Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Đào tạo ra con người tốt trước rồi mới tới chuyên môn
Học viện Hàng không Việt Nam cần phải đào tạo làm sao để các sinh viên tốt nghiệp ra trước hết là những con người tốt trước rồi mới tới vấn đề chuyên môn.
Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhấn mạnh điều này khi dành những lời dặn dò với lãnh đạo, tập thể Học viện Hàng không Việt Nam nhân lễ kỷ niệm 40 năm thành lập (1979 – 2019) diễn ra tối qua (22/3).
Ông Nguyễn Văn Thể – Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải dành những dặn dò cho Học viện Hàng không Việt Nam nhân lễ kỷ niệm 40 năm thành lập.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lưu ý: “Cần phải nâng cao chất lượng đào tạo, cần phải có đánh giá để thấy rằng tất cả sinh viên tốt nghiệp từ học viện này ra có đáp ứng yêu cầu thực tiễn hay không? Lắng nghe các ý kiến từ các doanh nghiệp, đơn vị, cảng hàng không xem trình độ năng lực thực tiễn của các cựu sinh viên như thế nào? Có phải đào tạo lại hay không?”. Ông Thể lưu ý, phải đào tạo sinh viên gắn với thực tiễn để học xong là có việc làm ngay đồng thời tạo được thương hiệu đào tạo của chính học viện.
Đặc biệt, Bộ trưởng Thể cho rằng hiện nay xã hội đang quan tâm nhiều đến vấn đề đạo đức con người. Do đó, bắt buộc các cơ sở đào tạo nếu đã dạy tốt về trình độ năng lực nhưng đạo đức cũng cần đạo tạo tốt hơn. “Với thực trạng xã hội ngày nay xuống cấp về đạo đức xã hội, về tinh thần trách nhiệm… thì Học viện cần phải đào tạo làm sao để các sinh viên tốt nghiệp ra trước hết là những con người tốt trước rồi mới tới vấn đề chuyên môn. Được như thế thì xã hội chúng ta ngày càng có nhiều người tốt, giúp xã hội phát triển bền vững”, ông Thể nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Thể cho rằng hiện đội ngũ lãnh đạo của Học viện hàng không Việt Nam vẫn còn đang hụt hẫng, do đó ông đề nghị cần quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng để tạo nền tảng cho thế hệ lãnh đạo quản lý mới cho Học viện.
Được biết, Học viện Hàng không Việt Nam tiền thân là Trường Sĩ quan và Trung cấp nghiệp vụ Hàng không thuộc Tổng cục Hàng không Dân dụng Việt Nam được thành lập ngày 24/3/1979; đến ngày 17/7/2006 được nâng cấp trở thành Học viện Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải với các chuyên ngành được đào tạo Cao học: Quản trị Kinh doanh; Đại học: Quản trị kinh doanh hàng không; Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thong; Quản lý hoạt động bay; Kỹ thuật Hàng không và các chương trình đào tạo Cao đẳng, Nghề chuyên ngành: Kiểm soát viên không lưu; An ninh Hàng không; Dịch vụ thương mại; Đặt chỗ – bán vé máy bay; Thợ kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, Tiếp viên hàng không…
Buổi lễ kỷ niệm là dịp nhìn lại chặng đường 40 năm hình thành và phát triển của Học viện này.
Video đang HOT
Trong những năm vừa qua, Học viện đã đào tạo và cung cấp cho ngành Hàng không Việt Nam hàng ngàn học viên, học sinh, sinh viên có trình độ chuyên ngành cao, rất nhiều người trong số đó đã trở thành lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan, doanh nghiệp trong ngành Hàng không và có đóng góp tích cực cho xã hội.
Lê Phương
Theo Dân trí
ĐH Ngoại ngữ Tin học TPHCM: Cựu sinh viên lo lắng giá trị bằng tốt nghiệp do nguyên hiệu trưởng ký
Sau khi Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT có văn bản không công nhận bằng cấp của ông Trần Quang Nam, nguyên hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TPHCM (HUFLIT), nhiều cựu sinh viên của trường hoang mang về giá trị tấm bằng cử nhân do ông Nam đã ký và cấp có còn giá trị?
Người học lo lắng giá trị bằng tốt nghiệp được nguyên hiệu trưởng ký
Mới đây, Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, đã có công văn gửi Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM để thông tin việc công nhận văn bằng tiến sĩ của ông Trần Quang Nam. Đơn vị này cho biết qua kiểm tra, bằng cấp của ông Nam chưa đủ điều kiện để được công nhận theo luật định.
Lễ tốt nghiệp của Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TPHCM năm trước
Văn bản cũng cho biết, theo thông tin Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an cung cấp, ông Nam chỉ sang Thụy Sĩ 2,5 tháng trong chương trình đào tạo tiến sĩ 3 năm của Trường Kinh doanh Lausanne.
Trong khi đó, đối với văn bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của ông Trần Quang Nam, Cục Quản lý chất lượng cũng cho biết ông Nam học theo chương trình hợp tác đào tạo từ xa giữa Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và Southern California University for Professional Studies (Mỹ) khóa 2000 - 2002. Văn bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh do Southern California University for Professional Studies cấp cho ông Nam trong thời gian trường chưa được kiểm định nên văn bằng chưa đủ cơ sở để công nhận.
Trước những thông tin này, nhiều cựu sinh viên của trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TPHCM bày tỏ lo lắng.
Đ.T.T, cựu sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, băn khoăn bằng tốt nghiệp của mình do ông Trần Quang Nam ký vào vào năm 2017 có bị ảnh hưởng không. "
Trần K., một cựu sinh viên khác cũng thắc mắc bằng tốt nghiệp của mình và các bạn cùng khóa có được cấp lại không. "Nếu chỗ làm phát hiện bằng tốt nghiệp của mình do người chưa đủ chuẩn bằng cấp ký thì không biết phải nói làm sao? Chỉ mong nhà trường có hướng giải quyết", K. chia sẻ.
Được biết, trong khoảng 2 năm đương chức hiệu trưởng, ông Nam đã ký tên lên hàng ngàn bằng cấp tốt nghiệp của sinh viên. Mới đây nhất, các sinh viên tốt nghiệp đợt 1 năm 2018 cũng do ông ký bằng. Trong khi đó, các sinh viên tốt nghiệp đợt 2 năm 2018 vẫn đang chờ đến tháng 1/2019.
Nhà trường cũng lúng túng
Trước những lo lắng của cựu sinh viên, trao đổi với Dân trí, ông Nguyễn Hồng Tuyên, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TPHCM cho biết hiện trường chưa thể trả lời được. "Chúng tôi đã hỏi chờ ý kiến của Bộ GD-ĐT và UBND TPHCM về vấn đề này", ông Tuyên nói.
Bên cạnh đó, hiện tại hàng trăm sinh viên của trường này tốt nghiệp đợt 2 năm 2018 nhưng vẫn chưa được cấp bằng, nguyên do được cho là xuất phát từ vụ lùm xùm bằng cấp của ông Trần Quang Nam khi còn đường nhiệm. Theo ông Tuyên, trường hiện đã đề xuất TS Trần Thanh Nhàn, phó hiệu trưởng là người ký bằng cho sinh viên nhưng đang trong giai đoạn chờ UBND TPHCM phê duyệt.
"Chúng tôi biết sinh viên "sốt ruột" chứ vì cả quá trình học tập chỉ chờ nhận bằng tốt nghiệp nên đã tích cực làm việc với UBND TPHCM để có hướng giải quyết sớm nhất", ông Tuyên chia sẻ.
Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TPHCM
Cũng liên quan vụ việc này, trước đó hàng trăm sinh viên trong diện nhận bằng của trường này hết sức bức xúc vì lễ tốt nghiệp, trao bằng quá chậm trễ. Cụ thể, sinh viên cho biết mình tốt nghiệp từ tháng 7/2018 nhưng chờ đợi mãi vẫn không được nhận bằng. Nếu tính đến thời điểm trường dự kiến làm lễ tốt nghiệp là ngày 17 - 18/1/2019, các sinh viên này phải chờ đến 6 tháng.
Lãnh đạo Trường ĐH HUFLIT đã có thông báo tổ chức lễ tốt nghiệp đến tất cả sinh viên được xét công nhận tốt nghiệp đợt 2 năm 2018. Thông báo này dành cho sinh viên của 4 khoa trong trường. Thời gian dự kiến diễn ra lễ tốt nghiệp là ngày 17 - 18/1/2019. Tuy nhiên, thông báo này cũng kèm theo nội dung "Nhà trường sẽ có thông báo chính thức sau khi có quyết định của UBND TPHCM".
Vào đầu tháng 11/2018 ông Huỳnh Thế Cuộc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TPHCM đã ký nghị quyết miễn nhiệm hiệu trưởng nhiệm kỳ năm 2015-2020 đối với ông Trần Quang Nam. Việc này được đưa ra vì cán bộ, giảng viên, chuyên viên và sinh viên của trường ĐH này đặt nghi ngờ về bằng cấp của ông Trần Quang Nam đồng thời đề nghị ông phải nhanh chóng minh bạch mọi thông tin liên quan các bằng cấp của mình.
Phía ngược lại, sau khi bị HĐQT miễn nhiệm chức vụ hiệu trưởng, ngày 7/11, ông Trần Quang Nam cũng có đơn khiếu nại gửi đến UBND TPHCM. Trong đó, có nội dung ông Nam cho biết mình không đề nghị bổ nhiệm hai phó hiệu trưởng tại trường hiện nay, trong khi theo quy định phó hiệu trưởng phải do hiệu trưởng đề nghị; HĐQT hiện nay có 8 người, không đảm bảo quy định phải có số lượng thành viên là số lẻ (ít nhất 7 thành viên); phó Chủ tịch HĐQT nhiều lần chiếm dụng con dấu cản trở hoạt động điều hành của hiệu trưởng...
Lê Phương
Theo Dân trí
Cựu sinh viên - 'Sứ giả' kết nối quá khứ với tương lai Chia sẻ tại buổi gặp gỡ cựu sinh viên trường Đại học KHXH&NV ĐHQG Hà Nội, GS.TS Phạm Quang Minh cho rằng, các cựu sinh viên chính là những sứ giả đem tri thức học ở nhà trường phục vụ xã hội, kết nối nhà trường với xã hội, kết nối quá khứ với tương lai. Hôm nay (16/3), trường Đại học Khoa...