Bộ trưởng Giáo dục: “Hai không” chưa đổ vỡ
“Vụ việc tại 11 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, với tư cách bộ trưởng, tôi nhận thiếu sót và nhận trách nhiệm”. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận thừa nhận tại phiên họp báo Chính phủ Thường kỳ tháng 6 diễn ra chiều 1/7.
Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT và giáo dục thường xuyên 2011 tại khu vực chấm thi của 11 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã có lưu hành một đáp án khác với đáp án của Bộ Giáo dục và đào tạo. Đáp án này có hướng dẫn mở hơn so với hướng dẫn của Bộ, theo chiều hướng nới lỏng nhằm có kết quả thi cao hơn.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: “Không có việc chỉ đạo hay ý ngầm, bật đèn xanh đèn đỏ”. Ảnh: VNE
Liên quan đến sự cố này, ông Luận khẳng định: “Việc có đáp án đó là sai và đây không phải là chỉ đạo từ Bộ cũng như địa phương. Việc này các địa phương phải xử lý nghiêm các cá nhân liên quan và rút kinh nghiệm. Bộ cũng đã tổ chức 2 hội nghị để đánh giá, kiểm điểm vụ việc.”.
Tuy nhiên, theo ông Luận, vụ việc này không gây ra ảnh hưởng lớn vì thí sinh của 11 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long chỉ chiếm 10,8% của cả nước, và cũng chỉ có 3 môn trắc nghiệm có đáp án ngoài luồng.
Video đang HOT
“Cũng không phải tất cả 11 tỉnh đều áp dụng đáp án chấm này, không phải hội đồng chấm thi nào cũng như thế. Sự việc này rút ra bài học sâu sắc, nhưng bảo cái này hay cái kia (cuộc vận động Hai không – PV) sụp đổ, tan vỡ thì không phải”, ông Luận cho biết thêm.
Người đứng đầu ngành Giáo dục cũng thừa nhận: “Để xảy ra sự việc như vậy, Bộ không biết mà phải nhờ báo chí, đó là cái yếu kém”.
Trước đó, trao đổi với báo chí về vụ nới lỏng chấm thi tốt nghiệp THPT ở 11 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định, không chấm lại bài thi của học sinh. Lý do nếu chấm lại, nhiều thí sinh sẽ không kịp dự thi ĐH, CĐ.
Theo Thứ trưởng Hiển, mục đích của chấm thẩm định là để xác nhận việc chấm thi có chính xác không, nhưng chỉ cần nhìn vào biên bản thống nhất chấm thi của các tỉnh thành trên đã thấy rõ có sai phạm. Như vậy không cần thiết phải chấm thẩm định.
Đánh giá về kết quả kỳ thi tốt nghiệp, ông Luận cho biết: “Tỷ lệ tốt nghiệp THPT của toàn quốc đạt hơn 95% (tăng hơn năm 2010) là bình thường. Riêng hệ giáo dục thường xuyên được đánh giá là tốt nghiệp “không bình thường” bởi có nơi trước đỗ thấp, nay đỗ cao và Bộ Giáo dục sẽ xem xét”.
Ông Luận cũng cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục xem xét điều chỉnh thi trong điều kiện hiện nay tới năm 2015, nghiên cứu đổi mới phương án thi và dạy sau năm 2015.
Theo VNN
Bộ trưởng Giáo dục nhận trách nhiệm vụ 'nới lỏng chấm thi'
"Việc xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long là thiếu sót. Tôi, với tư cách bộ trưởng cũng nhận trách nhiệm. Để xảy ra vụ việc ở các tỉnh như vậy mà Bộ không biết mà phải qua báo chí, đấy là cái yếu kém", Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận chia sẻ với báo chí.
Chiều 1/7, tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, đề thi chính xác, khoa học, bám sát chuẩn, đảm bảo kiến thức, phân hóa học sinh...
"Tỷ lệ tốt nghiệp THPT của toàn quốc đạt hơn 95% (tăng hơn năm 2010) là bình thường, xứng đáng với đầu tư của xã hội, Chính phủ, thầy cô cũng như nỗ lực của học sinh. Riêng hệ GDTX được đánh giá là tốt nghiệp "không bình thường" bởi có nơi trước đỗ thấp, nay đỗ cao và Bộ Giáo dục sẽ xem xét", tân Bộ trưởng nói.
Đề cập tới sự cố chấm thi ở 11 tỉnh ở đồng bằng Sông Cửu Long, ông Luận cho hay, các tỉnh này đã lưu hành đáp án chấm khác và Bộ đã tổ chức 2 hội nghị để đánh giá, kiểm điểm vụ việc.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: "Không có việc chỉ đạo hay ý ngầm, bật đèn xanh đèn đỏ". Ảnh: Nhật Minh.
"Về chủ trương, không có việc chỉ đạo hay ý ngầm, bật đèn xanh đèn đỏ. Việc có đáp án đó là sai và không phải là chỉ đạo của bộ cũng như địa phương nhưng chúng tôi cũng rút kinh nghiệm và đề nghị các địa phương xử lý các cá nhân liên quan và rút kinh nghiệm", ông Luận chia sẻ với báo giới.
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng thừa nhận: "Việc xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long là thiếu sót. Tôi, với tư cách bộ trưởng cũng nhận trách nhiệm. Để xảy ra vụ việc ở các tỉnh như vậy mà bộ không biết mà phải qua báo chí, đấy là cái yếu kém".
Tuy nhiên, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói thêm, sự cố này không gây ra ảnh hưởng lớn bởi thí sinh của 11 tỉnh chỉ chiếm 10,8% thí sinh cả nước, và chỉ 3 môn trắc nghiệm là có đáp án "ngoài luồng". "Cũng không phải tất cả 11 tỉnh đều áp dụng đáp án chấm này, không phải hội đồng chấm thi nào cũng như thế", ông Luận nói.
Trước đó, báo chí nêu hiện tượng các chuyên viên môn Ngữ văn của 11 Sở GD&ĐT ở đồng bằng sông Cửu Long đã họp tại Cần Thơ để ra biên bản thống nhất hướng dẫn chấm thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 môn Ngữ văn, nhưng có nghi vấn mục đích cuộc họp để nới lỏng chấm thi môn này.
Theo VNE