Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm trước Quốc hội
Trước vụ việc gian lận thi tốt nghiệp THPT 2019 gây bức xúc dư luận, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khi báo cáo trước Quốc hội đã nhận trách nhiệm, thiếu sót
Trong hơn 1 ngày thảo luận trên Hội trường, rất nhiều đại biểu Quốc hội nêu bức xúc liên quan đến gian lận thi cử cũng như bạo lực học đường. Không ít ý kiến bày tỏ lo ngại về chất lượng nền giáo dục và hiệu quả của công tác đổi mới trong giáo dục.
Báo cáo trước Quốc hội sáng nay (31/5), Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh công tác đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục là 1 trong nhiều nhiệm vụ phải thực hiện, khắc phục tình trạng một năm có 3 kỳ thi liền kề (tốt nghiệp THPT, Cao đẳng, Đại học) rất nặng nề.
Chính phủ ban hành chương trình hành động, giao bộ GDĐT xây dựng đề án với lộ trình đổi mới thi hướng tới một kỳ thi chung để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm cơ sở xét tuyển vào ĐH, CĐ. Bộ đã thực hiện chỉ đạo này và qua việc tổ chức thi đã giảm được áp lực.
Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ
Đề cập việc gian lận thi tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2018 gây bức xúc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, qua rà soát nguyên nhân thì phía Bộ GDĐT cũng như cá nhân là người đứng đầu ngành xin nhận trách nhiệm, thiếu sót.
Các thiếu sót mà vị Bộ trưởng này nêu ra là phần mềm thi trắc nghiệm còn lỗ hổng kỹ thuật nên bị kẻ xấu lợi dụng làm sai lệch kết quả thi; công tác quán triệt quy chế thi chưa được hướng dẫn tốt ở một số địa phương; công tác thanh kiểm tra chưa thực sự sâu sát ở một số khâu.
Cũng theo ông Phùng Xuân Nhạ, địa phương theo phân cấp cũng chưa thực hiện đủ trách nhiệm, trong đó có việc lựa chọn cán bộ tham gia chưa đáp ứng yêu cầu, thậm chí chính những người này chủ động thông đồng, kết nối với nhau để thực hiện nâng khống điểm.
Video đang HOT
Ngay sau khi phát hiện vụ việc, Bộ GDĐT đã cử đoàn thanh tra kiểm tra và có văn bản đề nghị Bộ Công an phối hợp làm rõ. Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt, làm nghiêm. Việc điều tra có kết quả bước đầu, nhiều cán bộ bị khởi tố, nhiều thí sinh bị các trường trả về. Hiện vẫn đang tiếp tục làm rõ và xử lý đối tượng liên quan.
“Chúng tôi tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm trong toàn ngành. Bộ Công an đã khởi tố và đang xử lý đối tượng liên quan. Địa phương cũng sẽ xử lý. Quan điểm là xử lý nghiêm khắc, cho ra khỏi ngành những cá nhân vi phạm” – ông Phùng Xuân Nhạ cho biết.
Để khắc phục những bất cập và đảm bảo kỳ thi tốt nghiệp THPT 2019 an toàn, Bộ GDĐT tăng cường quán triệt quy chế thi, hướng dẫn kỹ về nghiệp vụ, chú trọng khâu điều cán bộ chấm thi, coi thi và tăng cường thanh kiểm tra.
Ông Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết, khâu chấm thi sắp tới Bộ trực tiếp chỉ đạo, giao các trường ĐH đứng ra phụ trách; phần mềm được nâng cấp mã hoá toàn bộ dữ liệu, đánh phách; có camera giám sát khu vực thi…. Riêng với môn tiểu luận sẽ được chấm 2 vòng.
Bộ trưởng Bộ GDĐT cũng đề nghị cấp uỷ chính quyền địa phương và cử tri, đại biểu tăng cường giám sát để kỳ thi năm 2019 đảm bảo an toàn.
“Những vấn đề được nêu ra thì chúng tôi nhận thức được và đang thực hiện cương quyết. Có những đổi mới chưa thể có thể kết quả ngay được, sự lúng túng, thiếu sót là không tranh khỏi. Chúng tôi sẽ cương quyết khắc phục để làm tốt hơn” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói./.
Ngọc Thành
Theo VOV.VN
Nếu phúc tra cả nước, liệu còn phát hiện vi phạm thi?
ĐB Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) đặt vấn đề như thế trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội.
ĐB Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) Ảnh: Như Ý
Nhắc lại vụ việc gian lận thi cử lớn nhất từ trước đến nay, ĐB Nguyễn Lân Hiếu cho biết, cử tri vừa mong mỏi, vừa theo dõi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xử lý nghiêm, chỉ ra những thiếu sót trong công tác tổ chức kỳ thi quốc gia và người chịu trách nhiệm cụ thể.
"Không thể nói hoàn toàn là lỗi địa phương vì không phải chỉ một mà là nhiều địa phương phát hiện gian lận thi cử trong kỳ thi vừa qua", ông Hiếu nói.
Theo ông, mỗi năm một lần, bộ thay đổi cách thức thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhưng càng cải cách kết quả càng kém hơn, nhiều tiêu cực bị phát hiện hơn... Bộ không đánh giá về kết quả thi hằng năm của các tỉnh, thành phố, tỷ lệ điểm, nếu phân tích kết quả không thể không đặt dấu hỏi, vì sao nhiều tỉnh miền núi điểm khá giỏi lại cao hơn Hà Nội, TPHCM.
"Nếu phúc tra cả nước, tôi tin sẽ còn rất nhiều vi phạm trong kỳ thi vừa qua. Đây là lỗi hệ thống, lỗi quy trình rất cần có người chịu trách nhiệm trước nhân dân. Có như vậy, trong tương lai các thử nghiệm của Bộ GD&ĐT về quy trình thi cử nói riêng và trong hệ thống giáo dục nói chung mới bảo đảm tính nghiêm túc, khoa học và hiệu quả", ông Hiếu nói.
Một nền giáo dục không nói dối
Cho rằng trong giáo dục, việc đánh giá kết quả là hết sức quan trọng, nhưng theo ông Hiếu, phương pháp cải cách của Bộ GD&ĐT chưa đúng. "Trong phiên thảo luận về giáo dục, nhiều người đã bàn về triết lý giáo dục, trước mắt chúng ta cần đưa ra nguyên tắc giáo dục rất đơn giản nhưng cần thiết lúc này là một nền giáo dục không nói dối. Không thể tạo nên một sản phẩm giáo dục hoàn hảo khi chúng ta chấp nhận nói dối từ những năm đầu tiên các con cắp sách tới trường", ông Hiếu nói.
Đồng tình với ý kiến trên, ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng, chưa cần nói đến vấn đề tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2018, giáo dục vẫn được coi là khoảng tối. Giáo dục là lĩnh vực phức tạp, được cả xã hội quan tâm, nhưng từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ GD&ĐT cứ loay hoay với nhiều những vấn đề mà ít đem lại kết quả để đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra. Cải tiến nối tiếp cải tiến trong khi chưa mang lại kết quả gì rõ ràng thì tiêu cực, sai phạm lại nảy sinh.
"Thử hỏi rằng rồi nên giáo dục của chúng ta sẽ đi về đâu khi mà hiện trạng giáo dục như vậy. Tiêu cực trong giáo dục khá nặng nề, cộng với thị trường văn bằng chứng chỉ giả rất sôi động", ông Cương nói.
Về sai phạm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018, ông Cương nhận xét: Bộ GD&ĐT chưa thấy hết hệ quả tệ hại mà sai phạm đó mang lại. Nó khiến xã hội mất niềm tin vào giáo dục nước nhà. Ngay cả sai phạm khi xảy ra thì không phải bộ phát hiện mà do một nhóm các thầy giáo ở Hà Nội phát hiện, tố giác rồi bộ mới vào cuộc. Nhưng điều đáng nói hơn là khi làm rõ được sai phạm thì việc công khai danh tính của những học sinh và phụ huynh liên quan đến sai phạm thì bộ không có chính kiến rõ ràng.
"Sau sai phạm năm 2018, bộ đang nỗ lực cải tiến kỳ thi năm 2019 nghiêm túc và an toàn nhưng ai dám bảo đảm sai phạm đó sẽ không xảy ra", ông Cương đặt vấn đề.
"Hành vi ăn cướp, vô liêm sỉ"
"Tiêu cực trong thi cử năm 2018, là giọt nước tràn li buộc ngành giáo dục phải xem xét và đánh giá lại hiệu quả thực chất của việc nhập hai kỳ thi phổ thông và tuyển sinh đại học. Phải xem lại phương pháp coi thi, phương pháp chấm thi, nhằm hạn chế thấp nhất tiêu cực trong thi cử.
Tôi có thể gọi hành động gian lận thi cử trong năm 2018 là hành vi ăn cướp, là vô liêm sỉ, vì đã đánh mất cơ hội, cướp mất tương lai của các cháu học thật và thi thật. Hành động gian lận thi cử đã làm băng hoại nền tảng xã hội và nền giáo dục nước nhà. Chính phủ, Bộ GD&ĐT nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá trúng thực chất những vấn đề tồn tại của ngành, có những giải pháp mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn nữa để cứu vãn nền giáo dục nước nhà", ĐB Thái Trường Giang (Cà Mau).
VĂN KIÊN - LUÂN DŨNG
Theo Tiền phong
Gian lận thi cử làm "nóng" nghị trường Công tac giao duc, đăc biêt la viêc phân luông hoc sinh hay gian lân thi cư trong thơi gian qua, la môt trong nhưng môi quan tâm cua nhiêu đai biêu Quôc hôi tai phiên thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2019 vao...