẽ không có sáng tạo, không có tự do, không có hạnh phúc. Muốn có “học thật, thi thật, nhân tài thật” như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, phải xóa bỏ văn mẫu, giáo án mẫu.
Có như thế mới phát huy được phẩm chất và năng lực của người học và người dạy, mới có thầy cô hạnh phúc, học trò hạnh phúc, lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc.
Nên chăng “Bộ nên cầu thị thu hồi Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH, bỏ mẫu giáo án dài dòng vô bổ”.
Tài liệu tham khảo:
Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH.
https://giaoduc.net.vn/goc-nhin/bo-nen-cau-thi-thu-hoi-cong-van-5512-bgddt-gdtrh-bo-mau-giao-an-dai-dong-vo-bo-post218407.gd
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Tiên phong trong chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục ở TP.HCM
Chuyển đổi số trong giáo dục đã được nhiều cơ sở giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh từng bước thực hiện với những mức độ khác nhau trong bối cảnh thành phố chủ trương xây dựng đô thị thông minh.
Học sinh Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Gia Thiều điểm danh bằng thẻ học đường thông minh. (Nguồn: doimoisangtao.vn)
Trong chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, giáo dục và đào tạo là một trong 8 lĩnh vực trọng tâm, được ưu tiên thực hiện.
Đặc biệt, chủ trương xây dựng đô thị thông minh của Thành phố Hồ Chí Minh càng đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố tiên phong trong chuyển đổi số.
Với vai trò cung cấp nhân lực chất lượng cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội đất nước, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực tiên phong trong quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin từ hoạt động quản lý đến dạy và học.
Thực tế, chuyển đổi số trong giáo dục đã được nhiều cơ sở giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh từng bước thực hiện với những mức độ khác nhau.
Nâng cao hiệu quả quản lý
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đang được nhiều trường đẩy mạnh thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị nhà trường.
Tại Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Hữu Huân (thành phố Thủ Đức), hầu hết các thủ tục hành chính, quản trị nhà trường đều đã được số hóa và thực hiện trên các ứng dụng, trang web.
Học sinh, cựu học sinh của trường có nhu cầu trong bất kỳ hoạt động quản lý nào, như cấp lại văn bằng, chứng chỉ, chuyển ban... có thể gửi yêu cầu theo mẫu trên trang web, ứng dụng mà không cần đến trực tiếp.
Công tác quản lý học sinh, kết nối phụ huynh được thực hiện thông qua các phần mềm, ứng dụng điện tử. Thực hiện chủ trương chung, phần lớn học sinh thực hiện đóng học phí không dùng tiền mặt, qua các kênh thanh toán khác nhau.
Được triển khai thử nghiệm từ năm 2018 tại thành phố, mô hình quản lý "Trường học thông minh-An toàn-Không dùng tiền mặt" đã mang lại kết quả tích cực trong công tác quản lý nhà trường.
Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Gia Thiều (quận Tân Bình) là một trong hai đơn vị đầu tiên được đầu tư trang thiết bị để thực hiện thí điểm mô hình này từ năm học 2018-2019. Toàn bộ học sinh và giáo viên của trường được cung cấp thẻ đa năng để sử dụng cho các hoạt động của nhà trường. Thẻ này được tích hợp đa chức năng, từ thu học phí không dùng tiền mặt, ứng dụng tương tác học đường, quản lý xe đưa đón học sinh, đến điểm danh quản lý học sinh, giáo viên tự động.
Theo Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Gia Thiều Nguyễn Xuân ắc, thông qua ứng dụng công nghệ thông minh , chỉ với việc chạm thẻ vào thiết bị đã giúp công tác quản lý nhà trường dễ dàng, hiệu quả hơn.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động tuyển sinh đầu cấp đã được nhiều địa phương đẩy mạnh, tạo thuận lợi cho phụ huynh cũng như các trường trong công tác tuyển sinh .
Tại quận Gò Vấp, với hiệu quả đã đạt được từ thực tế, trong năm nay, công tác tuyển sinh đầu cấp bằng hình thức trực tuyến tiếp tục được duy trì.
Theo ông Nguyễn Thanh Thủy, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Gò Vấp, hình thức tuyển sinh trực tuyến các lớp đầu cấp đã được quận triển khai từ đợt tuyển sinh năm học trước. Giải pháp này vừa giúp phụ huynh tiết kiệm được thời gian, vừa nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngành, bảo đảm tính công khai minh bạch trong tuyển sinh.
Tạo môi trường học tập mở
Đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, việc hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng mở nhằm thúc đẩy xã hội học tập, học tập suốt đời là điều cần thiết. Trong đó, tại nhiều trường phổ thông cũng như đại học, việc học tập không chỉ gói gọn trong môi trường giảng đường mà được "mở" ở nhiều không gian, thời gian, đáp ứng nhu cầu học tập của người học. Hệ thống giáo dục mở này góp phần nâng cao dân trí và thúc đẩy việc học tập suốt đời của người dân.
Trong bối cảnh công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ hiện nay, thầy Phạm Phương Bình, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Hữu Huân (thành phố Thủ Đức), cho biết hoạt động dạy và học tại nhà trường cùng dần được chuyển đổi để phù hợp với thực tế. Bên cạnh dạy học chính khóa trên lớp, giáo viên sử dụng kết hợp các kênh trực tuyến để hỗ trợ cho việc dạy học đạt hiệu quả tốt hơn. Học sinh và giáo viên có thể trao đổi về bài học mọi lúc, mọi nơi thông qua hình thức trực tuyến hoặc thông qua các video bài giảng. Hiện, phần lớn giáo viên của trường đã ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học.
Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Hữu Huân đang đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất theo hướng đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thực hành chuyên sâu. Từng bộ môn có phòng thực hành với đầy đủ trang thiết bị và mở cửa cho học sinh tự học mọi lúc. Cùng với sử dụng kho dữ liệu chung đã được ngành Giáo dục thẩm định, trường đã xây dựng kho dữ liệu là video các bài học, thí nghiệm để học sinh trong trường học tập, tham khảo.
Là một trong 5 trường được thành phố lựa chọn thực hiện thí điểm mô hình trường học thông minh, nhiều năm nay, Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Du (Quận 10) đã có nhiều bước đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học.
Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Nhà trường, chia sẻ đến nay, trường đã đầu tư phủ sóng wifi để học sinh, giáo viên thuận tiện khi sử dụng các thiết bị thông minh trong dạy và học; hình thức kiểm tra, đánh giá cũng đổi mới. Từ học kỳ II năm học 2020-2021, Nhà trường đã chính thức triển khai kiểm tra trên máy tính ở tất cả môn thi trắc nghiệm. Bên cạnh bồi dưỡng về chuyên môn, Nhà trường khuyến khích giáo viên chủ động học tập nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, tin học đảm bảo ứng dụng tốt công nghệ trong dạy học.
Với môi trường học tập mở, việc tiếp cận kiến thức trở nên dễ dàng hơn đối với mọi người dân.
Tiến sỹ Phan Thị Ngọc Thanh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo trực tuyến Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu về VMOOCs. (Nguồn: giaoducthoidai.vn)
Đầu năm 2021, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã ra mắt hệ thống VMOOCs, cung cấp khóa học trực tuyến, miễn phí cho cộng đồng. Đây là cơ sở giáo dục đại học công lập tiên phong triển khai mô hình này.
Tiến sỹ Phan Thị Ngọc Thanh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo trực tuyến Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết hệ thống đã cung cấp hơn 40 khóa học miễn phí cho mọi người dân có nhu cầu học tập để nâng cao kiến thức phục vụ công việc, đời sống. Nội dung các khóa học ở ngành nghề, lĩnh vực đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân. Người học chỉ cần có thiết bị kết nối Internet là có thể chủ động học ở mọi lúc, mọi nơi, học đa ngành, đa kỹ năng.
Nhìn nhận về vai trò của ngành giáo dục trong thực hiện chuyển đổi số, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, giáo dục phải là ngành tiên phong trong chuyển đổi số.
Do đó, ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố đã sớm ban hành khung kiến trúc tổng thể về ứng dụng công nghệ thông tin-truyền thông của ngành, tạo cơ sở để triển khai đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số.
Một trong những biện pháp mà ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố đang tích cực triển khai là xây dựng hệ thống tài nguyên số, khai thác và sử dụng hiệu quả kho học liệu số, học liệu điện tử toàn ngành.
Đây là điều kiện quan trọng tạo môi trường học tập mở, giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu, là điều kiện quan trọng để xây dựng xã hội học tập, hướng đến học tập suốt đời./.
Giáo viên cả nước chung 1 mẫu giáo án, sáng tạo vào đâu? Nếu bắt buộc giáo viên phải lên kế hoạch bài dạy theo mẫu chung lại chẳng khác gì học sinh học văn mà thầy cô bắt phải thuộc văn mẫu. Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành trong Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, theo đó thiết kế...