Bộ trưởng Nhạ: Không làm ồ ạt trong xét công nhận đạt chuẩn chức danh GS, PGS năm 2019
Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Chủ tịch Hội đồng GS nhà nước nhiệm kỳ 2018-2023 tại phiên họp thứ nhất Hội đồng giáo sư nhà nước vừa qua.
Không để “sạn”
Theo thông tin từ Hội đồng giáo sư nhà nước, năm 2019, tổng số thành viên các Hội đồng GS ngành/liên ngành là 276 người; trong đó có 162 thành viên đã tham gia từ nhiệm kỳ 2014-2019; số thành viên mới là 114 người. Số thành viên có chức danh GS là 256 chiếm tỷ lệ 92,75%, số thành viên có chức danh phó GS (PGS) là 20, chiếm 7,25%.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Chủ tịch Hội đồng GS nhà nước chủ trì phiên họp đầu tiên của Hội đồng GS nhà nước nhiệm kỳ 2018-2023
Triển khai kế hoạch xét công nhận đạt chuẩn chức danh GS, PGS năm 2019, Văn phòng Hội đồng GS nhà nước đã ra thông báo về lịch xét, hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học thành lập Hội đồng GS cơ sở, tổ chức tập huấn cho ứng viên, ủy viên Hội đồng GS cơ sở về công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2019 theo Quyết định 37 của Thủ tướng Chính phủ.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Chủ tịch Hội đồng GS nhà nước nhiệm kỳ 2018-2023 nhấn mạnh tới tính nghiêm minh, công tâm, công bằng và khách quan trong quá trình xét công nhận đạt chuẩn chức danh GS, PGS năm 2019, trong đó lưu ý, chú trọng việc thẩm tra thâm niên đào tạo, công nhận giờ giảng, bằng cấp và đánh giá về tiêu chuẩn, đạo đức nhà giáo.
“Việc xét chọn hồ sơ ứng viên phải được làm chặt chẽ ở từng cấp Hội đồng, tránh làm ồ ạt, qua loa, đặc biệt không để xảy ra tình trạng chồng chéo nhiệm vụ giữa các cấp Hội đồng gây khó khăn cho ứng viên và không đảm bảo chất lượng các hồ sơ ứng viên. Hội đồng cơ sở phải tập trung làm tốt nhiệm vụ “sàng”, tức là thẩm định kỹ các điều kiện, tiêu chuẩn đảm bảo yêu cầu theo QĐ 37 của TTg Chính phủ.
Hội đồng ngành/liên ngành phải làm tốt nhiệm vụ “lọc”, tức là thẩm định đúng chuyên môn, năng lực ngoại ngữ, tiếng Anh của các ứng viên.
Hội đồng cấp nhà nước phải thực hiện tốt nhiệm vụ “thẩm tra” các hồ sơ ứng viên trước khi biểu quyết. Chất lượng ở vòng Hội đồng cơ sở tốt sẽ là đầu vào vô cùng quan trọng cho các vòng Hội đồng tiếp theo, vì thế ngay từ vòng hội đồng cơ sở phải làm thật tốt, để không có “sạn”. Qui trình này thực hiện nghiêm túc, công tâm, khách quan sẽ tạo được sự yên tâm cho các ứng viên, cộng đồng khoa học và niềm tiên của xã hội về Hội đồng” – Bộ trưởng nói.
Video đang HOT
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
Siết chặt tiêu chuẩn ngoại ngữ
Với các Hội đồng GS ngành/liên ngành, Bộ trưởng đặc biệt lưu ý các ủy viên hội đồng ngành/liên ngành cần công tâm, khách quan trong đánh giá chuyên môn, năng lực ngoại ngữ, tiếng Anh và bỏ phiếu đánh giá các ứng viên.
Tránh tình trạng ứng viên vượt xa yêu cầu các tiêu chuẩn theo qui định, được Hội đồng nhận xét đánh giá tốt mà lại bị bỏ phiếu thấp, gây bức xúc. Nếu xảy ra trường hợp này, Chủ tịch hội đồng ngành/liên ngành phải có lý giải cụ thể với ứng viên để làm rõ lý do và báo cáo với Thường trực Hội đồng GS nhà nước.
Bộ trưởng cũng lưu ý trách nhiệm các hội đồng ngành/liên ngành trong việc đánh giá năng lực ngoại ngữ, đặc biệt là giao tiếp chuyên môn bằng tiếng Anh. “Nếu ứng viên ngoại ngữ không tốt, năng lực tiếng Anh chưa đạt yêu cầu mà vẫn qua được là trách nhiệm của Hội đồng GS ngành/liên ngành” – Bộ trưởng nói rõ.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh “Hội đồng có trách nhiệm rất lớn, không đơn thuần chỉ làm nhiệm vụ xét tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, mà còn tư vấn cho Bộ trưởng trong phát triển đội ngũ nhà giáo tinh hoa, là một “túi khôn” của ngành giáo dục và đào tạo và là nguồn tài nguyên trí tuệ quý của đất nước”.
Bộ trưởng mong muốn, ủy viên hội đồng GS các cấp sẽ tập trung trí tuệ, tham mưu cho Bộ GD&ĐT, các Bộ, ngành liên quan và Chính phủ để có những quyết sách phù hợp, đưa nền giáo dục Việt Nam phát triển và hội nhập với nền giáo dục của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Tại phiên họp đầu tiên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Chủ tịch Hội đồng GS nhà nước đã gặp gỡ, tri ân các ủy viên các hội đồng GS ngành/liên ngành nhiệm kỳ trước (2014-2019).
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Lý lịch khoa học của Hội đồng giáo sư nhà nước được công khai
Thành viên Hội đồng giáo sư là giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở thực hành của nhóm ngành sức khỏe.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Thông tư 04 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng giáo sư nhà nước, các Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng giáo sư cơ sở. Văn bản này thay thế cho Thông tư 25 năm 2013 và Thông tư 05 năm 2014.
Theo đó, thành viên Hội đồng giáo sư là giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục đại học nhóm ngành sức khỏe của Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định tại điều 17 Quyết định 37 năm 2018.
Thành viên của Hội đồng giáo sư không còn đủ tiêu chuẩn quy định trên hoặc bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên thì cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng giáo sư quyết định miễn nhiệm, bổ nhiệm người thay thế.
Các giáo sư Đại học Nông Lâm TP HCM trong một lễ tốt nghiệp. Ảnh: Mạnh Tùng.
Hội đồng giáo sư nhà nước thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điều 14 Quyết định số 37, thông qua kế hoạch xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư hàng năm do văn phòng Hội đồng giáo sư nhà nước đề xuất.
Hội đồng giáo sư nhà nước gồm thường trực hội đồng và các ủy viên. Thường trực hội đồng gồm chủ tịch, phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký và các phó chủ tịch khác do Thủ tướng bổ nhiệm. Số lượng ủy viên đảm bảo theo số lượng Hội đồng giáo sư ngành cho Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo - Chủ tịch Hội đồng giáo sư nhà nước bổ nhiệm.
Trình thực bổ nhiệm ủy viên Hội đồng giáo sư nhà nước như sau: Đầu tiên Hội đồng giáo sư ngành ở nhiệm kỳ trước giới thiệu ứng viên ủy viên và tóm tắt lý lịch khoa học. Số lượng ứng viên giới thiệu tối đa bằng số lượng thành viên của Hội đồng giáo sư ngành của nhiệm kỳ trước.
Cơ sở giáo dục đại học giới thiệu ứng viên và tóm tắt lý lịch khoa học. Mỗi ngành giới thiệu tối đa ba ứng viên. Nhà giáo, nhà khoa học và nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục đại học được giới thiệu ứng viên thông qua hình thức trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Hội đồng.
Văn phòng Hội đồng tổng hợp danh sách ứng viên được giới thiệu từ các nguồn nên trên, trình thường trực Hội đồng thống nhất danh sách. Căn cứ ý kiến thống nhất của thường trực hội đồng, văn phòng Hội đồng thống nhất với Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.
Danh sách thành viên Hội đồng và bản tóm tắt lý lịch khoa học của các thành viên được công khai trên trang thông tin điện tử của Hội đồng giáo sư nhà nước .
Với Hội đồng giáo sư ngành, cơ cấu từ bảy đến 15 người, gồm chủ tịch, một phó chủ tịch, thư ký và các ủy viên do Chủ tịch Hội đồng giáo sư nhà nước quyết định thành lập và bổ nhiệm căn cứ theo yêu cầu.
Chủ tịch Hội đồng giáo sư ngành là ủy viên Hội đồng giáo sư nhà nước. Số lượng thành viên cùng một cơ sở giáo dục đại học tham gia trong một Hội đồng giáo sư ngành không quá ba. Ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư thì trong năm đó không tham gia Hội đồng giáo sư ngành.
Cũng theo quy chế này, cơ sở giáo dục đại học có ứng viên là giảng viên cơ hữu đăng ký xét công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư, có nhu cầu thành lập Hội đồng giáo sư cơ sở.
Cơ sở giáo dục đại học đã hoàn thành ít nhất ba khóa đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Năm trước liền kề với năm thành lập Hội đồng, cơ sở giáo dục đại học không vi phạm các quy định về hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, cơ sở giáo dục đại học phải có tối thiểu chín giảng viên cơ hữu có chức danh giáo sư, phó giáo sư. Để đủ số lượng thành viên theo quy định, người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có thể mời giáo sư, phó giáo sư trong và ngoài nước tham gia giảng dạy tại cơ sở giáo dục đại học tham gia, nhưng số lượng không quá một phần ba.
Ngày 31/8, Thủ tướng ban hành Quyết định 37 quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Mạnh Tùng
Theo VNE
Sẽ siết chặt hơn việc xét công nhận giáo sư Bộ GD-ĐT vừa công bố Dự thảo thông tư Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở. Thông tư mới được xây dựng sẽ thay thế Thông tư 25/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng GD-ĐT ban hành Quy chế tổ chức và...