Bộ trưởng Giáo dục trải lòng về vô số chữ ‘phải’ ập đến trong đầu

Theo dõi VGT trên

Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, cứ mỗi buổi chiều, trong đầu ông có vô số những chữ ‘phải phải phải’,… ập đến.

Tại phiên họp toàn thể lần thứ 4 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ về nhiều vấn đề dư luận bức xúc như thiếu giáo viên, thiếu sách giáo khoa,…

Cụ thể, sau phần thảo luận của các đại biểu về những bức xúc của xã hội trong giáo dục như thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị, thiếu sách giáo khoa…, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, đã có những chia sẻ lại rằng “mong muốn của Bộ GD-ĐT còn hơn thế nữa”.

Trong phần phát biểu của mình, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ghi nhận những chuyện đó và nhiều lần nhắc đến cụm từ “phải sòng phẳng” khi phân tích từng vấn đề và nêu thực tế:

“Ngành giáo dục chúng tôi nắm tất cả mọi thứ, trừ hai thứ: một là giáo viên, hai là tài chính. Và cả 2 điều này, chúng tôi chỉ với tư cách là người luôn luôn đi kiến nghị, đề xuất”.

Bộ trưởng Giáo dục trải lòng về vô số chữ phải ập đến trong đầu - Hình 1

Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn.

Về giáo viên, ngành dọc là Bộ Nội vụ quản lý. Sau vài năm tha thiết đi xin, đã xin thêm được hơn 65.000 biên chế cho ngành giáo dục từ nay đến năm 2025. Nhưng trong khi, năm nay dự kiến sẽ tuyển 27.850 giáo viên thì 2 năm vừa rồi đã có gần 29.000 giáo viên bỏ việc”.

Không những thế, nhiều địa phương khi được giao chỉ tiêu còn không dám tuyển, để dành chỉ tiêu trừ đi các suất giảm biên chế vì nhỡ tuyển rồi lại phải giảm biên chế thì biết trừ vào ai, nên thôi “giao cho em ít chỉ tiêu em để đấy, trừ dần, thế là xong”.

“Thế thì chúng ta sẽ phải làm thế nào đây trong khi chúng ta vẫn nói phải có giáo viên, phải thế này, phải thế kia… Cứ mỗi buổi chiều, trong đầu tôi có vô số những chữ “phải phải phải”,… ập đến. Nhưng tôi mong chúng ta hãy nói tiếp về vấn đề này, hãy nói sâu sắc thêm để trở thành trách nhiệm chung của quốc gia chứ không phải chỉ có Bộ GD-ĐT”, ông Sơn nói.

Bộ trưởng Giáo dục trải lòng về vô số chữ phải ập đến trong đầu - Hình 2

Về mặt tài chính, ông Sơn đề nghị phải nhìn nhận “một cách sòng phẳng”. Bởi khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ghi rõ trách nhiệm đảm bảo các điều kiện để triển khai thuộc về Chủ tịch UBND các tỉnh, thành. Cần có trường, lớp, có trang thiết bị, dụng cụ dạy học, đủ giáo viên; còn giáo viên trình độ như thế nào thì ngành GD-ĐT lo.

Các tỉnh, thành phải tính toán cần bao nhiêu tiề.n để mua sắm trang thiết bị. Nếu ngân sách địa phương cân đối được thì cân đối, nếu không thì phải đề nghị trung ương hỗ trợ.

Nhưng hàng năm, các địa phương làm việc với trung ương về ngân sách thì Bộ GD-ĐT không được biết. “Việc các tỉnh làm việc với Bộ Tài chính và các cơ quan phê duyệt, ngành GD-ĐT không biết được là tiề.n ấy phân bổ như thế nào, nơi nào thiếu, nơi nào thừa.

Do vậy, không thể nói Bộ GD-ĐT lấy tiề.n đi mua cái máy tính cho địa phương để làm phòng học Tin học được. Chúng tôi chỉ luôn luôn lưu ý, tha thiết yêu cầu các địa phương chuẩn bị cho việc này và phải giám sát”, ông Sơn nói.

Do vậy, ông Sơn mong Quốc hội khi giám sát việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các địa phương phải đảm bảo cho được nguồn lực về tài chính hay xem liệu đã “kêu đến nơi đến chốn chưa”.

Video đang HOT

Về vấn đề sách giáo khoa, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, các đại biểu nói chỗ này chỗ kia “có sạn” hay chất lượng thẩm định, Bộ GD-ĐT chắc chắn phải tiếp tục giám sát, thẩm định tốt hơn nữa. Tuy nhiên, với việc thiếu sách giáo khoa, ông Sơn cho hay, Bộ GD-ĐT không thể chỉ huy được hiệu sách trong khâu phát hành.

“Cái này chủ tịch UBND cấp tỉnh phải điều phối để làm thế nào đó, sách đến được với các trường. Chúng tôi không thể chỉ huy được các hiệu sách, không thể nói hiệu sách này mang các sách A, B,… xuống các trường này, kia.

Chúng tôi chỉ có thể báo cáo các tỉnh, các trường phổ thông chỗ này chỗ kia có hay chưa. Chúng tôi chỉ có thể khẩn khoản, nài nỉ chủ tịch UBND tỉnh hãy điều phối ngay để sách tới được với học sinh”, ông Sơn nói.

Lấy ví dụ những việc như vậy, Bộ trưởng GD-ĐT cho rằng không phải thoái thác trách nhiệm mà phải cùng nhau tăng cường trách nhiệm. “Nhưng trách nhiệm phải đúng, chứ không, Bộ trưởng đi hứa và khâu thực hiện lại thuộc về người khác”.

Kỳ vọng chương trình giải quyết mọi thứ trong khi thiếu mọi thứ

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho rằng: “Chúng ta đặt kỳ vọng vào chương trình giáo dục phổ thông mới giải quyết được mọi thứ trong khi chúng ta thiếu mọi thứ. Đó là một sự thật”.

Ví dụ về chuẩn. Chúng ta có các loại chuẩn về trường học, giáo viên, cơ sở vật chất,… Để đảm bảo chất lượng thì chuẩn phải theo thông lệ. Như chuẩn về tỷ lệ giáo viên, đối với các nước của khối EU là 15 học sinh phải có 2 giáo viên, chuẩn nước mình còn xa mới đạt được như thế. Đặt ra một cái chuẩn và chuẩn đó có thể “tổn hại” đến thành tích của địa phương.

Nhưng đặt ra chuẩn để các nơi cố gắng phấn đấu, yêu cầu các địa phương và nhà nước đầu tư để đạt chuẩn chứ không phải để làm đẹp lòng nhau. Thế nhưng lại có người đề nghị hạ chuẩn xuống để tất cả đạt được thành tích. Đó mới là bệnh thành tích”, ông Sơn nói.

“Các cháu muốn được chăm sóc chu đáo thì phải đủ giáo viên, như vậy mới đạt chuẩn. Nơi nào chưa đạt thì phải cố gắng đạt cho bằng được, chứ không phải để làm đẹp lòng nhau mà hạ xuống. Nếu cuộc đổi mới mà một triệu giáo viên đều thấy hạnh phúc, sớm chiều không kêu ca gì, đổi mới mà không ai cảm thấy áp lực thì liệu có hay không? Giáo viên mà không có áp lực trước đổi mới thì chúng ta không kỳ vọng con em có gì mới.

Tuy nhiên, chúng ta làm “cách mạng” trong bối cảnh thiếu tất cả mọi thứ.

Giáo viên nhọc thân hơn, vất vả đầu óc hơn, nghiệt ngã hơn, áp lực hơn nhưng thù lao không hơn, điều kiện không có gì cải thiện, áp lực dư luận xã hội gia tăng, danh dự bị tổn thương,… đó là một thực tế.

Về chuyện thiếu giáo viên, ông Sơn cho rằng đây là việc phải bàn như một chuyên đề. “Bộ GD-ĐT không bổ nhiệm được hệ thống dọc, không điều động chỗ này chỗ kia được. Chỗ thiếu vẫn cứ thiếu mà chỗ thừa vẫn cứ thừa, mà không điều động cho nhau được. Không chỉ Bộ GD-ĐT không điều động được giáo viên tỉnh này sang tỉnh khác, mà giám đốc sở GD-ĐT ở địa phương cũng không có quyền điều động giáo viên từ huyện này sang huyện khác”.

Ông Sơn cho rằng, ngành giáo dục muốn chia sẻ việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này nhiều việc khó, khối lượng lớn, cách thức thực hiện phi truyền thống, do đó, khi các đại biểu Quốc hội giám sát việc triển khai cần trên tinh thần thấu hiểu.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: 'Chúng tôi nắm tất cả mọi thứ, trừ hai thứ…'

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, về vấn đề tài chính và giáo viên, Bộ này cũng chỉ với tư cách là người luôn luôn đi kiến nghị, đề xuất.

Ngày 19-10, tại tỉnh Bắc Ninh, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 4.

Tại phiên họp, một số vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo được các thành viên Ủy ban nêu ý kiến trao đổi, gồm: Việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018; thừa - thiếu giáo viên, tuyển dụng, sử dụng giáo viên tại địa phương; sách giáo khoa phổ thông; sáp nhập trường lớp; tự chủ đại học....

Luôn đi kiến nghị, đề xuất

Cũng tại đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: "Chúng tôi nắm tất cả mọi thứ, trừ hai thứ, là giáo viên và tài chính. Cả hai vấn điều này, chúng tôi không khác gì mấy với tư cách là người luôn luôn đi kiến nghị, đề xuất".

Về lực lượng giáo viên, ông Sơn cho biết, về ngành dọc là Bộ Nội vụ quản lý, sau vài năm tha thiết đi xin, đã xin thêm được hơn 65.000 biên chế cho ngành giáo dục từ nay đến năm 2025.

Trong khi đó, năm nay dự kiến sẽ tuyển 27.850 giáo viên thì hai năm vừa rồi đã có gần 29.000 giáo viên bỏ việc.

"Không những thế, nhiều địa phương còn không dám tuyển, để dành chỉ tiêu trừ đi các suất giảm biên chế vì nhỡ tuyển rồi lại phải giảm thì biết trừ vào ai, cho nên thôi giao cho em ít chỉ tiêu em để đấy để em trừ dần thế là xong...Thế thì chúng ta phải làm thế nào đây", ông Sơn bày tỏ.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Chúng tôi nắm tất cả mọi thứ, trừ hai thứ... - Hình 1

Toàn cảnh buổi họp. Ảnh CTV

Về mặt tài chính, ông Sơn đề nghị phải nhìn nhận một cách sòng phẳng, khi triển khai chương trình GDPT 2018 ghi rõ trách nhiệm đảm bảo các điều kiện để triển khai đến chủ tịch UBNB các tỉnh, thành phố.

Cần có trường, lớp, có trang thiết bị, dụng cụ dạy học; đủ giáo viên, còn giáo viên trình độ như thế nào thì ngành GD&ĐT lo.

Các tỉnh, thành phải tính toán cần bao nhiêu tiề.n để mua sắm trang thiết bị. Nếu ngân sách địa phương cân đối được thì cân đối, nếu không thì phải đề nghị Trung ương hỗ trợ.

Nhưng hàng năm các địa phương làm việc với Trung ương về ngân sách Bộ GD&ĐT không được biết, kiến nghị cũng không được, việc các tỉnh làm việc với Bộ Tài chính và các cơ quan phê duyệt ngành GD-ĐT không biết được là tiề.n ấy phân bổ như thế nào, nơi nào thiếu nơi nào thừa.

"Cho nên, không thể nói Bộ GD&ĐT lấy tiề.n đi mua cái máy tính cho địa phương để làm phòng học tin học được. Chúng tôi chỉ luôn luôn lưu ý, tha thiết yêu cầu các địa phương chuẩn bị cho việc này và phải giám sát.

Do vậy, mong Quốc hội khi giám sát việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 các địa phương phải đảm bảo cho được nguồn lực về tài chính, đã kêu đến nơi đến chốn chưa"- ông Sơn đề nghị.

Về vấn đề SGK, ông Sơn cho biết, có ý kiến cho rằng vẫn còn có sạn hay chất lượng thẩm định.... Bộ GD&ĐT sẽ tiếp thu và sẽ còn tiếp tục làm nhiều nữa để gia tăng chất lượng của sách.

Nhưng ông Sơn khẳng định, Bộ không thể chỉ huy được hiệu sách trong khâu phát hành, chỉ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh phải làm thế nào để điều phối sách đến được với các trường theo nhu cầu của họ.

"Không thể nói hiệu sách này mang các cuốn sách a, b, c xuống trường kia. Mà chỉ báo cáo các tỉnh rằng, các trường phổ thông chỗ này đã có, chỗ kia chưa... thì chúng tôi chỉ có thể khẩn khoản, nài nỉ chủ tịch UBND tỉnh hãy điều phối ngay việc đó để sách tới được với học sinh.

Nói vậy không phải là thoái thác trách nhiệm, mà ở đây là cùng nhau tăng cường trách nhiệm..."- ông Sơn nói.

Kỳ vọng về chương trình phổ thông mới nhưng thiếu mọi thứ

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng: "Chúng ta đặt kỳ vọng vào Chương trình GDPT mới giải quyết được mọi thứ trong khi chúng ta thiếu mọi thứ. Nó là sự thật!

Các chuẩn về trường học, giáo viên, cơ sở vật chất... để đảm bảo được chất lượng cao, cái chuẩn phải theo thông lệ.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Chúng tôi nắm tất cả mọi thứ, trừ hai thứ... - Hình 2

Ông Nguyễn Kim Sơn. Ảnh CTV

Ví dụ: Chuẩn của giáo viên, đối với các nước của Khối EU thì 15 học sinh phải có 2 giáo viên. Việt Nam còn rất lâu mới đạt được như vậy, nhưng phải đặt ra một cái chuẩn, cái chuẩn này có thể tổn hại đến "thành tích" của các địa phương.

Một số ý kiến cho rằng cần hạ thấp chuẩn xuống để các đơn vị khi tính thành tích đỡ tổn hao.

Theo ông Sơn, đặt ra chuẩn để các nơi cố gắng, yêu cầu các địa phương và nhà nước đầu tư để đạt chuẩn chứ không phải làm đẹp lòng nhau, đẹp thành tích. Thế nhưng lại có người đề nghị hạ chuẩn xuống để địa phương đạt được chuẩn. Đó mới là bệnh thành tích.

"Các cháu muốn được chăm sóc chu đáo thì phải đủ giáo viên, nơi nào chưa đạt thì phải cố gắng đạt chứ không phải làm đẹp lòng nhau mà hạ xuống.

Nếu đổi mới mà cả triệu giáo viên đều thấy hạnh phúc, sớm chiều không kêu ca gì, đổi mới mà không ai cảm thấy áp lực thì liệu có hay không? Giáo viên mà không có áp lực trước đổi mới thì chúng ta không kỳ vọng con em có gì mới", ông Sơn nói.

Phiên họp cũng xem xét 4 báo cáo kết quả khảo sát chuyên đề:

Việc thực hiện chính sách, pháp luật về tự chủ đại học và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;

Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;

Việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với giáo dục mầm non tại các khu công nghiệp, khu chế xuất;

Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống đuối nước tr.ẻ e.m (giai đoạn 2016-2021).

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Justin Bieber trùng 'điểm đen' với Hoài Lâm, dính vào b.ê bố.i chấn động showbiz
17:09:58 26/09/2024
Á hậu Tường San vạ miệng
20:14:28 26/09/2024
Người phụ nữ bị lừa hơn 600 triệu đồng vì tin lời 'tổng giám đốc' trên mạng
20:47:23 26/09/2024
Bị nghi chơi xấu Duy Mạnh, ekip Tuấn Hưng nói gì?
20:01:17 26/09/2024
'Độc đạo': Ông trùm thiếu uy, cố tỏ ra nguy hiểm đến nực cười
18:31:11 26/09/2024
Vụ Vạn Thịnh Phát: Người giúp việc khai được Trương Mỹ Lan "phong" làm thư ký
20:30:31 26/09/2024
Mỹ nhân showbiz là ái nữ nhà tài phiệt siêu giàu: Ở biệt thự giá 700 triệu đồng/ m2, sân nhà chứa được 200 chiếc xe hơi, bố ruột sẵn sàng nuôi cả con rể
21:18:06 26/09/2024
Nam Em lại tái hợp bạn trai sau drama chia tay đòi tiề.n tỷ
20:17:26 26/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sao nam Vbiz khóc nức nở khi vừa về nhà, nguyên nhân là chứng kiến vợ có hành động này với con trai

Sao việt

23:32:17 26/09/2024
Thúy Diễm tiết lộ rõ quan điểm trong việc dạy con ngoài đời thực, lần đầu kể chuyện từng ra tay đán.h Bảo Bảo để rồi sau đó cảm thấy hối hận.

"Tóm trọn" cảnh hẹn hò bí mật của Xemesis và Bò Chảnh ở resort đắt nhất Việt Nam

Netizen

23:04:13 26/09/2024
Sau khi xác nhận chia tay vào tháng 6 vừa qua, cả Xemesis và Xoài Non đều nhanh chóng tìm thấy hạnh phúc mới. Nếu như mỹ nhân 2k2 đang hạnh phúc bên Gil Lê thì streamer giàu nhất Việt Nam cũng được cho là hẹn hò

Đạo diễn 'Công tử Bạc Liêu': Tôi vẫn muốn kể về con người và văn hóa Việt!

Hậu trường phim

22:51:03 26/09/2024
Phim điện ảnh Công tử Bạc Liêu hé lộ trích đoạn hậu trường đầu tiên, mang đến cho người xem cái nhìn sâu sắc hơn về nguồn cảm hứng và câu chuyện điện ảnh mang đậm màu sắc văn hóa của bộ phim.

'Báo thủ đi tìm chủ': Bộ phim hoạt hình đặc sắc về các 'boss' lạc nhà

Phim âu mỹ

22:43:13 26/09/2024
Phim hoạt hình Báo thủ đi tìm chủ (tựa gốc: Gracie and pedro: Pets to the rescue) hứa hẹn đem đến trải nghiệm vui vẻ cho mọi lứa tuổ.i

'Tee Yod: Quỷ ăn tạng' phần 2 tung trailer đầu tiên, sự trở lại đầy hứa hẹn của câu chuyện kinh dị có thật nổi tiếng tại Thái Lan

Phim châu á

22:41:07 26/09/2024
Với những gì diễn ra trong trailer, có thể phần 2 sẽ giúp khán giả truy ra nguồn gốc thật sự của thế lực tà ác cổ xưa mang tên Tee Yod

Buộc di dời bãi xà bần, bắt quả tang vụ chôn lấp trái phép

Tin nổi bật

22:39:19 26/09/2024
UBND xã Hòa Sơn (H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) yêu cầu Công ty CP tập đoàn Thái Đức Phát di dời bãi xà bần trong vòng 10 ngày, nhưng sau đó lại bắt quả tang vụ đào đất chôn lấp tại chỗ.

IU - Lee Jong Suk dập tắt tin đồn chia tay

Sao châu á

22:30:04 26/09/2024
Những lời đồn đoán về việc chia tay đã lan truyền, nguyên nhân bởi cả hai duy trì mối quan hệ thầm lặng. Tuy nhiên, sự hiện diện của anh tại đêm diễn đã chấm dứt những tin đồn đó.

Vợ chồng siêu sao làm ngơ trước bí mật của Diddy, lời giải nằm ở bài hát ẩn ý về loạt cái chế.t bí ẩn?

Nhạc quốc tế

22:17:49 26/09/2024
Những ngày này, b.ê bố.i tình dục của Diddy đang là tâm điểm của mọi sự chú ý, cũng là sự kiện gây chấn động nhất trong năm 2024.

Bắt tạm giam kẻ xâm hại tìn.h dụ.c con gái 5 tuổ.i của tình cũ để trả thù

Pháp luật

22:14:47 26/09/2024
Công an tỉnh Bình Thuận vừa khởi tố, bắt tạm giam Lê Minh Toàn - đối tượng thực hiện hành vi xâm hại tìn.h dụ.c con gái của tình cũ vì cho rằng bị phản bội.

Thị trưởng New York vướng vòng lao lý

Thế giới

21:16:41 26/09/2024
Trong bối cảnh các cuộc điều tra, hồi tuần trước, nhiều lãnh đạo cấp cao của thành phố New York đã từ chức, trong đó có những người thân cận với thị trưởng Adams.

1 mỹ nhân trả giá đắt vì sống phông bạt, nhà nghèo nhưng lại muốn làm dâu gia đình tài phiệt

Phim việt

20:44:45 26/09/2024
Phim điện ảnh Cô Dâu Hào Môn chính thức ra mắt trailer vạc.h trầ.n tất cả những hình ảnh hào nhoáng trước đây của gia đình Tú Lạc đều do phông bạt mà có.