Bộ trưởng Đức tuyên bố Ukraine không phải đồng minh
Bộ trưởng Quốc phòng Đức bác bỏ những lời chỉ trích rằng Berlin đang cho Kiev “quá ít để thắng và quá nhiều để thua”.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius (bên trái) và người đồng cấp Ukraine Rustem Umerov tại Kiev vào ngày 21/11. Ảnh: AFP
Hãng RT đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Đức đang cố gắng hết sức để cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ quân sự cần thiết. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng Berlin và Kiev không thuộc cùng một liên minh.
Trả lời cuộc phỏng vấn với đài truyền hình ZDF của Đức hôm 5/12, ông Pistorius bác bỏ suy đoán rằng Đức đang viện trợ “nửa vời” cho Ukraine nhằm tránh thất bại trước Moskva, song cũng ngăn cản Kiev giành được những chiến thắng lớn.
“Chúng tôi đã cung cấp những gì chúng tôi có thể. Tương đương với hầu hết các đồng minh và đối tác khác. Song Đức không phải là đồng minh của Ukraine và do đó không nằm trong cùng liên minh”, Bộ trưởng Quốc phòng Đức khẳng định.
Video đang HOT
Quan chức này nêu rõ Đức là quốc gia ủng hộ Ukraine lớn thứ hai, chỉ sau Mỹ. Tuy nhiên, ông thừa nhận nền tảng công nghiệp quốc phòng ở Đức và phương Tây đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu cao về vật tư quân sự.
Ông nói: “Chúng tôi hiện gặp phải vấn đề là ở một số khu vực nhất định, ngành công nghiệp vũ khí không thể cung cấp nhanh theo nhu cầu”.
Bộ trưởng trên cũng nhận xét rằng trong khi các nhà sản xuất vũ khí phương Tây đang nỗ lực hết sức để tăng năng suất thì Nga cũng đang làm điều tương tự, bất chấp các lệnh trừng phạt kinh tế chưa từng có của phương Tây.
Ông cũng nhắc đến những lời chỉ trích của mình về mục tiêu đầy tham vọng của Liên minh châu Âu (EU), được công bố lần đầu tiên vào tháng 3 năm nay, là cung cấp một triệu quả đạn pháo cho Ukraine vào mùa xuân năm 2024. Ông cho biết mục tiêu này đã đặt ra những kỳ vọng phi thực tế và khó có thể thực hiện được.
Tính đến tháng 11, khối EU chỉ chuyển giao được 1/3 lượng vũ khí dự kiến.
Tháng trước, một số cơ quan truyền thông phương Tây đưa tin rằng chính phủ Đức đã đồng ý tăng gấp đôi khoản tiền viện trợ quân sự cho Ukraine từ 4 tỷ euro lên 8 tỷ euro vào năm 2024. Nga đã nhiều lần cảnh báo phương Tây không gửi vũ khí cho Kiev, với lập luận rằng điều đó sẽ chỉ kéo dài xung đột, đồng thời khiến phương Tây trở thành bên tham gia trực tiếp vào các cuộc chiến.
Trong khi đó, các quan chức Ukraine đổ lỗi cho tình trạng chậm trễ giao hàng và thiếu sự hỗ trợ của phương Tây đã khiến chiến dịch phản công của Kiev không đạt được những thành tựu đáng kể. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho rằng Ukraine “đang thua” trên chiến trường, ước tính tổn thất của Kiev kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công là hơn 125.000 quân nhân.
Đức sẽ chi 22 tỷ USD để mua sắm đạn dược mới cho tới năm 2031
Truyền thông địa phương đưa tin, chính phủ Đức quyết định sẽ chi 20 tỷ euro (22 tỷ USD) mua đạn dược mới cho tới năm 2031 để bù đắp sự thiếu hụt hiện nay.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius (Ảnh: DW).
"Không có đạn dược, các hệ thống vũ khí hiện đại nhất cũng vô dụng, ngay cả khi chúng đã sẵn sàng để sử dụng ngoài chiến trường", Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nói với tạp chí Spiegel hôm 24/7.
Theo tạp chí Spiegel, việc Đức tăng cường tiềm lực để mua đạn pháo mới còn liên quan đến việc bổ sung đạn pháo cho lựu pháo tự hành PZH-2000, hiện cũng được sử dụng ở Ukraine.
Đạn 155mm dành cho lựu pháo tự hành PZH-2000 rất khan hiếm và kho dự trữ của quân đội Đức cũng ngày càng cạn kiệt. Vào tháng 6 vừa qua, quốc hội Đức đã thông qua một số hợp đồng khung trị giá hàng tỷ USD cho đạn pháo và xe tăng.
Ngoài ra, quân đội Đức cũng đã đặt hàng hàng trăm nghìn quả đạn pháo từ nhà sản xuất vũ khí Rheinmetall, cũng như số lượng lớn đạn dược cho xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2, hiện quân đội Ukraine cũng đang sử dụng.
Công ty sản xuất vũ khí có trụ sở tại Dusseldorf này cho biết, họ đang lên kế hoạch cho một chiến dịch đầu tư lớn để lấp đầy kho dự trữ trống của quân đội Đức và Ukraine.
"Chúng tôi muốn cùng nhau hành động sớm nhất là vào năm tới. Chúng tôi sẽ tăng sản lượng hàng năm lên 600.000 viên", Giám đốc Rheinmetall, ông Armin Pappberger nói với Spiegel hôm 24/7.
Theo vị giám đốc này, riêng công ty của ông sẽ sản xuất 60% số đạn pháo cần thiết ở Ukraine. Công ty dự kiến sẽ sớm bắt đầu đợt giao hàng đầu tiên trị giá 127 triệu euro gồm đạn dược huấn luyện và chiến đấu.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức đánh giá khả năng Ukraine giành lại Crimea và Donbass Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã không chắc chắn về khả năng Ukraine đạt được mục tiêu giành lại Crimea và Donbass. Bộ trưởng Quốc phòng Đức, ông Boris Pistorius (bên trái) và người đồng cấp Ukraine, Aleksey Reznikov (bên phải), chụp ảnh cùng mô hình xe tăng Leopard 2 của Đức vào ngày 7/2 tại Kiev. Ảnh: AFP Theo đài...