Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “Mỗi người cần phải biết ba ngôn ngữ”
“Mỗi người cần phải biết ba ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ để giữ gìn văn hoá truyền thống; tiếng Anh để hội nhập quốc tế và ngôn ngữ máy lập trình coding để giao tiếp người với máy”.
Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành giáo dục năm 2020 vào sáng ngày 31/10.
Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, thế giới ngày nay, mỗi người cần phải biết ba ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ để giữ gìn văn hoá truyền thống, giữ cái gốc cái nền của nhà mình; tiếng Anh để hội nhập quốc tế và ngôn ngữ máy lập trình coding để giao tiếp người với máy.
Bộ trưởng Hùng đề xuất, Bộ GD&ĐT cân nhắc nên đưa ba cả môn này thành ba môn học bắt buộc ở cấp phổ thông.
Ngành giáo dục phải đi đầu về chuyển đổi số
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, giai đoạn Covid – 19 vừa qua, có tới gần 80% học sinh, sinh viên học trực tuyến, tỷ lệ này cao hơn mức trung bình của các nước OECD là 67,15%, trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này tạo niềm tin nếu chúng ta quyết tâm, Việt Nam có thể làm những điều đặc biệt.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia mà thủ tướng Chính phủ đã ký năm nay, coi chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục là ưu tiên số 1. Bởi vậy, ngành giáo dục phải đi đầu về chuyển đổi số.
Bộ trưởng Hùng cam kết, Bộ Thông tin truyền thông (TTTT) cũng như toàn ngành TTTT cam kết đồng hành với Bộ GD&ĐT, bởi vì chuyển đổi số đầu tiên nên nhắm vào giới trẻ, để từ đó thúc đẩy toàn xã hội.
Thời gian tới, hai Bộ sẽ có buổi làm việc chuyên đề về chuyển đổi số ngành GD&ĐT, tận dụng cơ hội của thách thức Covid -19 để đẩy nhanh chuyển đổi số, và coi đây như Covid – 19 trăm năm.
Cần thay đổi cách tiếp cận trong chuyển đổi số
Video đang HOT
Bộ trưởng Hùng chia sẻ, chuyển đổi số ngành giáo dục chủ yếu là thay đổi mô hình, thay đổi cách tiếp cận. Ví dụ, trước đây học chữ là chính, nay sinh viên cần làm nhiều hơn, thông qua làm để học. Bởi vậy cơ sở đại học cần nhiều phòng lab hơn. Đại học nên làm việc với doanh nghiệp để đưa phòng lab vào đại học.
Trước đây giáo viên dạy là chính, để có nhiều giáo viên dạy giỏi là không dễ, các tỉnh vùng sâu vùng xa càng khó có nhiều giáo viên dạy giỏi. Nay giáo viên sẽ là người hướng dẫn nhiều hơn, giáo viên giỏi nhất sẽ làm bài giảng trực tuyến, và phổ cập đến tất cả các trường. Các giáo viên còn lại sẽ là người hướng dẫn công việc dạy học, vì thế sẽ thuận lợi hơn.
Đối với đại học có thể cho phép sinh viên học ở bất đâu, cách nào cũng được. Nhưng nếu thi đạt ở một tổ chức uy tín do Bộ GDĐT quyết định thì coi như hoàn thành môn học đó. Chúng ta cần quản lý tốt đầu ra.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, học là học cả đời. Công nghệ, cuộc sống thay đổi nhanh, bắt buộc phải học cả đời, cũng như đào tạo lại, đào tạo nâng cao sẽ là nhu cầu thường xuyên. Bởi vậy, có lẽ chúng ta cũng nên cân nhắc rút ngắn thời gian học chính thức.
“Việt Nam có lợi thế là có nhiều doanh nghiệp công nghệ số mạnh, có thể phát triển các nền tảng số cho Bộ GD&ĐT. Bộ GD&ĐT hãy đặt ra các bài toán, Bộ TTTT sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp trong ngành thực hiện” – Bộ trưởng Hùng bày tỏ.
Bộ trưởng Hùng đề xuất, Bộ GD&ĐT cân nhắc thay đổi một số quy định, để chính thức hoá tỷ lệ học trực tuyến, thí dụ 15-30% ngay cả khi không còn Covid – 19. Bởi, học trực tuyến sẽ thúc đẩy nhanh chóng kỹ năng số của cả giáo viên, học sinh, cũng như thu hẹp khoảng cách chuyển đổi số GD&ĐT giữa thành phố với vùng sâu vùng xa.
“Chuyển đổi số GD&ĐT chủ yếu là thay đổi thể chế. Một cuộc cách mạng về thể chế, về mô hình đào tạo, về cách tiếp cận GD&ĐT và về cách làm GD&ĐT. Cuộc cách mạng về mô hình này được thúc đẩy bởi công nghệ số. Doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng giải quyết các bài toán mà bộ GD&ĐT đặt ra” – Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Ép tiến độ học Tiếng Việt 1, trẻ dễ quên kiến thức
TS Vũ Thu Hương cho rằng dạy Tiếng Việt cho trẻ lớp 1 không dễ và cần có biện pháp, tránh gây quá tải cho học sinh.
Từ khi chúng ta có giáo dục phổ thông, việc học đánh vần thường gói gọn trong lớp 1. Nghĩa là hết lớp 1, các con phải biết đọc thông viết thạo.
Dù chúng ta dạy theo phương án nào, hết lớp 1, phần lớn học sinh thuộc hết các mặt chữ cái, nhớ nguyên tắc đánh vần.
Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ nhưng quy tắc đánh vần, đọc không hề đơn giản. Tình trạng người lớn viết sai chính tả còn phổ biến cho thấy nguyên tắc học vần khó và không dễ nhớ. Vì thế, suy nghĩ học tiếng mẹ đẻ, trẻ đã biết nói nên có thể đẩy nhanh tiến độ học nhận biết, viết chữ là không ổn.
Việc dạy học vần và chính tả cho học sinh lớp 1 không phù hợp dẫn đến tình trạng sai chính tả phổ biến. Nếu đẩy nhanh tiến độ học nhận biết và viết chữ, học sinh sẽ học trước quên sau, ghi nhớ quy tắc lơ mơ, dễ sai chính tả.
Đây là năm đầu tiên áp dụng chương trình mới với 5 bộ sách giáo khoa, cách tiếp cận và phương án dạy học khác nhau.
Sau gần một tháng, nhiều phụ huynh lo lắng, căng thẳng. Nguyên nhân lớn nhất nằm ở môn Tiếng Việt với các bộ sách cùng kiểu dạy khác nhau của giáo viên.
Với một số sách, học sinh phải học đến 4 vần trong một buổi. Ảnh: N.T.
Vấn đề ở cách dạy của giáo viên
2020 là năm đầu tiên việc tổ chức dạy học trong lớp được giao toàn quyền cho giáo viên. Nếu trước nay, theo chương trình cũ, các bài học giống hệt nhau trên toàn quốc và được bố trí theo từng tuần thì năm nay, chương trình mới, tốc độ, phương pháp học, cách thức tiếp cận bài học đều do giáo viên tự thu xếp và quyết định.
Giáo viên dạy từ từ sẽ dành tuần đầu tiên để giúp học sinh tập viết các nét cơ bản, ôn lại bảng chữ cái và chấn chỉnh tư thế. Sau đó, họ dạy một tuần 2 vần. Thậm chí, thấy học sinh của mình kém, giáo viên chấp nhận dạy chậm hẳn lại để các con theo kịp.
Việc dạy học vần và chính tả cho học sinh lớp 1 không phù hợp dẫn đến tình trạng sai chính tả phổ biến. Nếu đẩy nhanh tiến độ học nhận biết và viết chữ, học sinh sẽ học trước quên sau, ghi nhớ quy tắc lơ mơ, dễ sai chính tả.
TS Vũ Thu Hương
Giáo viên khác lại dạy tất cả vần rồi mới cho học sinh ghép lại. Điều này đôi khi gây khó khăn cho trẻ khi các con chưa thực sự nhớ hết ngay được.
Nhiều giáo viên hiểu về các bộ sách theo cách máy móc. Họ dạy mỗi ngày 1-2 trang theo quy tắc của sách giáo khoa và chương trình cũ. Khi áp dụng vào sách mới, tốc độ trở nên quá tải.
Không ít thầy, cô dạy học sinh ghép vần luôn và yêu cầu trẻ đọc trơn, viết trơn luôn. Điều này khiến phụ huynh lo lắng, sợ con không theo kịp nên bố trí kèm con quá nhiều vào buổi tối, dẫn đến trẻ quá tải trong học tập.
Một số giáo viên còn gây sức ép cho phụ huynh bằng cách phê phán chương trình năm nay nặng, học vất vả, nếu không kèm con, con sẽ không theo kịp.
Về nhà, trẻ vẫn phải học nhiều. Ảnh: Linh Giang.
Trẻ phải học quá nhiều
Về phía phụ huynh, với quan niệm thương con quá đà, bảo bọc con trọn gói, nhiều người thường tự cảm thấy bài học khó, con mệt mỏi trong khi trẻ có thể tiếp thu.
Các phụ huynh có tâm lý đòi hỏi con phải viết đẹp, không bị cô giáo phê bình, đọc tốt, ghi nhớ chính xác, không được quên.
Với tâm lý này, áp lực họ dành cho con quá nặng nề. Nhiều bà mẹ chụp ảnh vở con để khoe trên các nhóm chat, mạng xã hội để nghe các mẹ khác phê phán hoặc khen con. Điều này đã gây ra áp lực tâm lý nặng nề cho chính bố mẹ và từ đó gián tiếp gây ra áp lực với các con.
Từ chính các lý do này, các phụ huynh đón con về kèm cặp, rèn con rất nhiều. Trong khi đó, trẻ mới vào học, chưa có nhiều kỹ năng, chưa quen cường độ học tập quá nặng ở trường đã phải nhồi nhét chữ vào các buổi tối.
Một số gia đình thậm chí dạy con đến tận 23h. Điều đó gây tâm lý chán nản, ghét học, phá phách, gây chuyện.
Nhiều trẻ đến lớp quậy phá, không nghe lời cô giáo, không nghe giảng, thiếu tập trung. Không những vậy, một số cháu bị kết tội oan là mắc chứng tăng động giảm chú ý trong khi thực chất con hoàn toàn khỏe mạnh.
Rõ ràng, các vấn đề này cần phải được giải quyết dứt điểm. Với bộ sách có tốc độ học tập quá nặng, giáo viên nên được tập huấn kỹ hoặc có điều chỉnh kịp thời.
Cán bộ quản lý giáo dục cần kiểm tra, giám sát việc áp dụng chương trình, tránh tình trạng tăng tải học tập cho học sinh.
Phụ huynh cũng rất cần đến chương trình tập huấn để nắm cách giúp đỡ, giáo dục đạo đức cho con, giảm tải áp lực của chính họ và trẻ trong việc học tập.
Tóm lại, một chương trình cụ thể để giải quyết vấn đề tăng áp lực học tập của học sinh lớp 1 là điều bắt buộc chúng ta phải làm trong thời gian tới.
Trường Sĩ quan Thông tin tổ chức Hội thi Olympic Tin học năm 2020 Sáng 26-9, Trường Sĩ quan Thông tin tổ chức khai mạc Hội thi Olympic Tin học năm 2020. Tham dự hội thi có 66 học viên, sinh viên đại diện cho các khoa, đơn vị trong toàn trường. Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Như Thắng - Phó Hiệu trưởng đào tạo Trường Sĩ quan Thông tin phát biểu khai mạc hội thi. Các...