Bộ trưởng NNPTNT Nguyễn Xuân Cường: Tập trung cho 3 trục sản phẩm
Kết thúc năm 2018, sản xuất nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tốc độ tăng trưởng đạt trên 3,6%, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông, lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp cần xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn để phát triển bền vững.
Nhân dịp này, PV Báo NTNN đã phỏng vấn Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường (ảnh).
Đứng thứ 15 thế giới về xuất khẩu nông sản
Xin Bộ trưởng cho biết khái quát về những kết quả đã đạt được trong năm 2018 vừa qua?
- Thực hiện Nghị quyết số 01 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, Bộ NNPTNT đã chủ động xây dựng phương án tăng trưởng ngành cho từng quý và cả năm theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng NTM, đồng thời đã xác định cụ thể các giải pháp thực hiện cho từng lĩnh vực và phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị để tập trung thực hiện.
Nhờ đó, toàn ngành đã đạt và vượt cả 5/5 mục tiêu kế hoạch đề ra; trong đó có một số chỉ tiêu hoàn thành xuất sắc như tăng trưởng ngành, kim ngạch xuất khẩu, xây dựng NTM và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành, chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện hơn.
Năm nay là lần đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt trên 40 tỷ USD trong khi bối cảnh kinh tế, thương mại thế giới nhất là cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung diễn biến rất phức tạp. Để đạt được kết quả trên, ngành nông nghiệp đã triển khai những giải pháp như thế nào, thưa Bộ trưởng?
Mô hình trồng rau công nghệ cao tại Hà Nội. Ảnh: KNHN
- Trong bối cảnh thị trường thế giới năm 2018 có nhiều biến động, tiêu biểu là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung; sự gia tăng bảo hộ thông qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước thị trường nông sản lớn của Việt Nam bao gồm Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn có sự vươn lên khá mạnh mẽ, ước tính cả năm sẽ đạt vượt mức kỷ lục 40 tỷ USD. Đây là con số kỷ lục của ngành nông nghiệp Việt Nam, khẳng định vị thế cường quốc về xuất khẩu nông sản trên thế giới (đứng thứ 15 và đã xuất sang thị trường hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới).
Video đang HOT
Có được điều này là do, thị phần xuất khẩu đều duy trì, củng cố và mở rộng, 5 thị trường XK các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chính của Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, ASEAN và Hàn Quốc tiếp tục có sự tăng trưởng. Các thị trường mới nổi, thị trường ngách (Trung Đông, châu Phi, Đông Âu) đều được lựa chọn phát triển bài bản. Mặt thứ hai là, giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đều tăng, điển hình như lúa gạo, rau, quả, thủy sản…
Tuy nhiên, thị trường nông sản thế giới năm qua ghi nhận sự sụt giảm mạnh về giá cả các mặt hàng cây công nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu khiến cho nguồn cung tăng nhanh, trong khi nhu cầu thế giới giảm hoặc tăng chậm.
Đạt mục tiêu số xã nông thôn mới trước 1 năm
Theo mục tiêu, đến năm 2020, cả nước phải có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn NTM. Bộ trưởng có thể cho biết, kế hoạch để đạt được mục tiêu trên?
- Sau hơn 8 năm thực hiện, tính đến tháng 12.2018, cả nước có 3.787 xã (42,4%) được công nhận đạt chuẩn NTM; bình quân cả nước đạt 14,33 tiêu chí/xã; cả nước chỉ còn 21 xã dưới 5 tiêu chí; 61 đơn vị cấp huyện thuộc 31 tỉnh, thành đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Đặc biệt, tỉnh Đồng Nai là địa phương đầu tiên của cả nước có 100% số xã đạt chuẩn NTM. Đây là những con số hết sức ấn tượng, là một thành quả to lớn, cho thấy xây dựng NTM là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, đã thực sự trở thành một phong trào cách mạng mạnh mẽ, được cả hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân ủng hộ.
Đưa kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 43 tỷ USD
Năm 2019 là năm cuối trong việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch dài hạn đến năm 2020. Bộ NNPTNT sẽ đặt ra những chỉ tiêu, kế hoạch gì và giải pháp để thực hiện, thưa Bộ trưởng?
- Từ các kết quả đã đạt được, trong năm 2019, ngành nông nghiệp đặt ra một số chỉ tiêu sau: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP ngành đạt 3,0%; kim ngạch xuất khẩu khoảng 43 tỷ USD; tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM đạt khoảng 50% và 70 huyện đạt tiêu chí NTM; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,85%.
Để đạt được các chỉ tiêu trên, toàn ngành sẽ tập trung vào các nhóm giải pháp, nhiệm vụ như sau:
Trước tiên, cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh
Tiến hành rà soát quy hoạch, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất theo lợi thế và nhu cầu thị trường để phân loại thành 3 trục sản phẩm: Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, tiến hành rà soát quy hoạch, chiến lược, kế hoạch và xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.
Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, các địa phương căn cứ lợi thế và nhu cầu thị trường, lựa chọn nhóm sản phẩm này để quy hoạch và đầu tư theo hướng như đối với sản phẩm quốc gia nhưng quy mô cấp địa phương; có chính sách và giải pháp mở rộng quy mô, sức cạnh tranh để bổ sung vào nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương, có quy mô nhỏ, gắn với chỉ dẫn địa lý cụ thể, sẽ được xây dựng và phát triển cùng với xây dựng NTM ở địa phương theo mô hình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).
Mặt khác, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình MTQG xây dựng NTM nhằm đạt mục tiêu cuối năm 2018 cả nước có 50% số xã và 70 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM.
Đồng thời, phát triển mạnh thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông sản: Tích cực đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu, giữ ổn định các thị trường truyền thống, tìm kiếm và mở rộng các thị trường tiềm năng; hạn chế thấp nhất sự phụ thuộc vào một số thị trường nhất định.
Cũng cần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế hợp tác để thu hút đầu tư xã hội vào tam nông.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Theo Danviet
Xuất khẩu nông sản 2018: Cao su, tiêu, điều"ôm" nỗi buồn riêng
Năm 2018 đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc trong xuất khẩu (XK) nông sản với kim ngạch dự báo sẽ đạt 40 tỷ USD. Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu tích cực của mặt hàng lúa gạo, rau quả..., vẫn còn nhiều mặt hàng phải ngậm ngùi với nỗi buồn riêng.
Lượng tăng, giá trị giảm
Báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho thấy, 10 tháng năm 2018, XK nông, lâm, thủy sản ước đạt 32,6 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, giá trị XK các mặt hàng nông sản chính ước đạt 16,4 tỷ USD (tăng 2,3%); thủy sản ước đạt 7,24 tỷ USD (tăng 6,2%) và chăn nuôi ước đạt 0,46 tỷ USD (tăng 9,5%)...
Diện tích hồ tiêu gấp 5 lần so với quy hoạch khiến giá xuất khẩu giảm đáng kể. Ảnh: T.L
Theo đánh giá, lúa gạo, rau quả... là những mặt hàng có sự tăng trưởng vượt bậc cả về sản lượng và kim ngạch XK. Thậm chí, rau quả còn đến được nhiều thị trường khó tính sau khi vượt qua những đợt kiểm tra nghiêm ngặt. Ở chiều ngược lại, hàng loạt mặt hàng cây công nghiệp như tiêu, điều, cao su... lại ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về kim ngạch XK dù sản lượng có tăng. Đây được cho là hệ quả tất yếu của một quá trình phát triển theo phong trào, không theo quy hoạch.
Đơn cử như mặt hàng hồ tiêu, thống kê mới nhất cho thấy, sản lượng XK 10 tháng năm 2018 ước đạt 207.000 tấn, kim ngạch 676 triệu USD, tăng 7,9% về khối lượng nhưng giảm tới 33,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Các thị trường chính của hạt tiêu Việt Nam trong 9 tháng đầu năm tiếp tục là Mỹ, Ấn Độ, Pakistan. Điều đáng lo ngại là giá XK tiêu bình quân 10 tháng chỉ đạt 3.266 USD/tấn, giảm tới 38,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Có vẻ như sau thời kỳ hoàng kim, hồ tiêu đã lâm vào "cơn bĩ cực" với những đợt giảm giá sâu chưa từng có. Đây là hệ quả tất yếu của sự phát triển quá "nóng" sau khi giá tiêu có thời điểm tăng "như lên đồng". Theo thống kê của Bộ NNPTNT, diện tích hồ tiêu đã vượt gấp 5 lần so với quy hoạch (mục tiêu đến năm 2020, diện tích hồ tiêu cả nước là 50.000ha, nhưng hiện đã đạt 152.000ha), khiến giá hồ tiêu đang ở đỉnh cao 200.000 đồng/kg, đột ngột giảm sâu chỉ còn 60.000 - 70.000 đồng/kg.
XK hạt điều cũng ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về giá trị. Theo đó, 10 tháng năm 2018, XK hạt điều ước đạt 301.000 tấn, kim ngạch 2,78 tỷ USD, tăng 3,39% về lượng nhưng giảm 3,47% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Mỹ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam. Giá XK bình quân hạt điều đạt khoảng 9.303 USD/tấn, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước.
Với hạt điều, khó khăn lại nằm ở khâu sản xuất và chế biến khi cho đến thời điểm này dù có nhiều tiềm năng nhưng chúng ta vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, phải phụ thuộc vào nhập khẩu; trong khi đó, nông dân không còn mặn mà với loại cây này do dịch bệnh tăng nhưng giá bán lại bấp bênh.
Cùng chung tình cảnh với hồ tiêu, hạt điều là mặt hàng cao su. Ước tính khối lượng XK cao su 10 tháng đạt 1,21 triệu tấn và 1,66 tỷ USD, tăng 13,4% về khối lượng nhưng giảm 7,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá cao su XK bình quân tháng 10 của Việt Nam ước đạt 1.293 USD/tấn, giảm tới 15,7% so với mức giá 1.535 USD/tấn của cùng kỳ năm 2017.
Hóa giải điểm yếu
Có thể nhận thấy, một trong những điểm yếu cố hữu của nông sản Việt Nam là sản xuất nhỏ lẻ nhưng lại theo phong trào, thiếu sự liên kết. Ông Ngô Văn Tiên ở xã Nam Giang, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai (chủ trang trại trồng hồ tiêu, cà phê, mỗi năm thu lãi 5 tỷ đồng/năm sau khi trừ chi phí) cho hay: Thực tế, việc tiêu thụ nông sản có khá nhiều bấp bênh, thường bị thương lái ép giá. Nông sản làm ra có chất lượng cao nhưng giá bán không được như mong muốn.
Xung quanh câu chuyện XK nông sản, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho hay: Năm nay, toàn ngành có thể đạt mục tiêu tăng trưởng và XK cao. Tuy nhiên, kết quả không được trọn vẹn, vì riêng khu vực cây công nghiệp năm nay giá thấp, thậm chí có một vài sản phẩm rất thấp, không phải chỉ có cao su, tiêu, điều mà kể cả mía.
Theo Bộ trưởng Cường, trên thực tế, Bộ NNPTNT đã nhìn thấy từng cây, từng đối tượng, ngành hàng có những điểm yếu gì để trong chương trình tái cơ cấu từng bước khắc phục. Điển hình như với riêng cây điều, điểm yếu có thể kể đến là Việt Nam phải nhập khẩu tới 70% nguyên liệu cho chế biến; năng suất cây điều Việt Nam mặc dù so với thế giới cao gấp đôi, nhưng so với cây trồng khác và so với yêu cầu người nông dân thì còn phải nâng lên nữa; cần tận dụng hơn nữa các phế liệu khác từ quả cây điều...
Theo Danviet
Nhìn lại nông nghiệp năm 2018: Những con số kỷ lục Dù gặp không ít khó khăn và rào cản, năm 2018 vẫn được đánh giá là năm thắng lợi rực rỡ của xuất khẩu nông, lâm, thủy sản nói chung khi giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đều tăng; thị phần xuất khẩu được duy trì, củng cố, mở rộng. Khó khăn chất chồng Theo Bộ NNPTNT, bối cảnh năm...