Bộ trưởng GD&ĐT: Có thể lùi thời gian áp dụng sách giáo khoa mới

Theo dõi VGT trên

Theo ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ GD&ĐT có thể xin lùi một năm áp dụng sách giáo khoa, chương trình giáo dục phổ thông mới nếu chưa yên tâm về chất lượng và điều kiện thực hiện.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc cùng Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tại Hà Nội, ngày 30/5.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Trưởng ban chỉ đạo cho biết hiện nay, công tác biên soạn và chuẩn bị điều kiện thực hiện chương trình, sách giáo khoa đang được chuẩn bị tích cực. Ban phát triển chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã tiếp thu ý kiến đóng góp của dư luận và xin ý kiến cụ thể của các chuyên gia, nhà khoa học, các sở GD&ĐT, giáo viên, người dân, học sinh.

Các ý kiến đóng góp đã được trao đổi trên tinh thần khách quan, khoa học nhằm mục tiêu xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể hiện đại, tiếp cận xu thế quốc tế nhưng vẫn tránh quá tải cho học sinh.

Việc thiết kế các môn học và hoạt động giáo dục đi theo hướng tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở lớp học trên, chú trọng giáo dục hướng nghiệp, phân luồng. Bộ GD&ĐT đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK theo chương trình mới.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT tiến hành rà soát đội ngũ giáo viên, bắt tay ngay vào việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và điều chỉnh phương pháp dạy học chương trình hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực để giáo viên làm quen.

Bộ trưởng GD&ĐT: Có thể lùi thời gian áp dụng sách giáo khoa mới - Hình 1

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam họp với lãnh đạo Bộ GD&ĐT về công tác biên soạn, các bước chuẩn bị cho việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới . Ảnh: Báo chính phủ.

GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, khẳng định chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung, lựa chọn và triển khai kế hoạch giáo dục sao cho phù hợp thực tế.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đ.ánh giá cao sự chủ động, tích cực của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng, đây là vấn đề lớn, phức tạp với khối lượng công việc nhiều và liên quan nhiều tổ chức, cá nhân. Trong quá trình dự thảo và lấy ý kiến góp ý rộng rãi của dư luận, có những quan điểm khác nhau, trái chiều thì phải lắng nghe, chắt lọc để tiếp thu, đồng thời giải thích, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của xã hội.

Video đang HOT

“Tinh thần là phải bảo đảm chất lượng là trên hết. Chúng ta làm khẩn trương nhưng phải chắc chắn”, Phó thủ tướng đặc biệt lưu ý.

Đối với những vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục tổ chức các chuyên đề, hội thảo chuyên sâu với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học như phương án phân luồng; số môn học tự chọn, bắt buộc; dạy học ngoại ngữ, tin học; phương pháp giáo dục STEM, mức độ tự chủ của các trường, quan điểm đa dạng trong việc biên soạn sách giáo khoa.

Bộ trưởng GD&ĐT cho biết ngành giáo dục đang hết sức tích cực, nỗ lực cao nhất để có thể triển khai chương trình, sách giáo khoa mới vào năm học 2018-2019 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên, trong trường hợp chưa thực sự yên tâm về chất lượng và điều kiện thực hiện, Bộ GD&ĐT sẽ báo cáo để Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội đề nghị điều chỉnh thời điểm bắt đầu áp dụng là năm học 2019-2020.

Theo Zing

Chương trình giáo dục phổ thông: Đừng làm kiểu bình mới rượu cũ

Chương trình giáo dục phổ thông nếu chỉ thay đổi tên môn học, không khắc phục được những nhược điểm cũ thì rõ ràng không có lý do để tồn tại.

Đó là nhận định của thạc sĩ Lê Minh Tiến, tốt nghiệp thủ khoa khoa Xã hội học - ĐH KHXH&NV TP.HCM, lấy bằng thạc sĩ Xã hội học tại Bỉ, hiện là giảng viên của khoa Xã hội học - Công tác xã hội - Đông Nam Á, Đại học Mở TP.HCM.

- Bộ GD&ĐT vừa công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới với nhiều thay đổi mạnh mẽ và kỳ vọng cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam trong thời gian sắp tới. Thạc sĩ có nhận xét gì về Chương trình giáo dục phổ thông mới này?

- Trong bất cứ lĩnh vực nào, khi muốn thay cái cũ bằng cái mới thì thông thường người ta phải tiến hành đ.ánh giá toàn diện những cái được, cái tốt và những cái chưa được, những cái còn bất cập của cái cũ để từ đó thiết kế cái mới nhằm phát huy những cái được và khắc phục những bất cập của cái cũ.

Chương trình giáo dục phổ thông: Đừng làm kiểu bình mới rượu cũ - Hình 1

Thạc sĩ Lê Minh Tiến.

Đọc Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT), chúng tôi không thấy nhóm soạn thảo có bất cứ đ.ánh giá nào về Chương trình GDPT hiện hành mà chỉ nói chung chung là "Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học".

"Nền giáo dục hiện hành chủ yếu dạy để thi chứ không phải học để sống, học để làm người.

Do đó, các thầy cô gần như chỉ chú trọng dạy về kiến thức khoa học để thi chứ không dạy về kỹ năng, dạy về lối sống để học sinh có thể phát triển hài hòa về tri thức lẫn nhân cách".

Thạc sĩ Lê Minh Tiến

Vấn đề đặt ra là theo Nhóm soạn thảo Chương trình mới, đâu là những ưu điểm của các chương trình đã có của Việt Nam để Chương trình mới kế thừa?

Các chương trình đã có là chương trình hiện hành hay toàn bộ những chương trình đã và đang được áp dụng cho nền GDPT Việt Nam từ trước đến nay?

Nhóm soạn thảo đã có những nghiên cứu, đ.ánh giá nào và bằng phương pháp gì để nhận diện những ưu điểm của (các) chương trình cũ? Những nghiên cứu, đ.ánh giá ấy có đáng tin cậy không, có được công bố và bảo vệ trước giới học thuật để đảm bảo tính khả tín hay không?

Rõ ràng là chúng ta không biết được những điều này và do đó không thể biết được Chương trình mới kế thừa cái gì, khắc phục cái gì của những chương trình cũ.

- Vậy theo thạc sĩ, đâu là những tồn tại, bất cập của chương trình cũ đã đến lúc cần phải thay đổi là gì?

- Những bất cập của Chương trình phổ thông hiện hành không đâu xa mà là những vấn đề được dư luận báo chí thường đề cập trong nhiều năm qua.

Trước hết là vấn nạn dạy thêm - học thêm: Đây là một trong những vấn đề xã hội nhức nhối của xã hội trong thời gian dài và đến nay vẫn chưa khắc phục được.

Trong nhiều nguyên nhân dẫn tới dạy thêm-học thêm là vì chương trình GDPT hiện hành bị đ.ánh giá là quá nặng nề, chứa đựng quá nhiều kiến thức hàn lâm khiến cho các em học sinh không thể tiêu hóa nổi nếu chỉ học trên lớp.

Từ đó dẫn đến vấn nạn dạy thêm - học thêm dai dẳng trong xã hội. Vậy Chương trình mới có đảm bảo rằng nội dung chương trình sẽ chỉ cần học trên lớp là đủ mà không cần phải đi học thêm như chương trình hiện hành không?

Thứ hai, nền giáo dục hiện hành của chúng ta thường được đ.ánh giá là nền giáo dục chủ yếu dạy học để thi chứ không phải học để sống, học để làm người. Do đó, các thầy cô gần như chỉ chú trọng dạy về kiến thức khoa học để thi chứ không dạy về kỹ năng, dạy về lối sống để học sinh có thể phát triển hài hòa về tri thức lẫn nhân cách.

Mà việc học kiến thức khoa học để thi lại do chương trình chứa đựng quá nhiều kiến thức nên giáo viên không có thời gian chứ không phải do giáo viên không muốn giáo dục nhân cách cho học sinh.

Vấn nạn kế tiếp của giáo dục phổ thông cũ là hình như chỉ đ.ánh giá học sinh qua điểm số, phân biệt giữa môn chính và môn phụ khiến các em học sinh lẫn giáo viên phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức cho các môn chính để thi có điểm số cao và gần như lơ là thậm chí là xem thường các môn học bị cho là các môn phụ, tức những môn không được tính điểm để xét lên bậc học cao hơn (hiện lớp 5 lên lớp 6 chỉ dựa vào điểm của hai môn là Toán và Tiếng Việt).

Vậy Chương trình mới sẽ khắc phục điều này như thế nào hay vẫn giữ cách đ.ánh giá như cũ? Đây là điều chưa được nói đến trong Dự thảo của Chương trình mới.

Qua một vài vấn đề nêu trên, chúng tôi cho rằng Nhóm soạn thảo Chương trình mới cần phải có một đ.ánh giá toàn diện và khả tín về những ưu khuyết điểm của (các) chương trình GDPT cũ và phải thiết kế Chương trình mới trên cơ sở phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của các chương trình đã và đang được áp dụng tại Việt Nam.

Chứ nếu chỉ thay đổi tên môn học trong khi không khắc phục được những nhược điểm của các chương trình cũ thì rõ ràng là Chương trình mới không có lý do để tồn tại.

Theo Nguyễn Dũng / T.iền Phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Midu đăng tâm thư xin lỗi sau đám cưới, Sam lộ cảnh "sượng trân" liền đáp trả
13:49:51 04/07/2024
Vụ mất 26,5 tỷ trong tài khoản: bị hại "trắng tay", ngân hàng hết trách nhiệm
15:11:14 04/07/2024
Hồ Ngọc Hà đưa 3 nhóc tỳ nghỉ hè ở Pháp, bức ảnh Subeo và Kim Lý thành tâm điểm vì chi tiết này
14:22:45 04/07/2024
Nam Em công khai ảnh cưới, khoe hạnh phúc bên Bùi Hữu Cường, CĐM tố gian xảo
14:36:00 04/07/2024
Á hậu Phương Nhi sắp gả vào hào môn, liền quên quá khứ dứt áo khỏi Sen Vàng?
13:34:12 04/07/2024
NÓNG: Nine Naphat chính thức tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok, rưng rưng suýt bật khóc tại họp báo
16:37:38 04/07/2024
Chưa Biết bị cơ quan chức năng tóm, lộ mặt thật, đăng tâm thư hẹn 2025 tái xuất?
16:08:45 04/07/2024
Cặp đôi Vbiz lần đầu đối mặt hậu ly hôn, đàng trai bị soi làm 1 việc không ai ngờ
15:08:43 04/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Clip buồn nhất hôm nay: Nine Naphat khóc nức nở sau họp báo tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok vì lý do này

Sao châu á

19:03:03 04/07/2024
Khoảnh khắc này khiến netizen khắp nơi cũng buồn bã và tiếc nuối cho cặp đôi vàng Baifern Pimchanok - Nine Naphat.

Shark Bình "khoá môi" tình cảm Phương Oanh, một Hoa hậu không ngừng cảm thán

Sao việt

18:59:35 04/07/2024
Sau khi kết hôn, Phương Oanh và Shark Bình vẫn luôn thể hiện tình cảm dành cho nhau. Cặp đôi tình tứ ngồi sát rạt bên nhau và còn khoá môi cực ngọt ngào.

Dẫn con đi họp lớp, thằng bé vô tình đạp trúng cô bạn mang bầu và cái kết cay đắng

Góc tâm tình

18:12:22 04/07/2024
Bạn bè đôi khi thật khó hiểu, tôi chẳng biết mình đã cư xử sai hay do cả lớp đang ghen tị với sự giàu có của tôi nữa? Sau khi tốt nghiệp đại học, mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một con đường riêng.

Bắt nguyên Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Bình Thuận trong vụ án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết

Pháp luật

18:12:11 04/07/2024
Được biết, dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết (diện tích 62ha), do do Công ty CP Rạng Đông làm chủ đầu tư có diện tích đất 62ha vốn là sân golf Phan Thiết

Bạn gái tin đồn Win Metawin: Nữ chính phim "bách hợp" có body căng đét dù style khá nhẹ nhàng

Phong cách sao

18:04:31 04/07/2024
Ngày 3/7, cộng đồng mạng Việt Nam lẫn quốc tế được một phen bất ngờ bởi tin đồn hẹn hò của nam thần xứ chùa vàng Win Metawin được nổ ra. Trong những hình ảnh được chia sẻ, cặp đôi được bắt gặp đang cùng nhau mua sắm và dạo phố tại Hàn Q...

Tóc giả làm từ thân chuối tại châu Phi

Thế giới

17:58:42 04/07/2024
Gần một thập kỷ sau, ở t.uổi 42, Tumusiime là giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Cheveux Organique, công ty sản xuất tóc nối và tóc giả làm từ sợi chuối.

Dân mạng rần rần ủng hộ Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai vì là "hàng real" mua bản quyền!

Tv show

17:44:45 04/07/2024
Khi tạm gác sự nổi tiếng, nét đặc biệt cá nhân để làm việc cùng nhiều người khác thì các anh tài sẽ ra sao - đó là sự tò mò mà khán giả chờ đợi ở Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai.

Taylor Swift bị nói là hình mẫu xấu, netizen phẫn nộ, đáp trả gay gắt người chê

Sao âu mỹ

17:24:28 04/07/2024
Giọng ca nổi tiếng toàn cầu Taylor Swift bất ngờ bị chê trách, cho rằng là một hình mẫu xấu không xứng đáng được thần tượng. Ngay lập tức, làn sóng tranh cãi đã bắt đầu nổ ra, vô cùng gay gắt.

Kairon TV: Gia đình phá sản, nợ nần, từng đòi đuổi Mr. Vịt ra khỏi Hero Team

Netizen

17:08:25 04/07/2024
Gia đình phá sản, nợ nần, phải nghỉ học để phụ ba mẹ, Kairon TV bước chân làm YouTube như đuối nước gặp phao. Giờ đây, anh chàng là 1 trong những trụ cột của Hero team với kênh youtube hơn 3 triệu lượt đăng ký.

Giá cát-xê của ca sĩ sở hữu kênh YouTube có số người đăng ký cao nhất Việt Nam

Nhạc việt

16:43:45 04/07/2024
Với thành tích này, Sơn Tùng tất nhiên mở rộng khoảng cách để giữ vững ngôi vị nghệ sĩ Vpop có lượt đăng kí theo dõi cao nhất trên YouTube, thành tích anh giữ vững suốt nhiều năm qua.

Trực tiếp T1 vs BLG - LOL Esports World Cup 2024

Mọt game

16:29:20 04/07/2024
Tối ngày 04/07, trận đấu đầu tiên của bộ môn Liên Minh Huyền Thoại tại Esports World Cup 2024 sẽ chính thức diễn ra với sự góp mặt của hai đội tuyển T1 và BLG.