Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Khi triển khai diện rộng 5G, chúng ta sẽ có thiết bị 5G của Việt Nam
“Có một tin rất vui, là khi triển khai diện rộng 5G, chúng ta sẽ có thiết bị 5G của Việt Nam. Chắc chắn rằng, chất lượng tốt, giá rẻ hơn và tiết kiệm chi phí cho các nhà mạng” -
Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng giải đáp thắc mắc của đại biểu quốc hội tại phiên trả lời chất vấn sáng ngày 6/11.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (tỉnh An Giang) đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Thông tin Truyền thông: “Việc triển khai công nghệ 5G tại Việt Nam có bị chậm so với các nước không và hiệu quả đầu tư?”.
Giải đáp thắc mắc của đại biểu, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Việt Nam làm 5G không chậm. Năm 2019, chúng ta đã thử nghiệm công nghệ kỹ thuật. Năm 2020, khi liên minh viễn thông thế giới công bố chuẩn, chúng ta đã cho tiến hành thử nghiệm thương mại, bắt đầu kinh doanh có thu phí và năm 2021 sẽ triển khai trên diện rộng.
Video đang HOT
Nhìn lại lịch sử quá khứ của Việt Nam, 2G chúng ta đi cùng nhịp với thế giới, chúng ta triển khai năm 1992, chuẩn ra đời năm 1990 và chúng ta lọt vào top cao thế giới. Nhưng đến 3G, 4G thì chúng ta chậm chân hơn 7-8 năm, xếp hạng 108 vào năm 2017, năm nay lên hạng 77.
Về ý hỏi liệu chúng ta triển khai 5G sớm có tốn kém, Bộ trưởng cho biết, Việt Nam triển khai 5G theo pha. Pha 1 sẽ làm ở các thành phố lớn, trung tâm đông người để hỗ trợ chỗ 4G đang nghẽn, đồng thời triển khai ở các khu công nghiệp, khu nghiên cứu, trường đại học để phục vụ cho công nghệ mới, chi phí không lớn. Chúng ta cũng triển khai 5G dựa trên hạ tầng vốn có của 4G. Nhà trạm, cột ăng ten, truyền dẫn… 70% là dùng lại được và với tinh thần dùng chung cơ sở hạ tầng.
Hiện nay, Bộ Thông tin Truyền thông đã đề nghị các doanh nghiệp xây dựng phương án để trong năm nay sẽ ra được quy định về dùng chung cơ sở hạ tầng 5G, kể cả dùng chung thiết bị.
“Chúng ta làm 5G thì đồng thời sẽ tắt sóng 2G, 3G để giảm chi phí khai thác cho các nhà mạng. Có một tin rất vui, là khi triển khai diện rộng 5G, chúng ta sẽ có thiết bị 5G của Việt Nam. Chắc chắn rằng, chất lượng tốt, giá rẻ hơn và tiết kiệm chi phí cho các nhà mạng” – Bộ trưởng kết luận.
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng toàn dân
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định chuyển đổi số có thể giúp thay đổi thứ hạng của Việt Nam.
"Giải pháp để đẩy nhanh chuyển đổi số là phát triển các nền tảng, nhất là các nền tảng Việt Nam. Nếu coi dữ liệu là tài nguyên, tài nguyên này phải được lưu trữ tại Việt Nam bởi các nền tảng Việt Nam", Bộ trưởng chia sẻ trong lễ phát động cuộc thi kiếm giải pháp cho chuyển đổi số quốc gia Viet Solutions 2020 chiều 8/7 tại Hà Nội. "Chuyển đổi số là một cuộc cách mạng toàn dân. Các sản phẩm, giải pháp sẽ được tìm ra, nuôi dưỡng, thúc đẩy đi xa và được áp dụng rộng rãi".
Theo ông, các vấn đề luôn tồn tại và ở khắp mọi nơi. Dùng công nghệ để giải quyết những vấn đề đó chính là không gian cho sáng tạo. Những lời giải hay nhất, hiệu quả nhất thường đến từ nơi không ngờ nhất.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trong Lễ khởi động cuộc thi Tìm kiếm giải pháp Chuyển đổi số quốc gia.
Tại sự kiện, đại diện một số start-up trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế... cũng bày tỏ mong muốn đóng góp ý tưởng, giải pháp chuyển đổi số, nhưng gặp nhiều rào cản, thách thức khi khởi nghiệp, như khó khăn trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường do vướng mắc về quy định, thủ tục giấy tờ, về khả năng cạnh tranh so với các "ông lớn" trong ngành công nghệ...
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng khẳng định, cái mà doanh nghiệp công nghệ số cần nhất là thị trường. Có thị trường sẽ có đầu tư, công nghệ và con người. Để chuyển đổi số, đầu tiên là chuyển đổi nhận thức, thay đổi mô hình hoạt động, mô hình kinh doanh. "Có người nói, chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thể chế nhiều hơn là công nghệ. Các bộ ngành cho phép, cấp giấy khai sinh cho các mô hình mới chính là tạo ra thị trường cho chuyển đổi số", ông nói.
Ông Lê Đăng Dũng, Tổng giám đốc tập đoàn Viettel, cho rằng thiên đường cho các start-up không chỉ là nơi đó có nhiều bộ óc công nghệ xuất chúng, mà còn bởi nơi đó có nhiều công ty lớn sẵn sàng làm bệ phóng, cũng như có sự cởi mở và ủng hộ của chính quyền sẵn sàng biến những "công ty trong gara" trở thành giải pháp toàn cầu trị giá hàng tỷ USD.
"Facebook chỉ có thể tăng tốc và thành công khi nhận được 500.000 USD vốn góp đầu tiên từ Peter Thiel và Elon Musk kết hợp với kinh nghiệm điều hành của Sean Parker. Steve Jobs vẫn cần một trợ thủ như Lawrence Levy với vai trò Giám đốc tài chính, người đã thu xếp nguồn vốn từ Pixar Studio. Hai chàng trai khởi nghiệp của Google sẽ chẳng sống qua nổi đến năm thứ ba nếu không có 100.000 USD tài trợ của Andy Bechtolsheim. Jack Ma, sau thất bại hai dự án, bị các quỹ đầu tư từ chối đến 30 lần, vẫn còn 17 người bạn góp tiền để xây dựng Alibaba", ông Dũng nêu ví dụ.
Người đứng đầu Viettel cho rằng, có một giải pháp tuyệt vời chưa đủ, mà còn cần chính sách cởi mở từ các bộ, ngành để tạo dựng thị trường, đồng thời cần kỹ năng quản trị, nguồn lực tài chính, tập khách hàng đủ lớn để các doanh nghiệp công nghệ cất cánh. "
"Tất cả những điều đó, nếu thiếu đều là áp lực khủng khiếp đối với start-up, ngay cả với những người giàu nhiệt huyết nhất", ông nhấn mạnh. "Bài toán của Việt Nam thì nhiều, là cơ hội cho các công ty công nghệ cùng tham gia giải quyết. Giải quyết những bài toán này, chính là góp phần xây dựng công dân số, xã hội số, quốc gia số mà Chính phủ đang hướng tới".
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia để thay đổi thứ hạng Việt Nam Chiều ngày 8/7, tại trụ sở Bộ TT&TT, cuộc thi Tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số Việt Nam - Viet Solution 2020 đã chính thức được phát động. Lần đầu tiên ngành TT&TT tổ chức một cuộc thi thường niên mang tên Viet Solution 2020. Đây là cuộc thi mang tầm quốc gia. Do Bộ TT&TT tổ chức, và đồng hành bởi...