Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Không có chuyện ‘chợ chiều, rã đám’ cuối nhiệm kỳ
Nói về việc kiện toàn cơ quan Chính phủ sau ĐH XIII, ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh không có chuyện “chợ chiều, rã đám” cuối nhiệm kỳ trong các thành viên Chính phủ.
Chiều 2/2, tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 1/2021, trả lời câu hỏi của báo chí về việc kiện toàn nhân sự Chính phủ sau Đại hội XIII của Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, vấn đề kiện toàn các cơ quan Quốc hội, Chính phủ do Đảng, Nhà nước bàn và đang được thực hiện đồng bộ.
“Tuy nhiên tinh thần là không có chợ chiều, không rã đám. Làm ngày nào làm đến nơi, nghỉ ngày nào nghỉ rõ ràng, không có chuyện lợi dụng xế chiều, bóng mái. Các thành viên Chính phủ tuy không phải là Uỷ viên Trung ương nhưng với trách nhiệm là Bộ trưởng, thành viên Chính phủ thì phải làm hết sức mình. Được tín nhiệm thì không thể có tinh thần khác”, ông Dũng nhấn mạnh.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, người phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng tại buổi họp báo.
Trước đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương công bố danh sách 200 Ủy viên Trung ương khóa XIII.
Đại hội XIII bầu ra Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII gồm 180 người, trong đó có 119 người là Ủy viên và Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tái đắc cử, 61 người lần đầu trúng cử.
Đại hội cũng bầu 20 Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Video đang HOT
Trong ngày 31/1, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã tổ chức Hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Chủ tịch nước, được Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII tiếp tục tín nhiệm bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Hội nghị cũng bầu Bộ Chính trị gồm 18 người, trong đó có 8 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII tái đắc cử, 7 người là Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII và 3 người Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII được bầu tại Hội nghị.
Ban Bí thư Trung ương khoá XIII gồm một số Uỷ viên Bộ Chính trị được Bộ Chính trị phân công tham gia Ban Bí thư và 5 người được bầu tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII.
Hội nghị bầu ra Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XIII gồm 19 người; ông Trần Cẩm Tú tiếp tục được bầu làm Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XIII.
Chính phủ ban hành Nghị quyết mới về phát triển kinh tế-xã hội năm 2021
Sáng 4/1, Văn phòng Chính phủ tổ chức Họp báo thông tin về Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì họp báo.
Toàn cảnh buổi Họp báo thông tin về Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP. (Ảnh: Gia Thành)
Chính phủ ban hành các Nghị quyết 01 và 02 nhằm đề ra các giải pháp quyết liệt triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ngay từ những ngày đầu, tuần đầu của năm mới.
Trong đó, Nghị quyết 01/NQ-CP đề cập đến các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Nghị quyết 02/NQ-CP tập trung vào cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021.
Phát biểu tại Họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, ngày 1/1, Thủ tướng Chính phủ đã thay mặt Chính phủ ký ban hành 2 dự thảo Nghị quyết nêu trên.
Về mục tiêu năm 2021, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, 2021 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025. Với ý nghĩa như vậy, yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra là rất lớn.
Trong khi đó, dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, đại dịch Covid-19 chưa thể sớm kết thúc, ảnh hưởng đến nhiều ngành, lĩnh vực. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức, đòi hỏi Việt Nam không được chủ quan với những kết quả đã đạt được mà cần phải tiếp tục nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa trong năm 2021 và thời gian tới.
Thông tin về Nghị quyết 01, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Nghị quyết tập trung vào những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.
Cụ thể, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định thông điệp của năm 2021 là: Tiếp tục đổi mới tư duy phát triển, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, biến thách thức thành cơ hội, tận dụng tốt các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng dịch chuyển đầu tư, thương mại, chuyển đổi số trong khu vực và thế giới.
Phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị, với niềm tin, ý chí, khát vọng vươn lên mạnh mẽ, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030, sớm hiện thực hóa khát vọng phát triển về tầm nhìn đến năm 2045 đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội.
Năm 2021 phải đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2020như phát biểu chỉ đạo, giao nhiệm vụ của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương tháng 12/2020.
Để thực hiện được những yêu cầu trên, phương châm hành động của năm 2021 được xác định là "Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển".
Để tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, Chính phủ ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021.
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp. Trong đó, tập trung vào các nhóm chỉ số, chỉ tiêu cụ thể, gồm: cấp phép xây dựng, đăng ký tài sản, giải quyết tranh chấp hợp đồng, giải quyết phá sản doanh nghiệp, chất lượng quản lý hành chính đất đai, ứng dụng công nghệ thông tin, chất lượng đào tạo nghề, Kỹ năng của sinh viên, đăng ký phát minh sáng chế, kiểm soát tham nhũng, mức độ tham gia giao dịch trực tuyến, cơ hội việc làm trong các ngành thâm dụng tri thức, môi trường sinh thái bền vững.
Các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo khắc phục ngay những hạn chế, vướng mắc trong công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị theo hướng: xác định rõ cơ quan, đơn vị đầu mối chủ trì; phân định minh bạch, cụ thể quyền và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị đầu mối và các cơ quan, đơn vị phối hợp. Đồng thời là chú trọng giải quyết các bất cập do quy định chưa cụ thể, chồng chéo, mâu thuẫn về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng và tài nguyên, môi trường; thực hiện tích hợp các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, dễ tra cứu, dễ hiểu và dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật.
Nghị quyết 02 xác định tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính; nhấn mạnh các giải pháp tăng mức độ sẵn sàng thích ứng với nền sản xuất mới trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện: cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, trong đó phấn đấu áp dụng 100% cho dịch vụ công thiết thực đối với người dân (như các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, an sinh xã hội); đẩy mạnh tiến độ thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển thương mại điện tử; ứng dụng công nghệ thông tin để minh bạch hóa quy trình, thủ tục; huy động sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp và người dân vào xây dựng chính quyền; kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ công tác quản lý nhà nước; xây dựng và triển khai Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025.
Bên cạnh đó là tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch trung, dài hạn với mục tiêu rõ ràng, lộ trình cụ thể để tạo chuyển biến vững chắc đối với các chỉ tiêu có tính chất nền tảng nhưng khó cải thiện trong thời gian ngắn như bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nghèo đa chiều, phát triển miền núi, vùng sâu, vùng xa..., phấn đấu giữ vững và cải thiện thứ hạng phát triển bền vững. Đồng thời, thực hiện các giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức toàn xã hội, nhất là cộng đồng doanh nghiệp về nội dung và ý nghĩa của phát triến bền vững nhằm phát triển nhanh cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững.
Nghị quyết xác định tiếp tục chú trọng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch Covid-19.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Không để nợ văn bản, đề án sang Chính phủ khóa mới "Không để nợ văn bản, đề án trong chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sang Chính phủ khóa mới", đây là yêu cầu được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đặt ra vào sáng 3/12, tại buổi làm việc với các bộ, cơ...