Bộ trưởng GD-ĐT: ‘Điểm Sử thấp là vấn đề của thời đại’
“Nhìn kỹ sẽ thấy môn lịch sử kém thu hút, điểm lịch sử thấp không phải chỉ ở Việt Nam. Đó là chuyện của thời đại, của thế hệ này, do sự biến đổi, đòi hỏi của thị trường lao động”.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã nói như vậy hôm 29/7, bên lề kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII, khi được hỏi về tình trạng điểm thi môn Lịch sử thấp kỷ lục trong kỳ thi đại học vừa qua.
- Kỳ thi đại học vừa rồi mới được công bố ở một số trường nhưng môn Lịch sử có hàng nghìn điểm 0. Bộ trưởng nghĩ gì về điều này?
- Không nên nói một chiều. Nói chung, cần phải nhìn nhận đầy đủ, toàn diện. Bây giờ hô hào các cháu phải học ngoại ngữ, học tiếng Anh, tin học… thì có những thứ như lịch sử và cả văn học bị xem nhẹ hơn thì cũng đừng coi là thảm họa. Mình cần điều chỉnh, nhưng đừng coi thế là thảm họa rồi quy trở lại đấy là một tội là chú trọng đẩy cái này để sao nhãng cái kia. Làm gì thì cân nhắc cho kỹ, đừng cân nhắc, quy chụp một chiều.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận.
Video đang HOT
Điểm lịch sử thấp là vấn đề của thời đại. Hãy nhìn rộng ra nhiều nước, như Mỹ và nhiều nước trên thế giới cũng có hiện tượng đó. Khi khoa học lịch sử, tiếng nói của nó trong cuộc sống hiện đại hôm nay ít, khi mà cơ hội tìm việc làm của những người giỏi sử ít. Thử hỏi tin học có gì hấp dẫn, hay ho không – không có gì cả. Nhưng nếu không có nó thì người ta không thể sống trong xã hội hiện đại thì người ta phải học và khi học nó người ta lại tìm thấy cơ hội có thu nhập cao, cuộc sống ổn thỏa thì người ta sẽ thấy hay. Còn như ca hát là chuyện vui nhất nhưng có phải ai cũng đi hát đâu, phải đi học. Vậy nên có những thứ phải do thời đại, do xu thế phát triển.
- Quan điểm của Bộ trưởng thế nào khi có ý kiến cho rằng nguyên nhân việc này chủ yếu do vấn đề dạy và học?
- Đấy là một ý kiến và cũng là một ý kiến có khía cạnh đúng của nó, nhưng nếu đổ hết tất cả cho việc này thì lại là chuyện khác. Tôi thì nghĩ việc dạy lịch sử là để hiểu biết truyền thống, bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm, chứ còn hướng tới việc yêu cầu học sinh nhớ thì nay nhớ xong mai lại quên thì không nên. Báo chí và các thầy cô nói về việc này là đúng. Bản thân tôi cũng từng nói với anh Dương Trung Quốc về việc phối hợp với Viện lịch sử để nghiên cứu thay đổi nhưng việc thay đổi cũng không phải đơn giản đâu. Nhưng đổ hết tất cả việc ấy cho vấn đề dạy học thì không đúng. Tôi xin nhắc lại là đừng cực đoan.
- Hiện nay trong sách tham khảo, nhất là sách cho thiếu nhi có những nội dung “người lớn” nhạy cảm, đôi khi cả những chuyện xuyên tạc. Theo ông, cần phải làm gì để kiểm soát?
- Cần thứ nhất là khâu kiểm duyệt của các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó cũng cần tạo dư luận xã hội. Có những cái có thể dùng luật điều chỉnh nhưng cũng có những cái cần phải dư luận vì đôi khi những cái đó áp vào quy định là sai trái rồi xử lý vi phạm không được nên cần tạo dư luận, cảnh báo người dùng, lên án người làm ra sản phẩm bằng dư luận. Nhiều cái chỉ dư luận mới làm được. Không chỉ với trẻ con, ngay các ấn phẩm cho người lớn giờ cũng có bao nhiêu thứ rất độc hại mà xử lý rất khó, chỉ có thể trông chờ vào dư luận.
Theo BĐVN
'Không nên coi điểm thi Sử thấp là thảm họa'
"Khi khoa học lịch sử có ít tiếng nói trong cuộc sống hiện đại, khi cơ hội tìm việc làm của những người giỏi Sử ít đi thì môn này sẽ không hấp dẫn học sinh", Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận trao đổi với VnExpress bên hành lang Quốc hội, ngày 29/7.
- Trong kỳ tuyển sinh đại học năm nay, môn Lịch sử có nhiều điểm 0, Bộ trưởng nói gì về vấn đề này?
- Đã là cuộc thi tuyển đại học thì đề thi có sự phân loại để tuyển chọn. Vừa qua, học sinh theo đuổi ngoại ngữ, tin học... những môn như Lịch sử và Văn học bị xem nhẹ hơn chút. Chúng ta đừng coi đó là thảm họa rồi quy là chú trọng đẩy cái này, sao nhãng cái kia.
Kể cả nước Mỹ và nhiều nước khác đều có tình trạng này chứ không phải chỉ ở Việt Nam. Khi mà khoa học lịch sử có ít tiếng nói trong cuộc sống hiện đại, khi mà cơ hội tìm việc làm của những người giỏi Sử ít đi thì môn Sử sẽ không hấp dẫn học sinh như các môn khác. Nếu không có tin học thì người ta sẽ không sống được trong cuộc sống hiện đại, vì thế họ phải học. Và khi học rồi sẽ tìm thấy thu nhập cao, công việc tốt thì người học tự dưng thấy hay.
Có những thứ mà do thời đại, do xu thế phát triển mà người ta phải học. Trở lại vấn đề, điểm Sử thấp, môn Sử kém hấp dẫn là chuyện của thời đại, của thế hệ này dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ, sự đòi hỏi của thị trường lao động.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: "Sẽ phải thay đổi cách học sử". Ảnh: Tiến Dũng.
- Theo các nhà giáo dục, điểm thi Lịch sử thấp là do chính cách dạy và học môn Lịch sử còn giáo điều. Quan điểm của Bộ trưởng?
- Việc dạy học sinh đánh trận này trận kia dẹp bao nhiêu giặc, thu bao nhiêu vũ khí thì đúng là không nên, phải thay đổi. Bản thân tôi cho rằng dạy sử là để học sinh hiểu biết truyền thống, tăng cường lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, có ý thức trách nhiệm với đất nước chứ dạy sử để bắt các em nhớ số liệu thì phải thay đổi. Phản ứng của xã hội trong chuyện này là đúng. Tôi cũng từng nói với nhà sử học Dương Trung Quốc là phải có sự phối hợp để thay đổi cách dạy sử hiện nay dù đây là chuyện không đơn giản. Nhưng tôi vẫn khẳng định nếu đổ hết lỗi cho việc dạy sử là không đúng, không nên cực đoan.
- Vậy theo ông, cần thay đổi cách dạy và học Lịch sử như thế nào?
- Đó là điều cần bàn. Mục tiêu của chúng ta là thay đổi giáo dục căn bản và toàn diện, trong đó có việc thay đổi mục tiêu, chương trình, nội dung phương pháp dạy và học. Về môn Sử, chúng tôi đã trao đổi với Hội Sử học Việt Nam để phối hợp thay đổi. Môn Địa lý, Văn học cũng đều phải xem xét thay đổi. Nhưng thay đổi sách giáo khoa thì không phải làm ngay được mà phải có quy trình. Nếu thay đổi một cách sạch trơn, liên tục thì thành tùy tiện.
- Bộ trưởng nghĩ gì về việc rất nhiều người dân Việt Nam thuộc lịch sử Trung Quốc, trong khi lịch sử Việt Nam lại được nhớ đến không nhiều?
- Đúng là như vậy, nhưng đó không phải là chuyện của giáo dục mà đó là vấn đề của xã hội. Người ta biết về lịch sử Trung Quốc không phải là do được học về lịch sử nước này, mà thông qua xem phim đọc truyện Trung Quốc. Vì vậy, sẽ phải thay đổi cách học sử, nhưng thay đổi thế nào thì cần bàn rộng rãi trong giới sử học, các nhà giáo, chuyên gia lịch sử. Chúng tôi sẽ xem xét để sớm thay đổi cách dạy các môn xã hội, trong đó có lịch sử.
Theo VNE
"Điểm Sử thấp là vấn đề của thời đại" " kém thu hút,iểm lị thấp không phải chỉ ở Việt Nam, ở châ Á. Đó là chuyện của thờiại, của thế hệ này, do cách mạng khoa học công nghệ, do sự biếnổi,òi hỏi của thị trường laoộng...". Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận traoổi với báo chí về hiện tượngiểm Lị trong kỳ thiại học vừa qua thấp kỷ lục. Kỳ...