Bộ trưởng Nội vụ: Công chức phải xóa bỏ nhận thức ‘không làm thì không sai’
Bộ trưởng Nội vụ lưu ý cán bộ, công chức, viên chức phải xóa bỏ nhận thức “không làm thì không sai”, “đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử” đang xuất hiện, cản trở nghiêm trọng sự phát triển.
Báo cáo bổ sung, làm rõ một số vấn đề về thực hiện nghị quyết của Quốc hội thuộc lĩnh vực Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh nhiều nội dung liên quan đến tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức né tránh, đùn đẩy công việc, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ.
Lạm dụng việc lấy ý kiến phối hợp để né tránh trách nhiệm
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, liên quan đến nội dung này, Thủ tướng ban hành 4 công điện; thành lập các tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính, rà soát văn bản pháp luật, tháo gỡ khó khăn trong đầu tư công.
Chính phủ đã ban hành nhiều nghị địn bổ sung quy định việc né tránh, đùn đẩy là căn cứ đánh giá, xếp loại, để xem xét, xử lý kỷ luật; đồng thời thể chế hóa chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020, 138/2020, trong đó sửa đổi, bổ sung quy định cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Quy định số 41/2021 của Bộ Chính trị.
Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, đây là thực trạng xảy ra ở một số bộ, cơ quan, địa phương và một bộ phận cán bộ, công chức, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Biểu hiện phổ biến là né tránh những việc khó, phức tạp, nhạy cảm trong thực thi công vụ và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp; chậm trễ giải quyết, để tồn đọng công việc; trả lời, hướng dẫn không rõ quan điểm, chính kiến của tổ chức, đơn vị mình; đẩy việc; hỏi xin ý kiến những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình; lạm dụng việc lấy ý kiến phối hợp để né tránh trách nhiệm.
Tình trạng này xảy ra trong nhiều hoạt động kinh tế – xã hội, thể hiện rõ trong: Đầu tư công, đấu thầu, quản lý đất đai, y tế, xây dựng, giải quyết thủ tục đầu tư, sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ công cho người dân…
Điều này dẫn đến giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý, giảm niềm tin của người dân, doanh nghiệp, ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
Video đang HOT
Kịp thời thay thế, điều chuyển cán bộ hạn chế năng lực
Từ đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đề ra nhiều giải pháp khắc phục. Trong đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh đến giải pháp phải xóa bỏ nhận thức trong một số cán bộ, công chức “không làm thì không sai”, “đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử” đang xuất hiện và là một loại “tự diễn biến” cản trở nghiêm trọng sự phát triển.
Cùng với đó là khơi dậy lòng tự trọng, bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng chú trọng đến việc tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát quyền lực; thực hiện chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27; có biện pháp, chính sách khuyến khích, khen thưởng thực chất dựa trên hiệu suất và kết quả thực hiện công việc.
Chính phủ sẽ quy định cụ thể về đạo đức công vụ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ, tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ.
Cạnh đó, kịp thời biểu dương cơ quan, tổ chức, cá nhân làm tốt và xử lý nghiêm cán bộ, công chức không làm tròn chức trách, nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ; kịp thời thay thế, điều chuyển cán bộ hạn chế năng lực lãnh đạo, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
Bộ trưởng cũng đề cập đến việc nghiên cứu công tác tuyển dụng, quản lý, nhất là đánh giá cán bộ, công chức theo tiêu chí, bằng sản phẩm cụ thể. Sử dụng hiệu quả kết quả đánh giá làm căn cứ bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức; đẩy mạnh thực hiện chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
Cùng với đó là kịp thời miễn nhiệm, từ chức đối với những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ; xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm không dám làm.
Đáng chú ý là sự nêu gương và vai trò lãnh đạo, dẫn dắt của người đứng đầu là quyết định kỷ luật, kỷ cương và thành công trong thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị huy động cả hệ thống chính trị đồng bộ thực hiện các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả. Trong đó, đồng bộ thực hiện các giải pháp với quyết tâm đẩy lùi tâm lý sợ sai, thiếu trách nhiệm, không dám làm khi thực thi công vụ.
Đồng thời, phát huy vai trò giám sát của Quốc hội, đại biểu Quốc hội; MTTQ với việc khắc phục, đẩy lùi tình trạng cán bộ, công chức, viên chức đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng đề nghị các cơ quan kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử tiếp tục nghiên cứu, phân loại vụ việc vi phạm sai phạm theo tính chất, mức độ, động cơ.
Nếu cán bộ, công chức vi phạm không có vụ lợi cá nhân, không tham ô, tham nhũng thì khoan dung, khoan hồng, nhân văn hơn nữa nhằm tạo cơ chế đồng bộ, tinh thần khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Điều chỉnh mức lương cơ sở ở thời điểm này là hợp lý
Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội, là nguồn lực và động lực để thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu thảo luận ở tổ ngày 22/10.
Cải cách chính sách tiền lương là cần thiết
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái, việc đưa ra nội dung về điều chỉnh mức lương cơ sở ở thời điểm này là rất hợp lý, tạo ra động lực mới cho cán bộ, công chức, viên chức, cũng như giảm bớt hiện trạng cán bộ, công chức, viên chức xin thôi việc. Tuy nhiên, ĐBQH Phạm Thị Thanh Trà còn băn khoăn về tình trạng cán bộ, công chức, viên chức xin thôi việc, nghỉ việc thời gian qua, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực y tế và giáo dục. Trong đó, số lượng công chức, viên chức xin nghỉ việc chủ yếu tập trung vào thời điểm 6 tháng cuối năm 2021 và đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2022.
Đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đại biểu Trần Quốc Tuấn, ĐBQH tỉnh Trà Vinh cho rằng, việc tăng lương cơ sở rất cần được quan tâm thực hiện ngay từ đầu năm 2023 với ba lý do. Một là, sau khi Đảng, Nhà nước đã quan tâm hỗ trợ rất nhiều cho người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19, giờ đã đến lúc các đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp từ ngân sách nhà nước cần được quan tâm xem xét tăng lương, phụ cấp để giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Hai là, hiện nay lực lượng công chức, viên chức đang phải đối mặt với áp lực công việc nhất là công chức, viên chức ngành y tế. Do vậy việc tăng lương kịp thời sẽ góp phần bù đắp những áp lực hiện nay. Ba là, lần điều chỉnh tăng lương cơ sở gần đây nhất là vào 1/7/2019 nên nếu áp dụng tăng lương cơ sở vào 1/7/2023 như Tờ trình của Chính phủ thì phải sau 4 năm lương công chức, viên chức mới tăng được 20,8%. Trong khi đó các chỉ số tiêu dùng tăng qua các năm bình quân là 11,8%;...
Gần 40.000 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc
ĐBQH tỉnh Trà Vinh, Trần Quốc Tuấn cho biết: Theo thống kê, đã có gần 40.000 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, hoặc chuyển việc từ khu vực công sang khu vực tư. Trong đó, nguyên nhân chính là do mức lương không đủ sống. Vì vậy, đại biểu Trần Quốc Tuấn cho rằng để kéo giãn chênh lệch mức lương giữa khu vực công và tư, góp phần ngăn chặn sự dịch chuyển này, cần quan tâm kịp thời đến các chế độ đãi ngộ, trong đó có việc điều chỉnh lương cơ sở.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, số lượng cán bộ công chức viên chức nghỉ việc trọng tâm, trọng điểm ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển và đặc biệt là những nơi có số lượng doanh nghiệp lớn, các khu công nghiệp, khu chế xuất của các địa phương....
Về nguyên nhân, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, do yếu tố khách quan tác động của đại dịch COVD-19 đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Từ đó, chi phối, tác động đến cả đội ngũ cán bộ, đặc biệt là công chức, viên chức, nhất là viên chức phải chịu áp lực rất lớn về công việc. Áp lực này rất nặng nề, đặc biệt đối với nhân viên y tế, giáo dục.
Đại biểu Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, giải pháp được đưa ra là cần tập trung quan tâm, nâng cao đời sống của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong đó việc điều chỉnh mức lương cơ sở cũng là một trong những giải pháp giảm bớt khó khăn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Ngoài ra, cần phải xem xét lại một cách tổng thể và toàn diện về công tác tuyển dụng, công tác sử dụng và công tác quản lý. Phải nhìn nhận một cách khách quan và công tâm về vấn đề này để thay đổi một cách toàn diện đặc biệt là vấn đề tuyển dụng đối với công chức, nhất là đối với hệ thống viên chức đang thực hiện nhiệm vụ, dịch vụ công ích trong bối cảnh của cơ chế thị trường. Đồng thời, xây dựng môi trường làm việc văn hóa, xây dựng môi trường thân thiện để cán bộ, công chức, viên chức yên tâm làm việc.
Theo Bộ trưởng Phạm Thanh Trà, trên thế giới tình trạng cán bộ công chức, viên chức nghỉ việc cũng rất phổ biến, ví dụ như Pháp; Singapore... Mặc dù là những quốc gia có nền công vụ rất tốt thế nhưng tỷ lệ công chức, viên chức nghỉ việc vẫn chiếm tỷ lệ cao. Do đó, cần tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa khu vực công và khu vực tư; xây dựng và hoàn thiện thể chế liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức; đảm bảo được sự cạnh tranh rõ ràng, công bằng giữa khu vực công, khu vực tư, để giữ chân đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đội ngũ công chức, viên chức có chất lượng cao...
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Nguyễn Thị Mai Hoa, ĐBQH tỉnh Đồng Tháp.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Nguyễn Thị Mai Hoa, ĐBQH tỉnh Đồng Tháp đồng tình với những nguyên nhân, giải pháp do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa đánh giá cao sự quyết liệt của Bộ Nội vụ đã vào cuộc giải quyết câu chuyện biên chế cho ngành giáo dục cũng như ngành y tế và vấn đề chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức.
"Với sự quyết liệt của Bộ Nội vụ sẽ từng bước giải quyết được những vấn đề đặt ra...", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tin tưởng.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa cho biết, hiện nay xu hướng dịch chuyển nhân lực từ khu vực này sang khu vực khác, đó là xu hướng tất yếu.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa lưu ý, nên nhìn thấy việc cạnh tranh để có được nguồn nhân lực chất lượng cao giữa các khu vực. Ngoài ra, đại biểu cũng nêu thực trạng, đội ngũ giáo viên thiếu đang là thách thức đối với ngành giáo dục, đặc biệt là tình trạng thừa, thiếu cục bộ.
"Thời gian gần đây, bên cạnh thiếu giáo viên do tinh giản biên chế, ngành giáo dục đang phải đối mặt với một câu chuyện khác, đó là tỷ lệ giáo viên nghỉ việc, chuyển việc tăng nhiều, thậm chí là đang chiếm số lượng chính trong trong tổng nghỉ việc chuyển việc chung của Nhà nước,..." đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa cho biết.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa đề nghị, cần có những giải pháp tức thì, có thể bằng Nghi quyết của Quốc hội hoặc là giải pháp khác để tuyển dụng ngay những giáo viên dưới chuẩn nhưng với một cam kết trong thời gian lộ trình từ nay đến năm 2030 phải bổ sung đầy đủ trình độ, đúng chuẩn.
Bộ Nội vụ yêu cầu TP.HCM giải trình kỹ lưỡng việc dôi dư hơn 5.700 biên chế "Không tỉnh nào có tình trạng thế này. Đây là phát sinh duy nhất trên toàn quốc, không giải quyết được, làm rõ thì rất căng", Bộ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá, đồng thời yêu cầu TP.HCM giải trình kỹ lưỡng về việc dôi dư biên chế. Tại buổi làm việc với Bộ Nội vụ chiều qua (23.6), Giám đốc Sở Nội...