Bộ trưởng Giáo dục mới của Mỹ từng phải nghỉ học
Bộ trưởng Giáo dục mới của Mỹ mồ côi năm 12 tuổi. Ông từng bị trường cho nghỉ học trước khi tốt nghiệp các đại học hàng đầu như Harvard, Yale, Columbia.
Ngày 14/3, Thượng viện Mỹ thông qua quyết định bổ nhiệm ông John B. King Jr., 41 tuổi, làm Bộ trưởng Giáo dục, Washington Post đưa tin.
Động thái này cho thấy giáo dục là một trong những vấn đề hiếm hoi đạt được sự thỏa hiệp của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ.
Một số thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa tán thành ý kiến của Đảng Dân chủ, giúp tiến sĩ King vượt qua cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 49/40.
Ngày 14/3, ông John B. King Jr. chính thức được bổ nhiệm là Bộ trưởng Giáo dục Mỹ. Ảnh: AP.
Thượng nghị sĩ Lamar Alexander, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục, cựu Bộ trưởng Giáo dục dưới thời Tổng thống George H.W. Bush, kêu gọi các đảng viên trong Đảng Cộng hòa bỏ phiếu thuận cho ông King.
Ông cho rằng nền giáo dục Mỹ cần một nhà lãnh đạo mới đủ khả năng dẫn dắt cuộc cải cách nhằm khắc phục hậu quả do đạo luật No Child Left Behind để lại.
Tiến sĩ King là quyền bộ trưởng từ khi người tiền nhiệm ông, Arne Duncan, từ chức hồi cuối năm 2015. Trước đó, ông King từng là giáo viên, người sáng lập và hiệu trưởng một trường công. Ông dẫn dắt giáo dục bang New York từ năm 2011 đến năm 2015.
Tháng trước, Tổng thống Barack Obama đề cử John King Jr. đồng thời đánh giá ông là người thích hợp giữ chức Bộ trưởng Giáo dục Mỹ nhất ở thời điểm hiện tại.
Video đang HOT
Ông Obama cũng nhấn mạnh cuộc đời thăng trầm của vị tiến sĩ này. Ông King sinh năm 1975 tại Brooklyn, New York. Bố ông, John B. King Sr, là giáo viên, quản trị viên trường công lập, và cũng là hiệu trưởng da màu đầu tiên ở Brooklyn trước khi trở thành Phó phòng điều hành hệ thống trường học thành phố New York. Mẹ ông, Adalinda King, là cố vấn trường học.
Năm 8 tuổi, ông mồ côi mẹ. Bốn năm sau, bố ông cũng qua đời vì bệnh Alzheimer. Ông chuyển đến Long Island sống với anh trai cùng cha khác mẹ. Tại đây, ông theo học trường tư thục danh tiếng Phillips Andover. Không hài lòng với các quy định của trường, cậu thiếu niên ngày ấy công khai chống lại trường và bị buộc thôi học năm lớp 11.
Sau đó, ông chuyển đến sống cùng chú ở Cherry Hill, New Jersey và hoàn thành chương trình trung học trước khi trúng tuyển vào Đại học Harvard.
Nhận bằng cử nhân ngành Quản lý, King theo đuổi dạy học các môn xã hội. Ông nhận bằng thạc sĩ từ trường Sư phạm thuộc Đại học Columbia.
Ông làm giáo viên trong 3 năm, tham gia sáng lập trường công đặc cách Roxbury Preparator. Trên cương vị đồng giám đốc, ông đề ra nhiều chương trình học, quy định phục vụ tốt nhất cho sự phát triển của học sinh.
Sau đó, King nhận bằng tiến sĩ luật từ Đại học Yale và tiến sĩ giáo dục học chuyên ngành Quản lý Giáo dục từ trường Sư phạm Đại học Columbia.
Tháng 5/2011, ông được bổ nhiệm làm Ủy viên Giáo dục bang New York và giữ chức Hiệu trưởng Đại học bang New York (USNY).
Tháng 6/2013, King tiến hành kế hoạch đánh giá hiệu trưởng và giáo viên đối với thành phố New York. Sau đó 4 tháng, ông tổ chức các cuộc tiếp thu ý kiến trên toàn bang khi New York áp dụng Tiêu chuẩn Giáo dục Cốt lõi và hủy bỏ nó sau khi một diễn đàn của ông bị phản đối. Giáo viên trong bang kêu gọi ông từ chức.
Tháng 2/2011, ông là thành viên Bộ Giáo dục Mỹ. Tháng 1/2015, ông là thứ trưởng giáo dục. Khi ông Duncan từ chức (cuối tháng 12/2015), đầu năm 2016, tiến sĩ King là quyền bộ trưởng.
Sau vụ biểu quyết ngày 14/3, John B. King Jr. chính thức trở thành Bộ trưởng Giáo dục Mỹ. Nhiệm vụ chính của ông trong 10 tháng tới là tiến hành một đạo luật do Tổng thống Obama thông qua hồi tháng 12 năm ngoái.
Ngoài ra, Quốc hội hy vọng tiến sĩ King sẽ có những biện pháp mạnh mẽ hơn trong việc giải quyết vấn đề nợ sinh viên.
Tại New York, vị bộ trưởng này là quan chức gây tranh cãi. Thái độ của giáo viên, phụ huynh chia làm hai thái cực hoàn toàn trái ngược trước những nỗ lực áp dụng chính sách giáo dục mới của ông.
Tuy nhiên, từ khi nắm quyền lãnh đạo Bộ Giáo dục Mỹ hồi tháng 1/2016, ông đã xoa dịu sự chỉ trích từ dư luận bằng cách công khai xin lỗi về việc khiến “giáo viên bất an và cảm thấy bị đổ lỗi một cách bất công”.
Theo Zing
ĐH Harvard đổi chức danh sau cáo buộc phân biệt chủng tộc
ĐH Harvard quyết định bỏ từ "master" khỏi chức danh của các nhân viên sau khi sinh viên biểu tình, cho rằng từ này liên quan chế độ nô lệ, phân biệt chủng tộc.
Theo quy định mới, chức danh house masters (quản lý các khu ký túc xá trong khuôn viên trường) sẽ chuyển thành faculty deans. Tuy nhiên, nhiệm vụ, chức trách của họ vẫn giữ nguyên. Những người này chịu trách nhiệm định hình đời sống văn hóa, tri thức của cộng đồng sinh viên theo khu ký túc đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra dấu ấn riêng cho các tòa nhà, Washington Post cho hay.
Đại học Harvard đổi chức danh các nhân viên quản lý tòa nhà vì cáo buộc liên quan chế độ nô lệ. Ảnh: Harvard.edu.
Các trường thuộc liên đoàn Ivy (nhóm 8 trường đại học danh tiếng ở Mỹ), sử dụng từ master theo các trường ở Anh. Nó xuất phát từ magister trong tiếng Latin, một cách xưng hô dành cho các học giả hoặc giáo viên. Nó tương tự cách dùng trong school master hay head master (hiệu trưởng).
Tuy nhiên, cách dùng này tại Mỹ bị chỉ trích vì liên quan chế độ nô lệ, phân biệt chủng tộc.
Lãnh đạo Đại học Harvard cho rằng, việc sử dụng từ master không mang nghĩa dính dáng chế độ nô lệ. Tuy nhiên, trường chấp nhận lời kêu gọi đổi tên từ những người tham gia biểu tình, theo BBC.
Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng tới chức danh của 24 nhân viên. Tuy nhiên, nó không ảnh hưởng việc sử dụng từ master trong các vấn đề khác như bằng thạc sĩ (Master degree).
Trường Luật thuộc Harvard cũng đang xem xét có cần thay đổi huy hiệu chính thức hay không, sau khi sinh viên trường tổ chức biểu tình ngồi.
Trường Luật Harvard đang xem xét thay huy hiệu. Ảnh: AP.
Huy hiệu của trường gồm huy hiệu của nhà quý tộc Isaac Royall, người đã hiến tặng một khoản tiền lớn, đồng thời khai sinh chức danh giáo sư trong ngành Luật của trường. Ông cũng là một chủ nô độc ác.
Thời gian gần đây, các trường đại học ở Mỹ, gồm cả các trường hàng đầu như Harvard, Yale và Princeton, phải đối mặt hàng loạt cuộc biểu tình xung quanh vấn đề phân biệt chủng tộc.
Tiến sĩ Carol Christ, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Đại học thuộc Đại học California ở Berkeley cho biết, "những cuộc đấu tranh này luôn liên quan tình hình thực tế và vấn đề chính trị". Chủng tộc là vấn đề lớn tại các trường đại học, cũng như trong văn hóa Mỹ.
Theo Zing
Vào lớp phi hành gia NASA khó hơn đỗ Harvard trăm lần Khoảng 8 đến 14 người được chọn từ hơn 18.300 ứng viên đăng ký vào lớp phi hành gia năm 2017 của NASA. Tỷ lệ trúng tuyển ở mức 0,04% đến 0,08%, khó hơn vào ĐH Harvard cả trăm lần. Trong đợt tuyển sinh cho khóa 2017, hơn 18.300 thí sinh cạnh tranh để giành từ 8 đến 14 suất học tại lớp...