Bộ trưởng gây ấn tượng và cái ‘vòng kim cô’

Theo dõi VGT trên

Không tháo nổi chiếc “vòng kim cô” học để thi, ngành giáo dục nước Việt chắc chắn vẫn có thể bị rớt, không qua nổi cánh cửa hội nhập văn minh.

Ấn tượng nhất với xã hội tại phiên chất vấn kỳ họp Quốc hội vừa qua có lẽ là Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Ông nhận được câu hỏi của 49 đại biểu, 18 đại biểu đã tranh luận với câu trả lời của ông.

Số lượng câu hỏi và số đại biểu tranh luận lại với Bộ trưởng GD&ĐT cho thấy độ “nhạy cảm” của giáo dục – một lĩnh vực rộng lớn liên quan đến số phận hàng triệu người Việt trẻ tuổi, liên quan đến hạnh phúc hoặc nỗi thất vọng của mọi gia đình, ra sao.

Mỗi câu hỏi của các đại biểu về các chủ đề giáo dục cho thấy nỗi lo lắng của chính họ, không chỉ là đại diện cho dân, mà còn là của các bậc ông bà, cha mẹ. Những câu trả lời của ông Bộ trưởng GD&ĐT cũng rất chân thành.

Nhưng người viết bài lại thấy giáo dục sẽ khó mà trở thành nguồn lực phát triển của quốc gia, chừng nào còn luẩn quẩn trong một cái “vòng kim cô”. “Vòng kim cô” đó là gì?

Bộ trưởng gây ấn tượng và cái vòng kim cô - Hình 1

Giáo dục còn nhiều điều vướng mắc, luẩn quẩn.

‘Ú òa’ và ’sức dầu gió’

Chú ý theo dõi, những câu hỏi và quan tâm nhiều nhất của các đại biểu vẫn xoay quanh chuyện dạy thêm học thêm, thi trắc nghiệm, học sinh học quá tải… vừa bi lại vừa hài.

Bi vì những câu hỏi đặt ra cho ngành giáo dục thật ra rất xưa cũ, từng là câu hỏi của cả xã hội gần 30 chục năm qua, nhưng nay vẫn tiếp tục được đặt ra.

Điều này cho thấy ngành giáo dục có vẻ như hồn nhiên chơi trò “ú òa”, bởi chưa bao giờ trả lời dứt điểm và thỏa mãn cho xã hội những vấn đề này, bằng quan niệm và giải pháp của ngành mình.

Tỷ như câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM), Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) về vấn nạn dạy thêm: Không cấm dạy thêm học thêm là đúng, nhưng phải cấm tình trạng lợi dụng dạy thêm học thêm gây bức xúc xã hội. Một số thầy cô không dạy hết nội dung chương trình ở lớp mà để về nhà dạy, hoặc là khi kiểm tra học sinh thì lại kiểm tra kiến thức dạy thêm.

Tỷ như câu hỏi của đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận), của đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội), Hồ Thị Minh (Quảng Trị) nhức nhối trước hiện tượng 191.000 sinh viên ra trường, thất nghiệp vì không xin được việc làm, gây lãng phí nguồn lực.

Đại biểu Phạm Quang Dũng (Nam Định) còn thẳng thắn: Ngành giáo dục nhiều năm cải cách mà chất lượng giáo dục vẫn tệ như vậy, thua cả những năm 60-70 của thế kỷ trước. Chúng tôi là những người sử dụng lao động, bây giờ sinh viên ra trường không viết nổi cái công văn, cái giấy mời. Chúng tôi phải đào tạo lại 3-5 năm sau thì mới tạm được.

Và hài vì có đại biểu hỏi về thi trắc nghiệm nhưng dường như không hiểu những quy định tối thiểu về đề thi trắc nghiệm. Tỷ như đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Nga (Hải Dương): Các cháu đi thi về nói với tôi rằng chỉ thích thi trắc nghiệm.

Phòng thi của các cháu chọn ra một bạn học giỏi nhất, cho bạn đó sức dầu gió rất nhiều, để khi trả lời trắc nghiệm thì cứ phương án một bạn ấy ho một tiếng, phương án hai thì ho hai tiếng, cả phòng thi sẽ tích theo các phương án mà bạn ấy ho.Trong quy chế thi không ai cấm thí sinh… ho. Như vậy đây có phải là phương án tốt hay không?

Một chủ trương không còn mới, nhưng cơ sở giáo dục nào đó đã không nắm được nguyên tắc đề thi trắc nghiệm (có rất nhiều mã đề, và học sinh ngồi cạnh nhau không cùng một mã). Vậy thì tiếng ho của trò vô tình “tố cáo” ngành giáo dục ở các địa phương hiểu và triển khai chủ trương thi trắc nghiệm… ra răng?

Video đang HOT

Cho dù Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khá cầu thị, khi ông liên tục nhận trách nhiệm, hứa hẹn, nhưng làm sao những vụ việc giáo dục nhức nhối đó có thể được “hóa giải” nếu bản chất của ngành giáo dục hiện nay không gỡ nổi “vòng kim cô” khắc nghiệt của chính mình.

Đó là “học để thi”- mà không phải “học để làm”? Liệu Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có nhìn ra được cái “vòng kim cô” này không? Hay ông cũng lại… đồng cảm?

Chính cái “vòng kim cô” học để thi, khiến cho trẻ em từ lứa tuổi tiểu học đã phải học thêm học nếm rất cực, đến mức xã hội từng thốt lên: Trẻ em bị đánh cắp tuổi thơ. Dù ngành giáo dục từng ban hành những văn bản hành chính nghiêm cấm.

Bởi nếu không học thêm, dạy thêm, ngành lấy đâu thành tích điểm số cao? Để giáo viên chủ nhiệm báo công với hiệu trưởng? Để hiệu trưởng báo công với giám đốc sở? Để giám đốc sở báo công với chủ tịch tỉnh? Cái vòng báo công liên hoàn từ cấp thấp đến cấp cao, nó đã… “hành” không thương tiếc đứa trẻ ở lứa tuổi đẹp nhất.

Ai có lỗi khi tự đeo “vòng kim cô” này cho ngành mình? Hay chính ngành giáo dục?

“Vòng kim cô” học để thi đó cũng rất tinh vi mà đầy khiếm khuyết ở ngay bậc đào tạo nguồn nhân lực: Tuyển sinh “đầu vào” đại học thì chen chúc, khắc nghiệt, nhưng các trường lại không kiểm soát được quá trình đào tạo, lại rất thiếu “hành” (thực hành, nghiên cứu, lao động sản xuất), tất yếu sẽ dẫn đến “đầu ra” không đáp ứng thị trường lao động, mặc dù điểm tốt nghiệp có thể rất cao.

Một ngành giáo dục, dù có thể đưa đến con số đào tạo sinh viên/ đầu người không quá kém trong khu vực bằng các loại hình trường, vẫn có thể là một ngành giáo dục “tụt hậu” và lãng phí so với nhu cầu thị trường lao động ngay trong nước, cũng bởi sự khác nhau ở hai chữ: Học “để thi” hay học “để làm” này đây!

Hơn 70 năm đã qua, tròn 30 năm đất nước đổi mới cơ chế quản lý, nhưng ngành giáo dục vẫn còn phải tiếp tục… “sức dầu gió”.

Hiện tượng ‘con đường mòn ấy’

Cũng tại phiên chất vấn Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ không ít đại biểu đặt câu hỏi về Đề án Ngoại ngữ 2020 và Bộ trưởng GD đã phải thừa nhận đề án này thất bại.

Đến năm 2020 chắc chắn ngành không thể đạt được mục tiêu đã đề ra, do những mục tiêu đề án đều quá cao so với điều kiện, và thực tiễn các trường, các địa phương.

Đây không phải lần đầu tiên ngành giáo dục thất bại ở một đề án cụ thể. Lịch sử phát triển giáo dục Việt Nam đã trải qua 4-5 cuộc cải cách hoặc đổi mới giáo dục, tuy có những kết quả nhất định, nhưng nhìn tổng thể, chưa cuộc cải cách hoặc đổi mới giáo dục nào thực sự thành công và chưa bao giờ ngành giáo dục bước ra khỏi “vòng kim cô” học để thi.

Cuộc cải cách hoặc đổi mới giáo dục nào cũng bắt đầu bằng chương trình, SGK và cuối cùng, cũng lại phải sửa đổi chính chương trình, SGK đó vì… quá tải.

Đề án Ngoại ngữ 2020 lần này, mặc dù có đặc thù riêng là dạy tiếng nước ngoài cho học sinh, sinh viên, nhưng nếu thiếu phương tiện để thực hành, thiếu cả môi trường ngoại ngữ thường xuyên, thì sự thất bại, nếu có xảy ra, vẫn là chuyện của “con đường mòn” ấy.

Vì sao các cuộc cải cách hoặc đổi mới giáo dục, thậm chí đến một đề án cụ thể không thành công? Đó là công việc mổ xẻ của cả ngành giáo dục, của các lãnh đạo có trách nhiệm.

Có điều, có một nguyên nhân không thể thiếu thuộc về cơ chế và những nguyên tắc quy định quản lý nhân sự và tài chính. Đề án dạy ngoại ngữ trên văn bản được đầu tư 9000 tỷ đồng, nhưng thực tế đến nay mới có hơn 3000 tỷ được giải ngân, các địa phương chi khoảng 1.600 tỷ.

Cho dù thất bại, ngành giáo dục nên công khai minh bạch số tiền của dự án chi tiêu ra sao, vì đây cũng là một số tiền thuế rất lớn của dân.

Mặt khác, cũng cần thấy một nghịch lý mà trên báo Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, ngày 15/11, nêu ra đã trở thành “truyền thống”.

Đó là, ngành giáo dục quản lý hệ thống, nhưng tiền và người thì không được quản. “Mạnh vì gạo bạo vì tiền”, mà ngành giáo dục cả “gạo” (nhân sự) lẫn tiền đều không quản, thì… “nhát” phát triển cũng có phần dễ hiểu.

Đương nhiên, việc thất bại của đề án ngoại ngữ và việc không được làm chủ cả “gạo”, cả tiền là hai việc khác nhau.

Người viết bài không đưa ra dự báo gì, ngoài một dự báo chắc chắn, câu chuyện của ngành cho tới 5-10 năm sau rất có thể vẫn là… những câu hỏi cũ, cho dù ngành giáo dục muốn lấy thi cử làm khâu đột phá. Cho dù Bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ đã vượt qua bài thi vấn đáp tại nghị trường.

Nếu chấm điểm gây ấn tượng, Bộ trưởng giáo dục có thể đã “thành công”.

Nhưng không tháo nổi chiếc “vòng kim cô” học để thi, ngành giáo dục nước Việt chắc chắn vẫn có thể bị “rớt” không qua nổi cánh cửa hội nhập văn minh.

Theo Zing

Đề tài 'giời ơi' hết đất sống?

Tại hội nghị triển khai công tác năm 2016 của Bộ Khoa học Công nghệ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, nhiều đề tài nghiên cứu chưa ứng dụng thực tế, còn đắp chiếu, bỏ ngăn kéo.

Bắt đầu từ hôm qua (15/2), Thông tư liên tịch giữa Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Tài chính quy định khoán chi trong nghiên cứu khoa học chính thức có hiệu lực sẽ là công cụ hữu hiệu giúp chặn đứng loại đề tài "giời ơi" nói trên.

Đề tài giời ơi hết đất sống? - Hình 1

Bộ trưởng Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân. Ảnh: Tiền Phong.

Chia sẻ về thực trạng này, Bộ trưởng Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân cho biết: Xưa nay, mọi người nghĩ thuật ngữ bỏ ngăn kéo theo nghĩa rất xấu, thực ra không hẳn thế. Bỏ ngăn kéo có 3 loại, một loại đúng là xấu, hai loại còn lại là tốt và không tránh khỏi bỏ ngăn kéo.

Ví dụ nghiên cứu cơ bản, chẳng có nghiên cứu cơ bản nào ứng dụng được ngay. Hệ nhị phân trong toán được nghiên cứu cách đây 2 thế kỷ, không lý gì 1 1=10 nhưng gần 200 năm sau ứng dụng rộng rãi trong máy tính.

Nghiên cứu cơ bản về chất bán dẫn, các nhà khoa học Mỹ phát minh những năm 50 của thế kỷ 20 nhưng không ứng dụng, bỏ ngăn kéo gần 10 năm cho đến khi người Nhật mua lại với giá 4.000 USD.

Nhờ có nghiên cứu này mà ngành công nghiệp bán dẫn của Nhật phát triển kinh khủng. Tất cả radio bán dẫn, tivi, các thiết bị điện tử đều dùng chất bán dẫn.

Nghiên cứu cơ bản là nền tảng cho nghiên cứu ứng dụng nên không tìm thấy chỗ ứng dụng ngay được, phải chờ trình độ kinh tế, kỹ thuật phát triển đến mức nào đó mới có địa chỉ ứng dụng.

Loại thứ hai bỏ ngăn kéo là nghiên cứu ứng dụng nhưng chưa tìm kiếm được nhà đầu tư. Nhà khoa học có thể nghiên cứu rất thành công nhưng nếu không có nhà đầu tư thì kết quả nghiên cứu cũng nằm phòng thí nghiệm thôi.

Ví dụ, tế bào gốc được nghiên cứu rất thành công, không ai nói tế bào gốc không có khả năng ứng dụng cả nhưng để thành sản phẩm phải có nhà đầu tư.

Ở Việt Nam, nếu Nhà nước đầu tư vào những lĩnh vực mà tư nhân có thể làm được thì lập tức bị phê phán là ném tiền vào những cái tư nhân làm được. Doanh nghiệp tư nhân có đầu tư hay không? Đấy là vấn đề phải cân nhắc nhiều nên nghiên cứu có thành công cũng đành bỏ ngăn kéo chờ đến lúc doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư.

Tất nhiên có một số đề tài nghiên cứu "giời ơi" thì đúng là lãng phí, bỏ ngăn kéo là đúng, vì không ai dùng, kiểu như nghiên cứu xe máy đi ban ngày bật đèn pha sau này thế nào hay nghiên cứu quy trình ban hành nghị quyết của tỉnh ủy.

Tôi từng phải có ý kiến với một đề tài này. Những đề tài na ná nhau cũng nhiều lắm, ví dụ nghiên cứu mô hình của nước nọ, nước kia, xong không biết ai dùng.

- Vậy làm thế nào để hạn chế những đề tài "giời ơi" như vậy, thưa ông?

- Để nâng cao hiệu quả nghiên cứu thì phải công khai, minh bạch. Hiện nay chưa công khai minh bạch đầy đủ và toàn diện. Chúng tôi đang phấn đấu công khai, minh bạch hóa tất cả các công việc trong quá trình tuyển chọn, thực hiện, nghiệm thu đề tài ví dụ khi thành lập hội đồng tuyển chọn, xét duyệt đề tài thì ai là chủ tịch, ai phản biện, phản biện thế nào, chấm điểm ra sao.

Công khai sẽ giúp các nhà khoa học tự giám sát lẫn nhau. Nếu ai không có trách nhiệm, phản biện qua quýt, chiếu lệ sẽ bị phê phán, lần sau không được giao việc.

Ngoài ra, phải khách quan lựa chọn hội đồng tuyển chọn, xét duyệt đề tài. Chúng tôi đã giao cho Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên gia.

Các chuyên gia này phải có ba tiêu chí là trình độ cao, kinh nghiệm, có uy tín trong giới khoa học. Khi các đơn vị thành lập hội đồng phải dựa trên danh sách chuyên gia do Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ cung cấp, không được lựa chọn ngoài để tránh quen biết, thiếu khách quan.

Bằng Thông tư về cơ chế khoán chi đến sản phẩm cuối cùng với các đề tài nghiên cứu dùng ngân sách Nhà nước (vừa được ban hành-PV), chúng tôi sẽ siết chặt sản phẩm đầu ra. Trước đây có tình trạng nhiều đề tài dự án nghiệm thu xuất sắc nhưng mà không ai quan tâm sản phẩm cuối cùng là gì, cơ quan tài chính cứ thấy đầy đủ quy trình thủ tục hóa đơn chứng từ trong nghiệm thu là thanh quyết toán, thanh lý hợp đồng nhưng sản phẩm có dùng được không thì ít ai quan tâm.

Với thông tư khoán chi, Bộ KHCN đã hướng tới việc quản lý thật chặt sản phẩm cuối cùng. Nếu sản phẩm ấy không đạt yêu cầu, dứt khoát là không được thanh quyết toán. Cuối cùng là cơ chế đặt hàng phải góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu.

- Ông có thể nói cụ thể hơn về cơ chế đặt hàng?

- Trước đây, chúng ta giao đề tài chủ yếu là theo nguyện vọng của các nhà khoa học. Các giáo sư, tiến sĩ, cán bộ nghiên cứu thấy vấn đề này hay có thể làm được thì đề xuất, làm xong, nghiệm thu xong, ứng dụng ở đâu không ai trả lời được. Bây giờ phải tránh việc đó bằng cơ chế đặt hàng. Ai có ý tưởng đều được đề xuất nhưng nghiên cứu chỉ được thực hiện khi có một cơ quan bảo lãnh sử dụng sản phẩm sau nghiên cứu.

Đơn vị bảo lãnh phải là bộ, ngành hoặc ủy ban nhân dân các tỉnh, các đơn vị này là những người vừa có tiền vừa có quyền. Ông bộ trưởng hay ông chủ tịch UBND tỉnh một khi đã đặt hàng nhà khoa học nghiên cứu thì nghiên cứu xong phải nhận lại, đầu tư, ứng dụng kết quả nghiên cứu.

Không có chuyện giao xong lại bảo không có tiền đầu tư, ứng dụng. Chính cơ chế đặt hàng buộc các sản phẩm ấy phải có tính thực tiễn, có địa chỉ ứng dụng, kết quả nghiên cứu phải trở thành sản phẩm của xã hội.

Chúng tôi hy vọng với bằng ấy chế tài chúng ta sẽ giảm bớt số đề tài bỏ ngăn kéo theo nghĩa xấu, còn đề tài bỏ ngăn kéo theo nghĩa tốt thì kể cả nước Mỹ cũng vẫn làm, không riêng Việt Nam.

Theo Nguyễn Hoài/Tiền Phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCMBé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCM
08:20:00 22/12/2024
Đêm ở Làng Nủ trước ngày khánh thành khu tái định cư: "Gần như nhà nào ông trời cũng để lại một người còn sống đấy chú à..."Đêm ở Làng Nủ trước ngày khánh thành khu tái định cư: "Gần như nhà nào ông trời cũng để lại một người còn sống đấy chú à..."
09:18:47 22/12/2024
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững ngườiBố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
10:11:52 22/12/2024
Hạnh phúc mở tiệc tân gia, tôi sụp đổ khi mẹ chồng tuyên bố một điềuHạnh phúc mở tiệc tân gia, tôi sụp đổ khi mẹ chồng tuyên bố một điều
09:20:59 22/12/2024
Tóc Tiên chiến thắng áp đảo, 'hạ gục' Thiều Bảo TrâmTóc Tiên chiến thắng áp đảo, 'hạ gục' Thiều Bảo Trâm
08:29:13 22/12/2024
Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"
11:08:34 22/12/2024
SBS Drama Awards 2024: Park Shin Hye gây sốt MXH vì 1 khoảnh khắc, Daesang danh giá thuộc về cái tên không ai dám cãiSBS Drama Awards 2024: Park Shin Hye gây sốt MXH vì 1 khoảnh khắc, Daesang danh giá thuộc về cái tên không ai dám cãi
08:26:46 22/12/2024
Bắt ghen chồng tại khách sạn, tôi đi đến nhìn cho rõ gương mặt của kẻ thứ 3 tôi bật cười cay đắngBắt ghen chồng tại khách sạn, tôi đi đến nhìn cho rõ gương mặt của kẻ thứ 3 tôi bật cười cay đắng
10:06:00 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Một nam NSƯT: "Hai cụ già ra chính giữa sân khấu nhìn lên tôi và vái lạy"

Một nam NSƯT: "Hai cụ già ra chính giữa sân khấu nhìn lên tôi và vái lạy"

Sao việt

14:16:48 22/12/2024
Có hai cụ già ra chính giữa sân khấu nhìn lên tôi và vái lạy. Tôi rất muốn cúi đầu chào lại hai cụ khán giả đó nhưng tôi lại đang trong phục trang, tóc tai của Nguyễn Trãi, không thể nào cúi đầu lại được.
Đỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-Dragon

Đỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-Dragon

Nhạc quốc tế

14:03:39 22/12/2024
Không chỉ học hỏi outfit hay thần thái của ông hoàng Kpop, Mỹ Tâm còn mang vào video của mình chiếc xế hộp tiền tỷ y như bản chính.
Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Pháp luật

14:02:38 22/12/2024
Lộc thuê 2 ô tô của một công ty tại thành phố Huế, sau đó mang đi cầm lấy 700 triệu đồng rồi bỏ trốn khỏi nơi cư trú.
Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Nhạc việt

13:48:16 22/12/2024
Hùng Huỳnh có phần bị khớp khi lộ rõ sự hụt hơi, nhiều nốt bị mờ, chìm hẳn khiến người nghe khó có thể nghe thấy anh chàng hát gì.
Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Tv show

13:34:52 22/12/2024
Chạy được hơn nửa chặng đường, người hâm mộ tấm tắc khen ngợi team Mùa Đông có sân khấu xuất sắc nhất Chị Đẹp Đạp Gió 2024 đến giờ.
Hàn Quốc: Bắt giữ Tư lệnh Tình báo quốc phòng liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc: Bắt giữ Tư lệnh Tình báo quốc phòng liên quan đến thiết quân luật

Thế giới

13:32:52 22/12/2024
Trong cuộc chất vấn tại Quốc hội trước đó, ông Moon Sang Ho nói rằng chỉ biết về tuyên bố thiết quân luật thông qua bài phát biểu trên truyền hình của Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Danh tính bất ngờ của vị khách Hàn đi Đà Nẵng 1 mình, bị người đàn ông kéo vào có hành động khiếm nhã

Danh tính bất ngờ của vị khách Hàn đi Đà Nẵng 1 mình, bị người đàn ông kéo vào có hành động khiếm nhã

Netizen

13:06:50 22/12/2024
Mới đây, một video gây tranh cãi trên mạng khi ghi lại cảnh cô gái Hàn Quốc đi du lịch một mình ở Đà Nẵng, rồi bị người đàn ông lạ kéo vào và có hành động nhạy cảm.
'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa

'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa

Phim châu á

12:43:29 22/12/2024
Tập 8 Khi điện thoại đổ chuông chạm đỉnh rating khi diễn biến phim ngày càng gay cấn, nam chính Baek Sa Eon gặp nạn, bất tỉnh trong biển lửa.
Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

Lạ vui

12:31:28 22/12/2024
Một cây cầu đất nối liền châu Âu và châu Phi vẫn còn tồn tại nếu như không có thảm họa giúp tái sinh Địa Trung Hải.
Nhân vật "hiếm nhất" của Genshin Impact bất ngờ trở lại ở phiên bản mới, fan mừng "phát khóc" vì phải chờ đợi quá lâu

Nhân vật "hiếm nhất" của Genshin Impact bất ngờ trở lại ở phiên bản mới, fan mừng "phát khóc" vì phải chờ đợi quá lâu

Mọt game

12:21:49 22/12/2024
Đó chính là Shenhe một nữ nhân vật 5 sao hệ Băng được miHoYo ra mắt lần đầu ở phiên bản 2.4. Sở dĩ, gọi Shenhe là nhân vật hiếm nhất Genshin Impact không phải là không có lý do.
Diện áo yếm giúp bạn khoe sắc trong những ngày xuân cận kề

Diện áo yếm giúp bạn khoe sắc trong những ngày xuân cận kề

Thời trang

12:01:10 22/12/2024
Khi những ngày xuân đang dần về gần, một trong những lựa chọn không thể bỏ qua để khoe sắc chính là chiếc áo yếm - biểu tượng của sự duyên dáng, thanh lịch và một chút cổ điển nhưng vẫn rất thời thượng.