Bộ trưởng Giáo dục lý giải nguyên nhân thiếu giáo viên

Theo dõi VGT trên

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng đây thiếu giáo viên là vấn đề lớn. Theo thống kê, cả nước hiện đang thiếu khoảng trên 94.000 giáo viên, trong đó hơn 1/3 là giáo viên mầm non.

Bộ trưởng Giáo dục lý giải nguyên nhân thiếu giáo viên - Hình 1

Cả nước đang thiếu hơn 30.000 giáo viên mầm non. Ảnh minh họa: Interrnet

Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội về lý do dẫn đến thiếu giáo viên mầm non, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, đó là do việc phổ cập cho mẫu giáo 5 tuổi và “Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Bộ Nội vụ đã phối hợp rất chặt chẽ để tìm phương án giải quyết”.

Ngoài ra, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ cũng đã trình và đã được phê duyệt tuyển thêm hơn 20.000 giáo viên trong 14 tỉnh, khu vực có nhu cầu cao.

Trong tháng này, hai Bộ đã làm việc và trình các cấp có thẩm quyền cho phép tuyển thêm hơn 27.000 giáo viên nữa để giải quyết một phần tình trạng thiếu giáo viên cho các bậc học, đặc biệt là trong đó một số lượng rất lớn cho giáo dục mầm non.

Giáo viên “ngại” đến vùng sâu, vùng xa

Video đang HOT

Trước thực tế thiếu giáo viên ngoại ngữ, tin học ở các tỉnh khu vực miền núi, các tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lý giải vì thực tế, nhiều tỉnh chưa có chính sách ưu đãi thu hút nên để đáp ứng được nhu cầu giảng dạy hai môn tin học, ngoại ngữ các tỉnh, các khu vực miền núi đang là vấn đề rất khó khăn.

Bộ trưởng Giáo dục lý giải nguyên nhân thiếu giáo viên - Hình 2

Nhiều tỉnh chưa có chính sách ưu đãi thu hút nên thiếu giáo viên. Ảnh minh họa: baotintuc

Để khắc phục tình trạng này, ngành Giáo dục đang đặt ra một số giải pháp, trong đó tăng các chỉ tiêu đào tạo cho các trường đại học ở các khu vực và cung cấp nhiều cho nguồn nhân lực của các tỉnh khu vực miền núi.

Đối với các tỉnh thì sẽ tăng cường nhiều hơn nữa các biện pháp đào tạo tại chỗ cũng như thu hút nhân lực, nhưng những việc đó còn rất là tính thêm nhiều yếu tố, nhất là “rất nhiều giáo viên dạy môn học này thì cơ hội việc làm ở các vùng miền khác rộng mở, nên cũng có phần ngại đến các tỉnh vùng sâu, vùng xa”, Bộ trưởng chia sẻ.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng có một giải pháp phải tính đến là xây dựng các bài giảng E-learning để học sinh vùng miền núi, dù thiếu giáo viên nhưng có thể học các bài giảng được xây dựng học qua Internet, giáo viên chỉ cần chuẩn bị để hướng dẫn, định hướng, kiểm tra, giám sát.

Giai đoạn chuyển đổi số mạng internet cũng là một trong các giải pháp góp phần khắc phục tình trạng thiếu giáo viên tin học, ngoại ngữ cho các tỉnh miền núi và các tỉnh vùng sâu, vùng xa.

Sẽ lưu ý chất lượng đào tạo mã ngành sức khỏe

Nêu thực trạng có những học sinh điểm trung bình đạt 9 nhưng vẫn trượt đại học trong phiên chất vấn sáng nay, 11.11, ĐBQH Trương Thị Ngọc Ánh (Cần Thơ) cho rằng, nguyên nhân có thể do cơ chế tự chủ xây dựng chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh của các trường.

"Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này?", đại biểu hỏi.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, có nhiều nguyên nhân khiến học sinh đạt điểm cao chưa trúng tuyển đại học trong đợt thi tốt nghiệp THCS và tuyển sinh đại học vừa qua. Thực tế, có 165 trường hợp học sinh từ 27 điểm trở lên nhưng không trúng tuyển đại học. Qua nắm bắt thông tin, Bộ trưởng cho biết, hầu hết học sinh này chỉ đăng ký duy nhất một nguyện vọng, và chủ yếu vào các trường công an, quân đội. Bên cạnh đó, Bộ trưởng thừa nhận, cũng có hiện tượng các trường đặt ra quá nhiều cách xét tuyển, mỗi cách xét tuyển dành cho các nhóm nên chỉ tiêu có phần ít, ảnh hưởng đến khả năng trúng tuyển của thí sinh.

Bộ trưởng cũng nêu quan điểm cần điều chỉnh cách xét tuyển của cơ sở giáo dục đại học trong năm học tới. Bởi, "dù việc tuyển sinh là quyền của các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật, nhưng các quyền này phải nằm trong chế tài cho phép. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát theo hướng không nên có quá nhiều phương án xét tuyển trong một cơ sở giáo dục đại học, vừa phức tạp cho xã hội, thí sinh khó theo dõi và rủi ro cho người đăng ký".

Sẽ lưu ý chất lượng đào tạo mã ngành sức khỏe - Hình 1

ĐBQH Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) - Ảnh: Quang Khánh

Cùng mối quan tâm, ĐBQH Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) nêu thực tế đang tồn tại chênh lệch lớn giữa điểm tuyển sinh đầu vào của trường đa ngành và chuyên ngành đối với mã ngành sức khỏe. Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời chất vấn trước Quốc hội đã khẳng định, việc mở đào tạo mã ngành sức khỏe phải tuân thủ tiêu chí khắt khe. Nhưng thực tế cho thấy, có trường đa ngành được cấp quyết định mở ngành đào tạo này chưa thông qua xin ý kiến của Bộ Y tế. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rà soát, kiểm tra việc mở mã ngành đạo tào mới? Có giải pháp nào để chấn chỉnh việc đào tạo ngành y dược?

Trả lời chất vấn này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thừa nhận, nhiều trường đa ngành hiện có xu hướng mở mã ngành về sức khỏe. Với chủ trương tự chủ đại học, đây là quyền của các đơn vị, nhưng Bộ trưởng cho biết, hai nhóm ngành về sức khỏe và sư phạm vẫn thuộc quyền Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định và quyết định. Bộ đã yêu cầu mở chương trình phải bảo đảm tiêu chuẩn, tiêu chí nghiêm ngặt. Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục rà soát các quy định xem có vấn đề gì chưa chặt chẽ để tiếp tục bổ khuyết thêm.

Chưa hài lòng với trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung giơ biển tranh luận: Chênh lệch giữa điểm tuyển sinh mã ngành y dược của trường đạo tạo đa ngành và chuyên ngành trong đợt tuyển sinh vừa qua là 10 điểm. Chất lượng tuyển sinh đầu vào quyết định chất lượng đầu ra. Cán bộ y tế chỉ cần quyết định sai sót về chuyên môn sẽ liên quan đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Đại biểu cũng cho biết một số trường đào tạo đa ngành có điều kiện giảng dạy mã ngành sức khỏe thấp hơn so với các trường đào tạo chuyên ngành. "Sinh viên mã ngành sức khỏe thực tập ở bệnh viện tuyến huyện sẽ không thể có chất lượng bằng thực tập ở bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương". Nêu vấn đề này, đại biểu đề nghị, Bộ trưởng cần có ý kiến về sự chênh lệch trình độ chuyên môn và điều kiện đào tạo giữa ngành sức khỏe của trường đa ngành và các trường y dược chuyên ngành.

Theo quy định hiện hành, các trường mở ngành đào tạo sức khỏe đều phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đặt ra mới nhận được quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhưng, theo đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung, một cơ sở giáo dục đại học đa ngành được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp quyết định mở ngành sức khỏe không thông qua xin ý kiến của Bộ Y tế. "Bộ Y tế đã đi khảo sát và thấy nhiều trường đã và đang triển khai giảng dạy không đáp ứng yêu cầu đào tạo của khối ngành sức khỏe. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức cuộc thanh tra nào chưa? Kết quả thanh tra như thế nào?", đại biểu hỏi.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, khi các trường mở mã ngành sức khỏe, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều lấy ý kiến Bộ Y tế. Và, Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện đang tiến hành rà soát, kiểm tra chương trình mới mở, nhất là với mã ngành sức khỏe. Trong quá trình này, Bộ trưởng khẳng định, sẽ lưu ý ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Tranh luận với Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) đề nghị Bộ trưởng cần có ý kiến về việc các trường đa ngành có nên đào tạo mã ngành sức khỏe không? Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Y tế đã trao đổi, thống nhất quan điểm về vấn đề này không?

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, đây là một vấn đề lớn, với trường đào tạo đa ngành phải xem xét chất lượng đào tạo. Bởi, có trường đa ngành ngành lớn, có lợi thế ở nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau, có thể hỗ trợ cho đào tạo y tế. Do vậy, đơn ngành hay đa ngành nên đào tạo y dược hơn phải căn cứ vào khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện đề ra, đặc biệt là cơ sở thực hành. "Trường đa ngành chưa chắc đáp ứng đủ các điều kiện, song cũng có trường đơn ngành chưa tốt, nên vấn đề không nằm ở đây", Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng cũng cho biết, xu hướng trên thế giới là các trường đại học đào tạo y lớn nhất đều nằm trong đại học đa ngành. Đây là thông lệ trên thế giới, không chỉ riêng quốc gia nào. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho biết, sẽ lưu ý về chất lượng đào tạo của những trường đa ngành mở chuyên ngành sức khỏe.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sao nam Vbiz nói về bê bối của Chi Dân: "Tôi đã khuyên đừng sử dụng nữa, nhưng..."
21:57:47 11/11/2024
Khi phú bà miền Tây làm mẹ chồng: "Lựa" con dâu trước rồi đợi con trai đủ tuổi, quà cưới "nhẹ nhàng" 15 cây vàng và cặp nhẫn kim cương
00:48:04 12/11/2024
Vợ NSƯT Vũ Luân lên tiếng về việc bị mẹ nuôi của chồng nói xấu sau lưng
21:28:10 11/11/2024
Linh Ngọc Đàm xác nhận chia tay, bạn trai tổng tài nói 1 câu nhói lòng
22:03:40 11/11/2024
Miss International bị chê như "ao làng": Sân khấu sơ sài kém sang, người đẹp Việt Nam ra sao?
21:22:14 11/11/2024
Mẹ đau đớn khi kiểm tra camera giám sát: Con 7 tuổi bị 2 cô giáo đánh tát hàng chục cái chỉ vì lý do nhỏ nhặt
00:49:54 12/11/2024
Mỹ nhân đẹp đến mức đổi đời chỉ nhờ 3 phút lên truyền hình, visual bất biến sau 25 năm mới đỉnh
23:30:19 11/11/2024
NSND Công Lý tươi tắn bên vợ trẻ, MC Mai Ngọc VTV đẹp nền nã
23:36:26 11/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tựa game phong cách chơi giống Black Myth: Wukong bất ngờ sale mạnh, giá thấp nhất trong lịch sử

Mọt game

07:10:43 12/11/2024
Tính tới thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều game thủ phá đảo xong tựa game của Game Science. Bên cạnh những câu hỏi đặt ra về DLC mới của trò chơi

Biểu tình sau lũ lụt lịch sử ở Valencia

Thế giới

07:08:27 12/11/2024
Khoảng 130.000 người Tây Ban Nha ngày 9.11 xuống đường để yêu cầu ông Carlos Mazon, lãnh đạo khu vực Valencia và người đã chỉ đạo ứng phó khẩn cấp sau trận lũ lụt thảm khốc gần đây khiến hơn 220 người thiệt mạng và 80 người mất tích, từ...

Vợ NSND Công Lý lên tiếng về tin đồn mang thai

Sao việt

07:08:01 12/11/2024
Ngọc Hà - bà xã NSND Công Lý khẳng định cô không mang thai và khi nào hai vợ chồng có tin vui, sẽ thông báo đến mọi người.

Chồng tôi luôn tranh trả tiền khi nhậu với bạn nhưng tiếc với vợ từng đồng

Góc tâm tình

07:07:30 12/11/2024
Chồng tôi luôn tỏ ra hào phóng với bạn bè, đi nhậu tốn tiền triệu vẫn tranh trả bằng được, nhưng với vợ con thì tiếc từng đồng, tôi mua cái váy cũng kêu hoang phí.

Độc đạo - Tập 31: Dũng "kính" chết thảm, Phùng đứng ngồi không yên

Phim việt

07:05:25 12/11/2024
Dũng kính bị Tiến tỉa bắn chết, điều này khiến Phùng đứng ngồi không yên và anh đích tham gia chỉ đạo tìm hiểu nguyên nhân án mạng.

Làng chùa Đại Ninh hút khách du lịch tâm linh

Du lịch

06:49:24 12/11/2024
Nằm ở vị trí cửa ngõ của thành phố Đà Lạt, huyện Đức Trọng không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh như thác Pongour, làng Gà, hay hồ Đại Ninh, mà còn được biết đến như một địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn.

Shipper 'rởm' đặt bẫy lừa tinh vi, người phụ nữ mất gần 100 triệu đồng

Pháp luật

06:46:09 12/11/2024
Ngày 11/11, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, đang điều tra, xác minh vụ người phụ nữ bị kẻ giả danh nhân viên giao hàng (shipper) gọi điện lừa đảo chiếm đoạt gần 100 triệu đồng.

Hwayoung hay T-ara là "rắn độc": Tội đồ lớn nhất trong scandal bắt nạt chấn động Kpop không phải là họ!

Sao châu á

06:42:12 12/11/2024
12 năm mải phân vai nạn nhân - tội đồ cho T-ara - Hwayoung, khán giả có lẽ đã bỏ qua 1 nhân vật đáng trách nhất trong vụ bắt nạt này.

Luật chơi vô nghĩa bị "ném đá" dữ dội của Chị Đẹp Đạp Gió 2024

Tv show

06:37:12 12/11/2024
Chương trình không đề ra bất kỳ luật chơi nào khiến các Chị Đẹp được phân hỗn loạn vào các liên minh. Thậm chí nhiều người còn không được hát ca khúc yêu thích đã chọn lúc đầu.

5 loại rau là "nhà vô địch" dưỡng chất tốt cho sức khỏe hiện đang vào mùa, mua về nấu loạt món tươi ngon và bổ dưỡng

Ẩm thực

05:59:14 12/11/2024
Các bạn nhất định phải ăn những loại rau này thường xuyên khi chúng đang vào mùa, đặc biệt là những nhà có người già và trẻ em.

Nữ thần sắc đẹp 1 năm đóng 4 phim cực hot, cả nhan sắc lẫn diễn xuất đều trên cả tuyệt vời

Hậu trường phim

05:57:42 12/11/2024
Mỹ nhân này nhận được vô vàn lời tán dương không chỉ vì sự nỗ lực chăm chỉ trong nghề mà còn vì nhan sắc đẹp tựa thiên nga.